• Không có kết quả nào được tìm thấy

Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi

ĐỀ THI KSCL LỚP 12 LẦN 3 NĂM HỌC: 2020 – 2021; MÔN: GDCD

Câu 99: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi

A. tội phạm. B. sai lầm. C. vi phạm . D. hành vi.

Câu 100: Công dân vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Công khai lịch trình chuyển phát. B. Tiêu hủy thư không có người nhận.

C. Thay đổi dịch vụ vận chuyển. D. Xác minh thông tin cá nhân.

Câu 101: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, vì không biết chữ nên cụ Q nhờ anh T viết hộ phiếu bầu theo ý cụ rồi cụ tự tay bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cụ Q đã thực hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Gián tiếp. B. Công khai. C. Trực tiếp. D. Đại diện.

Câu 102: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu thông tin về dịch bệnh. B. Tư vấn đầu tư chứng khoán.

C. Kinh doanh đổi tiền lẻ trực tuyến . D. Môi giới tham gia bảo hiểm.

Câu 103: Anh T là chủ một hiệu đồng hồ lớn ở thành phố X đã tuyên truyền và chỉ đạo các nhân viên thực hiện đúng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đồng thời tặng nước uống và khẩu trang miễn phí cho người đến mua hàng. Anh T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 104: Ông P Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện, anh K đã thẳng thắn phê bình ông P trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai sau đây không vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Chị M, anh H và anh K. B. Chị M, anh K và ông P.

C. Anh H, anh K và anh T. D. Chị M, anh H và ông P.

Câu 105: Qúa trình sản xuất của cải vật chất là sự kết hợp của sức lao động, tư liệu lao động và A. đối tượng lao động. B. hệ thống bình chứa.

C. kiến trúc thượng tầng. D. thành quả lao động.

Câu 106: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải A. bị truy tố và xét xử trước Tòa án. B. chịu mọi hình thức xử phạt.

C. chịu trách nhiệm hình sự. D. bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 107: Biết chị H thường xuyên bị chồng là anh K đánh đập nên bà M mẹ chị H đã thuê anh P đánh anh K gãy tay. Bức xúc, bà T là mẹ anh K đến nhà bà M lớn tiếng lăng nhục mẹ con bà trước mặt nhiều người khiến uy tín của chị H bị giảm sút. Những ai sau đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Anh K, bà M và anh P. B. Anh K, chị H và anh P.

C. Chị H, bà M và bà T. D. Anh K, bà M và bà T.

Câu 108: Một trong những tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là A. kìm hàm năng lực cá nhân. B. tăng năng suất lao động.

C. phát triển kinh tế tự nhiên. D. bảo mật tỉ lệ lạm phát.

Câu 109: Công dân được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về tiền công và bảo hiểm xã hội là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong lao động giữa

A. người lao động và người đại diện. B. nhà sản xuất và các đối tác.

C. lao động nam và lao động nữ. D. chủ đầu tư và người quản lí.

Câu 110: Chị K không đeo khẩu trang nơi công cộng khi tình hình dịch bệnh Covid – 19 đang diễn biến phức tạp. Chị K đã vi phạm pháp luật nào sau đây?

A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Dân sự.

Câu 111: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Bảo vệ lợi ích công cộng. B. Giữ bí mật gia truyền.

C. Lựa chọn dịch vụ giải trí. D. Thanh lí tài sản cá nhân.

Câu 112: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn

A. khả năng lao động. B. giá trị hàng hóa.

C. mức thuế thu nhập. D. nhu cầu sử dụng.

Câu 113: Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Bổ sung thông tin cá nhân. B. Từ chối cách li y tế tập trung.

C. Thay đổi kế hoạch đầu tư. D. Bắt người phạm tội quả tang.

Câu 114: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là A. ngăn cản ý kiến chủ quan. B. theo dõi diễn biến dịch bệnh.

C. tuyên truyền thông tin thất thiệt. D. phát biểu ý kiến trong hội nghị.

Câu 115: Cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Tư vấn pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 116: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi

A. cơ quan ngôn luận. B. người có thẩm quyền.

C. nhân viên bưu chính. D. phóng viên báo chí.

Câu 117: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi được dùng để đo lường và biểu hiện

A. nhu cầu của người tiêu dùng. B. giá trị của hàng hóa.

C. công dụng của sản phẩm. D. khả năng của người sản xuất.

Câu 118: Anh T không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 nên đã làm lây bệnh cho anh H và chị L. Trước khi biết mình bị lây bệnh, anh H vẫn đến nơi làm việc, còn chị L đi tụ tập với nhiều bạn bè và có tiếp xúc gần với anh X và chị N. Sau khi chị L có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid – 19, anh X và chị L đã đi khai báo y tế và được đi cách li tập trung, còn chị N tự cách li tại nhà mà không khai báo y tế. Hết thời gian cách li tập trung, anh X có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid – 19 nên được cách li tại nhà và vẫn tham gia học tập trực tiếp tại một trường đại học. Những ai sau đây đã vi phạm pháp luật?

A. Chị N, anh H và anh T. B. Anh T, chị N và anh X.

C. Anh T, anh H và chị L. D. Anh X và chị L và chị N.

Câu 119: Nghi ngờ cháu H lấy trộm đồ chơi tại siêu thị nơi mình làm quản lí, ông M đã chỉ đạo nhân viên là anh T bắt giữ cháu. Sau một ngày tìm kiếm, bố cháu H là ông Q nghe tin con bị bỏ đói tại nhà kho của siêu thị nên đã đến tìm con nhưng bị bảo vệ của siêu thị là anh P ngăn cản không cho vào. Tức giận, ông Q đã đẩy ngã anh P và tìm gặp anh T hành hung làm cho anh bị đa chấn thương. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Ông M và anh T. B. Anh P, ông M và ông Q.

C. Ông Q, anh T và anh P. D. Ông M và anh P.

Câu 120: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang

A. bị truy nã. B. cách li y tế. C. cần bảo trợ. D. theo dõi bị can.

---

--- HẾT ---

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

Mã đề thi: 611

ĐỀ THI KSCL LỚP 12 LẦN 3

NĂM HỌC: 2020 – 2021; MÔN: GDCD

Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:...Số báo danh: ...

Câu 81: Tại cuộc họp với đại diện các hộ gia đình xã X, ông Q là Chủ tịch xã, chị L là thư kí, anh T, bà M và chị Y là đại diện các hộ gia đình. Khi anh T lên tiếng phản đối mức kinh phí đóng góp xây dựng công trình phúc lợi do ông Q đề xuất, chị L đã không ghi ý kiến của anh T vào biên bản. Phát hiện sự việc, bà M đã phê phán việc làm của chị L trước cuộc họp nhưng bị ông Q ngắt lời và đuổi ra khỏi cuộc họp. Sau đó, chị Y đã chia sẻ sự việc lên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Anh T và chị Y. B. Ông Q và chị L.

C. Ông Q, chị L và bà M. D. Anh T, bà M và chị Y.

Câu 82: Anh K nghi ngờ cháu T lấy trộm điện thoại của mình nên đã tự ý vào nhà cháu T để tra hỏi và