• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học; bước đầu biết đọc lời nhân vật với những điệu phù hợp. Chú ý đọc ngắt hơi nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang. Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: Từ câu chuyện và tranh minh họa nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè xấu hổ đến tự tin.

- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.

- Biết mạnh dạn, tự tin trước đám đông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tranh minh hoạ SgK.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. HĐ Mở đầu: ( 5’)

* Khởi động:

- Cho cả lớp nghe và vận động theo bài hát Những em bé ngoan của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

- Cả lớp hát và vận động theo bài hát.

- Nhận xét, tuyên dương.

*Kết nối:

+ Bạn nhỏ trong bài hát được ai khen?

+ Những việc làm nào của bạn nhỏ được cô khen?

- GV dẫn dắt: Đấy là bạn nhỏ trong bài hát Những em bé ngoan. Vậy con các con trong lớp mình thì sao?

+ Các con có được thầy, cô giáo khen không?

+ Việc làm nào của em được thầy cô khen/ Thầy cô khen em về điều gì?

+ Em cảm thấy thế nào khi được khen?

- Các con trong lớp mình đã có những việc làm rất xứng đáng đc thầy cô khen đấy.

Bạn Quang trong bài đọc” Một giờ học”

ngày hôm nay cũng được thầy giáo khen đấy. Các con có muốn biết tại sao bạn được khen không?

- Chúng ta vào bài mới nhé!

2. HĐhình thành kiến thức mới a) Đọc văn bản ( 30’)

- GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, lời người kể chuyện có giọng điệu tươi vui; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. (Chú ý ngữ điệu khi đọc Em...; À... 0; Rồi sau đó...ờ... à...;

Mẹ... ờ... bảo.).

+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc lời nhân vật thầy giáo và lời nhân vật Quang.

- HDHS chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình thích

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thế là được rồi đấy!

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- GV yc HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- GV theo dõi HS đọc, phát hiện từ khó HS đọc chưa đúng ghi bảng + kết hợp giải nghĩa từ.: lúng túng,ngập ngừng, kiên nhẫn, đánh răng, tràn ngập…

- Gv YC 1 vài Hs lần lượt đọc các từ vừa

+ Bạn nhỏ trong bài được cô giáo khen.

+ Bạn nhỏ đi học đều, ngồi chăm chú nghe giảng.

- Nhiều học sinh chia sẻ:

+ Có

+ Hát hay, mạnh dạn, chăm học, viết đẹp…..

+ Vui, hạnh phúc, thích thú, thuyệt vời…

- Có ạ!

- 3 HS đọc nối tiếp.

- Hs đọc lại các từ mình đọc sai.

đọc sai mà Gv đã ghi lại trên bảng.

- Gv gọi 1 vài nhóm cặp đội đọc-> cả lớp đọc.

+ Lúng túng nghĩa là gì?

+ Tiếp tục làm việc đã định mà không nản long là nghĩa của từ nào?

-> GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giải thích thêm nghĩa của một số từ:

tự tin, giao tiếp.

- GV yc HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HD HS đọc câu dài: Quang thở mạnh một hơi/ rồi nói tiếp:/ “Mẹ... Ờ... bảo:

“Con đánh răng đi”. Thế là con đánh răng.

- Luyện đọc đoạn nối tiếp trong nhóm 3.

- GV Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- GV tổ chức cho các nhóm thi đọc - HS nx, tuyên dương HS

- 1 HS đọc toàn bài

TIẾT 2 b) Trả lời câu hỏi ( 13’)

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.27.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.13.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

C1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp làm gì?

C2: Vì sao lúc đầu Quang lúng túng?

C3: Theo em, điều gì khiế Quang trở nên tự tin?

C4: Khi nói trước lớp , em cảm thấy thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

c) Luyện đọc lại ( 10’)

- 1 vài nhóm cặp đôi đọc -> cả lớp đọc.

+ 1 Hs TL: Không biết nói hoặc làm như thế nào?

+Là nghĩa của từ kiên nhẫn - Lắng nghe GV nhận xét.

- 3 Hs đọc nối tiếp đoạn - hs theo dõi và luyện đọc.

- HS tạo thành nhóm 3 phân công luyện đọc nt theo nhóm ba.

- HS các nhóm thi đọc - HS nx

- 1 HS đọc toàn bài

- 1 Hs đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích.

C2: Vì bạn cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì sẽ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao khó thế

C3: Thầy giáo và các bạn động viên, cổ vũ Quang; Quang rất cố gắng.

C4: Nhiều HS chia sẻ

- Gọi 1 HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc đọc lời của nhân vật Quang.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động luyện tập theo văn bản đọc ( 10’)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.28.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.13.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.13.

- Tổ chức cho HS đóng vai các bạn và Quang nói và đáp lời khi Quang tự tin.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

4. Hoạt động Vận dụng, mở rộng ( 2’) - Hôm nay em học bài gì?. Em học tập điều gì qua bài học?

- GV nhận xét giờ học.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- 1- 2 hs đọc: Tìm những câu hỏi có trong bài đọc. Đó là câu hỏi của ai dành cho ai?

- HS nêu: Những câu hỏi có trong bài đọc: Sáng nay ngủ dậy em làm gì?;

Rổi gì nữa?. Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang

- HS đọc: Đóng vài các bạn và Quang , nói và đáp lời khen khi Quang trở lên tự tin.

- HS thực hiện: 2 bạn là một nhóm , 1 bạn nói lời khen, 1 bạn đóng vai Quang đáp lại lời khen đó.

+ Hs 1: Bạn giỏi quá/ Bạn rất cừ/…

+ Hs 2: Tớ cảm ơn ban./ Cảm ơn bạn đã động viên tớ./ Cảm ơn bạn , tớ sẽ cố gắng hơn nữa…

- Hôm nay em học bài “ Một giờ học”.

Em cần phải tự tin trước đám đông.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ ( tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận. Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.

- Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.Đưa ra được các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, Các hình trong SGK,SGK,Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

- HS : - SGK, VBT ,Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu: (5 phút)

* Trò chơi: “tiếp sức”

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Tiếp sức”

- Phổ biết luật chơi và cách chơi:

+ Chia thành 2 đội. Mỗi đội 3 Hs. 2 đội chơi chọn cho mình 1 cái tên.

+ Gv cầm các tấm thẻ ghi các lí do gây ra ngộ độc qua đường ăn uống và các lí do gây ngộ độc ko qua đường ăn uống. Nhiệm vụ của 2 đội phải chọn thật nhanh và dán lên bảng tấm thẻ ghi các lí do gây ra ngộ độc qua đường ăn uống. Các ban lưu ý bạn đầu tiên của các đội lên dán rồi quay về đập tay vào bạn thứ 2 thì bạn mới được lên dán, cứ như thế cho đi khi kết thức thời gian chơi 2 phút đội nào nhanh, chọn đúng, nhiều, ko phạm luật thì đội đó sẽ thắng. Các bạn đã rõ luật chơi chưa?

- Hiệu lệnh bắt đầu chơi

- Hết thời gian nhận xét các tấm thẻ chọn ra đội thắng cuộc-> Tuyên dường

- Qua nội dung của trò chơi 1 bạn cho cô biết vì sao chúng ta lại bị ngộc độc qua đường ăn uống?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Hoạt động hình thành kiến thức(12’) Hoạt động 3: Những việc làm để phòng tránh và xử lí ngộ độc qua đường ăn uống khi ở nhà

Bước 1: Đưa tình huống xuất phát:

- Nêu tình huống: Mẹ và An đi siêu thị, đến

- Đội xanh, đội đỏ.

- Hs chơi.

- Hs nêu: Vì ăn thức ăn hết hạn sử dụng, vì ăn thức ăn ôi thiu., nấm mốc....

quầy thực phẩm tươi sống, An nhìn thấy thịt, cá, tôm được bọc lại và để trong tủ đông lạnh. An hỏi mẹ: Mẹ ơi vì sao người ta lại bỏ vào tủ lạnh? Em hãy thay mẹ giải thích cho An hiểu.

- GV nhận xét, chốt những ý đúng.Vậy ngoài bọc thực phẩm cho vào tử đông lạnh để bảo quản thực phẩm, chúng ta còn những việc làm nào để phòng tránh và xử lí khi bị ngộ độc qua đường ăn uông nữa . Đó chính là vấn đề cần nghiên cứu trong bài học hôm nay. Bài: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà ( Tiết 2)

- GV ghi bảng. YC Hs Đọc nt tên bài theo hàng dọc.

Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS

- GV yêu HS:

+ Quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 3 SGK trang 16 và trả lời câu hỏi: Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà đang làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống?

+ Em và các thành viên trong gia đình cần làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống?

- GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần

- Hs nêu:

+ Để cho sạch sẽ

+ Để giữ lạnh cho thực phẩm.

+ Để thực phẩm ko bị ôi + Để cho đẹp

...

- Hs đọc nt tên bài .

- HS quan sát tranh, TL:

- Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống bằng cách: đạy lồng bàn mâm cơm khi chưa ăn; để thuốc vào tủ thuốc; cất giữ các chất tẩy rửa và hóa chất ở chỗ riêng, xa chỗ thức ăn và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn.

- Để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống, em và các thành viên trong gia đình cần: Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi ăn; giữ gìn vệ sinh môi trường sống; đạy thức ăn kín trước và sau khi dùng bữa; để dụng cụ nấu ngay ngắn, đúng nơi quy định.

- Đại diện trình bày.

trình bày của các bạn.

- GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS.

Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án tìm tòi:

- Vậy từ những hiểu biết khác nhau của các nhóm các con có băn khoăn, thắc mắc và muốn biết gì về các cách phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống của nhà bạn An và hà không? Các con hãy mạnh dạn trình bày nào?

- Hs đọc, Gv ghi nhanh các thắc mắc lên bảng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành(13’) Hoạt động 4: Đóng vai xử lí tình huống Bước 1: Làm việc nhóm 6

- GV yêu cầu HS:

+ Nhóm chẵn: Tập cách ứng xử khi bản thân bị ngộ độc.

+ Nhóm lẻ: Tập cách ứng xử khi người nhà bị ngộc độc.

+ Các nhóm thảo luận, phân vai và tập đóng trong nhóm.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp.

- GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét phần đóng vai của các bạn

- HS nêu các câu hỏi đề xuất:

+

- HS lắng nghe, thực hiện phân vai và tập đóng trong nhóm.

- HS trình bày:

Con: Bố ơi, con buồn nôn và đau bụng quá.

Bố: Chắc là do con vừa uống sữa lạnh quá hoặc hết hạn sử dụng rồi.

Để bố lấy thuốc đau bụng cho con và theo dõi thêm. Nếu con không đỡ bố sẽ đưa con đế bệnh viện kiểm tra.

- GV bình luận và hoàn thiện phần đóng vai của HS.

- GV chốt lại nội dung toàn bài: Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo quản thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh; cất giữ thuốc và đồ dùng cẩn thận.

3. Hoạt động vận dụng(5’)

- Gv tổ chức cho học sinh chia sẻ với người thân về những việc nên làm để phòng tránh ngộ độc.

- Nhận xét giờ học?

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- hs thực hiện và chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

...

...

Ngày soạn: 17/9/2021 Ngày dạy: 23/9/2021

TIẾNG VIỆT

NGHE – VIẾT: MỘT GIỜ HỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn bài Một giờ học, biết trình bày tên bài và đoạn văn; biết viết hoa chữ cái đầu tên truyện, đầu câu. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt chữ cái và tên chữ cái từ số thứ tự 20- 29; thuộc tên các chữ cái và biết sắp xếp chúng theo thứ tự bảng chữ cái.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác;

Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Thẩm mĩ.

- Giúp hs hình thành phẩm chất chăm chỉ học tập, tính cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, các thẻ tên.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu: ( 5’)

* Khởi động+ Kết nối:

- GV cho cả lớp hát 1 bài hát - HS hát

2. HĐ Hình thành kiến thức mới HĐ 1: Nghe – viết chính tả. ( 15’)

* HD viết chính tả

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Đoạn cần viết cho em biết điều gì?

+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

- YC Hs kiểm tra , nhận xét bảng con cho nhau.

- GV nhận xét, bổ sung.Chỉnh sửa lỗi cho HS.

* Nghe- viết

- GV đọc cho HS nghe từng câu để viết vào vở.

- GV đọc lại đoạn văn cho Hs soát lại bài viết. Sau đó, Hs đổi cheo vở để góp ý cho nhau.

- Nhận xét, đánh giá bài HS.

HĐ 2: Bài tập chính tả. ( 13’)

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

Bài 2: Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên cá chữ cái.

- Gọi HS đọc YC bài 2.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.14.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

+ Nhờ thầy giáo và các bạn động viên nên bạn Quang đã rất tự tin.

+ Chữ Đúng , Lúc, Nhưng,Quang.

- Quang, ngượng nghịu, lưu loát.

- Hs luyện viết bảng con các chữ khó viết.

- Đổi chéo bảng kiểm tra, nhận xét.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- HS nghe viết vào vở ô li.

- HS đổi chéo theo cặp soát lỗi, góp ý cho nhau.

- 1 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

Số thứ tự Chữ cái Tên chữ cái

20 p pê

21 q quy

22 r e-rờ

23 s Ét-sì

24 tê

25 u

26 ư ư

27 vê

28 Ích -xì

- GV chữa bài, nhận xét.

Bài 3: Sắp xếp tên các bạn dưới đây theo đúng thứ tự trong bảng chữ cái.

Viết lại tên các bạn theo thứ tự đã sắp xếp.

- Gọi HS đọc YC

- GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi: Ai nhanh hơn

+ GV phổ biết luật chơi, thời gian chơi:

Chia lớp thành 2 đội chơi, 2 đội sẽ cử 2 đại diện sáng giá nhất lên chơi. Trong thời gian 1 phút, 2 bạn đại diện sẽ phải gắn thẻ tên của các bạn trong tranh theo đúng thứ tự bảng chữ cái. Đội nào nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.

- Mời đại diện các lên chơi.

- GV chữa bài tuyên dương đội thắng cuộc, động viên đội thua. YC Hs hoàn thiện vào VBT.

*Củng cố, dặn dò: ( 2’) - Hôm nay em học bài gì?

29 I dài

- 2 HS đọc y/c

- Hs nghe GV phổ biến và cử đại diện lên chơi. Hs còn lại cổ vũ.

- Kq: Thứ tự đúng : Quân- Sơn – Tuấn – Vân – Xuân.

- Nghe viết: Ngày hôm qua đâu rồi.

Bảng chữ cái - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...