• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng rõ ràng một câu chuyện về nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản;hiểu được nội dung câu chuyện và chỉ anh hùng của Trần Quốc Toản

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

- Phát triển phẩm chất: yêu quê hương đất nước; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK - HS: SGK, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. HĐ Mở đầu: 5’

* Khởi động:

- Hát và vận động theo bài hát Em là học sinh lớp 2

* Kết nối

Hôm trước ta học tập đọc bài gì?

- Gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ 1,2 - Nhận xét, tuyên dương.

- Thảo luận nhóm đôi: Nói tên một người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết - GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. HĐ Khám phá kiến thức mới: 30’

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu : đọc đúng lời người kể và lời nhân vật

- HDHS chia đoạn: 4 đoạn.

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- Hs hát

Thư gửi bố ngoài đảo - 2 HS đọc nối tiếp.

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm.

- 4 HS đọc nối tiếp.(3 lần) - HS đọc nối tiếp.

TIẾT 2

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. 12’

- GV gọi HS đọc lần lượt 5 câu hỏi trong sgk

Câu 1: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?

Câu 2: Tìm chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua.

Câu 3: Vua khen Trần Quốc Toản thế nào?

Câu 4: Vì sao được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức?

Câu 5: Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện điều gì?

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.5.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. 8’

- Gọi HS đọc toàn bài - Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. 12

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk - Gọi HS viết bảng lớp câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV

- Tuyên dương, nhận xét.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

Câu 2: Kết hợp ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để tạo câu nêu hoạt động.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

- HS thực hiện.

C1: Trần Quốc Toản xin gặp vua để xin đánh giặc.

C2: Chi tiết cho thấy Trần Quốc Toản rất nóng lòng gặp vua là: Đợi mãi không gặp được vua, cậu liền xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến.

C3: Vua đã khen Trần Quốc Toản rằng còn trẻ mà đã biết lo việc nước.

C4: Được vua khen mà Trần Quốc Toản vẫn ấm ức là bởi vì Trần Quốc Toản nghĩ vua coi mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.

C5: Việc Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam thể hiện Trần Quốc Toản là người yêu nước, căm thù giặc.

- 4 HS đọc.

- HS nêu nối tiếp.

- Từ ngữ chỉ người: Trần Quốc Toản, vua, lính, sứ thần

- Từ ngữ chỉ vật: thuyền rồng, quả cam, thanh gươm

Câu nêu hoạt động là câu: Trần Quốc

- YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV - Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

Toản xô mấy người lính gác, xăm xăm xuống bến để gặp vua.

- HS thục hiện.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

TOÁN

BÀI 97: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG ( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng nhận dạng:xem đồng hồ chỉ giờ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3,số 6. Vận dụng kiến thức kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán ,ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học, kích thích trí tò mò của hs về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác, cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bộ đồ dùng toán

- Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Cả lớp hát bài :Mấy giờ rồi.

-Bài hát nói về ……sau đó GV giớt thiệu bài…

2. HĐ Thực hành, luyện tập 28’

Bài 4 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Nam nhảy dây từ …… giờ …… phút đến

……. giờ ……. phút.

-Yêu cầu HS đọc thầm yc.

- Bài 4 yêu cầu gì?

-HS tham gia hát và kết hợp động tác phụ hoạ.

- HS đọc thầm…

- HS nêu

- GV cho HS thảo luận nhóm 2 để tìm ra kết quả trong 03 phút

+ Việc 1: Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ?

Đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?

+ Việc 2:Bạn Nam nhảy dây từ mấy giờ đến mấy giờ?

-GV y/c hs xem hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả.

- Nhận xét đánh giá và kết luận:

-Đồng hồ 1 chỉ 8 giờ 15 phút. -Đồng hồ 2 chỉ 8 giờ 30 phút.

-Vậy Nam nhảy dây từ 8 giờ 15 phút đến 8 giờ 30 phút .

GV mở rộng thêm về thời:gian 8h15phút , 20 giờ 15 phút. 8h30 phút hay 8 rưỡi.

Bài 5 : Một thang máy chở được tối đa 600 kg. Hiện tại, thang máy đó đã chở 570 kg.

Bạn Lan cân nặng 35 kg. Theo em, bạn Lan có thể vào tiếp trong thang máy đó được không?

-Yêu cầu HS đọc thầm và suy nghĩ trả lời các câu hỏi vào bảng phụ theo nhóm 4.

(5phút )

-Câu hỏi 1: Thang máy đó đã chở được bao nhiêu kg?

-Câu hỏi 2: Nếu bạn Lan vào trong thang máy nữa thì tổng số cân nặng trong thang máy là bao nhiêu kg?

-Câu hỏi 3:Theo với quy định chở của thang máy thì bạn Lan có thể vào trong thang máy được không? Vì sao?

- GV nhận xét, đánh giá và chốt nhóm làm đúng.

3. HĐ Vận dụng

Bài 6 : Ước lượng chiều cao cột cờ trường em.

-HS tham gia trò chơi .Ai nhanh hơn. GV nêu câu hỏi hs trả lời.

- Em ước lượng phòng học của lớp mình cao mấy m?

-Em hãy so sánh cột cờ và lớp học?( Cao , thấp )

-Cá nhân HS qs nói cho bạn nghe

-HS nêu nhóm khác nhận xét,chia sẻ.

- HS thảo luận - 570 kg

- 605 kg

- 600 kg

Nếu bạn Lan vào thì thang máy có trọng lượng là:

570 + 35 = 605 (kg)

Do giới hạn của thang máy chỉ 600kg => Bạn Lan không thể vào tiếp trong thang máy.

-HS chia sẻ

-Nhóm khác nhận xét

- HS trả lời: khoảng 20 m - lớp học cao hơn cột cờ….

-Cột cờ cao hơn lớp học khoảng mấy m?

-Vậy cột cờ của trường cao khoảng bao nhiêu m?

-GV nhận xét.

*Củng cố - dặn dò 2’

Hỏi: Bài học hôm nay em học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

- Cột cờ cao khoản 10 m

-HS nêu ý kiến

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 28: CẢNH ĐẸP QUÊ EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS cùng lên kế hoạch đến thăm cảnh đẹp quê hương. HS nghĩ về danh thắng sắp được đến để chuẩn bị tâm thế tìm hiểu. HS nhớ lại tên, hình ảnh các danh thắng của địa phương.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm

*Điều chỉnh CV 3969

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh SGK

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập. Bìa màu, bút màu để làm tờ rơi. Giấy A4 để viết bài giới thiệu cảnh đẹp quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 5’

- GV lần lượt chiếu / đưa ra những tranh ảnh về các danh thắng của địa phương để gợi cho HS nhớ lại những cảnh đẹp ấy (khoảng 4 địa danh).

- GV hỏi xem HS đã đến các danh lam thắng cảnh ấy chưa.

- HS quan sát, thực hiện theo HD.

-HS chơi theo nhóm

+ Nếu đến rồi, em có cảm nhận gì về danh thắng ấy.

+ Nếu chưa, em có muốn đến tận mắt nhìn ngắm cảnh đẹp ấy không? Em muốn đi cùng ai?

GV đề nghị HS chơi theo nhóm : một HS mô tả hình ảnh danh thắng, (các) HS khác đoán tên danh thắng đó của địa phương, có thể dựa trên những hình ảnh GV đã đưa ra trước đó.

Kết luận: Mỗi địa phương, miền quê đều có những danh lam thắng cảnh của mình. Em sống ở nơi nào thì cần hiểu về phong cảnh của nơi đó. Chúng ta rất tự hào về cảnh đẹp của quê hương.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. HĐ khám phá 20’

Xây dựng kế hoạch tham quan một cảnh đẹp quê hương

- GV đề nghị mỗi tổ viết vào thẻ chữ tên một cảnh đẹp quê hương mà HS mong muốn được đến thăm.

- GV dẫn dắt để từ các thẻ chữ (các cảnh đẹp quê hương) ấy HS cùng lựa chọn một địa điểm hợp lí để cả lớp đi tham quan vào ngày cuối tuần. Tiêu chí lựa chọn:

+ Địa điểm không quá xa, đi xe trong khoảng 30 đến 45 phút.

+ An toàn cho trẻ em.

-GV gợi ý HS chuẩn bị cho chuyến đi theo các mục sau:

+ Đồ dùng cá nhân mang theo: Trang phục phù hợp – giày thể thao, dép quai hậu; bình nước; mũ nón; kính (nếu cần); kem chống nắng (nếu cần); sổ, bút để ghi chép; đồ ăn đệm như bánh, sữa; túi nhựa đựng rác; giấy ăn.

+ Cách nhận ra các thành viên trong tổ để không đi lạc: đeo ruy-băng màu vào cổ tay các thành viên mỗi tổ.

+ Ghi vào vở thời gian, địa điểm tập trung.

+ Giáo viên dặn dò HS về việc đảm bảo an toàn, không bị lạc, bị ngã,…

Kết luận: Việc đi tham quan danh lam thắng cảnh cũng cần được chuẩn bị chu đáo để

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- viết vào thẻ chữ tên một cảnh đẹp quê hương mà HS mong muốn được đến thăm.

- HS lắng nghe.

- Trang phục phù hợp – giày thể thao, dép quai hậu; bình nước; mũ nón; kính (nếu cần);

kem chống nắng (nếu cần);

sổ, bút để ghi chép; đồ ăn đệm như bánh, sữa; túi nhựa đựng rác; giấy ăn.

-HS quan sát - 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

chuyến đi an toàn, hiệu quả, có nhiều cảm xúc.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: 7’

-GV cho HS xem vài hình ảnh chụp danh thắng sẽ đến.

-GV cho HS biết, ở đó có gì.

-HS đưa ra các câu hỏi thắc mắc, GV ghi lại lên bảng. Ví dụ:

+ Tại sao địa điểm đó có tên như vậy?

+ Địa điểm này liên quan đến nhân vật nổi tiếng nào?

+ Có truyền thuyết li kì nào được kể lại về nhân vật này?

− HS suy nghĩ về những câu hỏi đặt ra để tìm lời giải đáp vào buổi đi tham quan.

Kết luận: Mỗi chuyến đi chúng ta đều thu hoạch được nhiều thông tin thú vị. Các em sẵn sàng để khám phá nhé!

4. Cam kết, hành động: 3’

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em kể với bố mẹ về mong muốn đến thăm cảnh đẹp quê hương và thông báo về chuyến đi sắp tới.

-HS quan sát - HS thực hiện.

-HS đưa ra các câu hỏi thắc mắc,

- HS suy nghĩ về những câu hỏi đặt ra để tìm lời giải đáp vào buổi đi tham quan.

- bài 28 cảnh đẹp quê em

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

……….

..

………

Ngày soạn: 9/4/2022 Ngày giảng: 15/4/2022

Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2022 TOÁN

BÀI 98: ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố kĩ năng kiểm đếm số lượng và ghi lại kết quả, đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh.

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán hoc.:

- Giáo dục HS phát triển phẩm chất: tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác trong học Toán. Biết chăm chỉ học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bộ đồ dùng toán.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bộ Đồ dùng học Toán.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Nhiệm vụ bí mật ’’.

- GV nêu luật và cách chơi: GV chuẩn bị một phong bì trong đó có ghi nội dung của nhiệm vụ bí mật. Cho HS truyền tay và hát bài “ Lý cây xanh ’’, bài hát dừng ở đâu thì bạn đó sẽ mở phong bài và nhận nhiệm vụ bí mật trong đó.

+ Cho HS chơi. Quan sát và hướng dẫn HS.

- GV tổng kết trò chơi và khen HS.

2. HĐ Thực hành, luyện tâp: 28’

Bài 1. Làm việc cá nhân

Bài 1: Xem tranh rồi kiểm đếm số lượng từng loại con vật và ghi lại kết quả (theo mẫu):

- GV cho HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu.Sau đó ghi vào bảng con số lượng con vật có trong tranh. G V cho HS làm tranh từng con vật.

Mẫu : Thỏ 7 con

- Cho HS nhận xét, chia sẻ về số lượng các con vật.

- Muốn biết chính xác mỗi con vật trong tranh em cần làm gì?

- GV kết luận: Việc kiểm đếm số lượng rất quan trọng và đòi hỏi phải chính xác nên khi thực hiện cần cẩn thận, tập

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nghe GV phổ biến cách chơi.

- HS chơi theo HD.

- 2 HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát tranh và ghi vào bảng con số lượng tranh từng con vật.

- HS chia sẻ và hỏi đố nhau con vật nào có nhiều nhất, con nào ít nhất.

- HS nêu: Phải quan sát kĩ tranh, đếm từng con vật trong tranh, ghi nhớ số lượng các con vật.

- HS lắng nghe.

trung quan sát.

Bài 2. Quan sát biểu đồ tranh sau rồi trả lời các câu hỏi:

a) Biểu đồ tranh trên cho ta biết điều gì?

b. Bạn Khôi uống mấy cốc nước trong một ngày?

c. Bạn nào uống nhiều nước nhất? Bạn nào uống ít nước nhất?

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ tranh Số cốc nước uống trong một ngày.

- Cho HS hoạt động theo cặp đôi và nói cho nhau nghe những thông tin em biết được từ biểu đồ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

- Gọi HS trình bày trước lớp. GV nghe, nhận xét.

- Hỏi: Một ngày em uống mấy cốc nước?

- Về nhà các em hãy thống kê số nước uống trong một ngày của từng người trong gia đình em theo biểu đồ.

- Giáo dục HS nên uống đủ nước để cơ thể khỏe mạnh.

* Củng cố- dặn dò 2’

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

- Em về nhà chuẩn bị bài Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xắc suất T2

- 2 HS đọc yêu cầu.

- HS chú ý quan sát tranh SGK

- HS làm việc trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

a) Biểu đồ tranh trên cho ta biết điều gì?

b) Bạn Khôi uống mấy cốc nước trong một ngày?

c) Bạn nào uống nhiều nước nhất? Bạn nào uống ít nước nhất?

- HS chia sẻ, nhận xét và bổ sung cho nhau.

a. Biểu đồ trên cho ta biết số cốc nước uống trong một ngày của bốn bạn Khôi, Giang, Trâm, Phước.

b. Bạn Khôi một ngày uống 7 cốc nước c. Bạn Phước uống nhiều nước nhất (9 cốc), bạn Trâm uống ít nước nhất (2 cốc).

- HS nêu.

- HS lắng nghe và ghi nhớ yêu cầu.

- HS ghi nhớ.

- HS nêu theo ý hiểu.

- HS trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

SINH HOẠT LỚP- SƠ KẾT TUẦN 28

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HSnhững việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Sổ theo dõi - HS: Sổ theo dõi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Tổng kết tuần

a. Sơ kết tuần 28:

- Từng tổ báo cáo.tình hình tổ + Về nề nếp ……

+ Về học tập…..

+ Về các hoạt động khác

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến và nhận xét tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1.

- GV nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………

b. Phương hướng tuần 29:

a) Nề nếp:

- Mặc đồng phục các ngày thứ 2,6.

- Đi học đều, đúng giờ, trật tự trong lớp.

Nghỉ học phải xin phép.

- Xếp hàng ra về và TD giữa giờ nhanh, thẳng hàng, không nói chuyện.

- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

+ Về nề nếp ( giờ giấc , xếp hàng…)

+ Về học tập ( học bài, làm bài, hăng hái phát biểu XD bài. Thi đua giành nhiều lời khen )

+ Về các hoạt động khác:(ATGT, CSCTMN, VSMT , VSCN, Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước,……)

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần tới .