• Không có kết quả nào được tìm thấy

*Thời gian hoạt động: 45 – 90 phút 3.1.1. Giới thiệu:

Năm 2013 các nhà khảo cổ học Thụy Sĩ đã phát hiện đồng hồ mặt trời có niên đaị 3.300 năm trước.

Đồng hồ mặt trời là đĩa đá vôi, có kích thước bằng chiếc đĩa lót chén, một nửa màu đen và chia thành 12 phần bằng nhau. Tâm đồng hồ có độ lõm 16 cm được gắn lõi kim loại, bóng hắt ra từ lõi này cho phép con người nhận biết thời gian. Các ngấn ở giữa mỗi phần biểu thị khoảng thời gian 30 phút.

Đồng hồ trên tìm thấy bên cạnh ngôi nhà đá, nơi sinh sống của công nhân xây dựng lăng mộ của các vị vua Ai Cập thế kỷ XVIII trước Công nguyên. Các nhà khoa học Thụy Sĩ cho rằng, chiếc đồng hồ sử dụng để tính thời gian làm việc của công nhân.

Đồng hồ được chia thành 12 phần bằng nhau

Do sự tình cờ, người thời cổ xưa đã nhận xét rằng bóng của một thân cây bị cụt ngọn biến đổi khi mặt trời di chuyển trên bầu trời. Tương tự, khi cắm một cây gậy thẳng đứng trên mặt đất, bóng cây gậy cũng di chuyển và chiều dài của bóng này thay đổi trong ngày. Khi bóng của cây gậy ngắn, người thời cổ xưa biết rằng đây là lúc gần trưa còn khi bóng dài, họ biết rằng ngày bắt đầu hay sắp hết. Bằng cách dùng các hòn đá, người thời cổ xưa đã đánh dấu vị trí của bóng mát này.

Nguyên lý đồng hồ mặt trời

Ở chủ đề này, chúng ta sẽ xây dựng mô hình đồng hồ mặt trời như sau:

Mô hình đồng hồ mặt trời 3.1.2. Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị bộ thiết bị tìm hiểu khoa học ánh sáng và máy tính bảng. (mỗi bộ có hướng dẫn láp ráp đi kèm).

- Khay đựng các chi tiết lắp ghép được phân loại theo từng nhóm chi tiết (có thể cho học sinh tiết trước sắp xếp lại xong khi thực hành).

3.1.3. Giao nhiệm vụ:

- Hình thức hoạt động: cả lớp.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm: lắp ghép mô hình “Đồng hồ mặt trời”.

3.1.4. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp ở từng bước bỏ vào khay phân loại, 1 học sinh lấy các chi tiết đã thu nhặt lắp ghép.

- Hướng dẫn cách sử dụng sách hướng dẫn lắp ghép và trên máy tính bảng.

3.1.5. Tổ chức hoạt động:

Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp, kết hợp với làm việc nhóm.

Bước 1: Khám phá

- Giáo viên giới thiệu về lịch sử “Đồng hồ mặt trời” (tham khảo phần mô tả).

- Trình chiếu video “Đồng hồ mặt trời” (Mở video 4.2 – Đồng hồ mặt trời):

+ Nội dung cần truyền tải:

Hình ảnh Mô tả

- Đồng hồ mặt trời bao gồm các vạch phân chia từ số 7 đến số 18, có kim chỉ nằm ở vị trí giữa

- Được đặt ngoài trời nắng

- Ánh nắng sẽ chiếu vào đồng hồ, bóng của kim chỉ sẽ di chuyển theo sự chuyển động của mặt trời theo thời gian

+ Đặt câu hỏi thảo luận: Cấu tạo của đồng hồ mặt trời như thế nào? Nguyên tắc hoạt động của đồng hồ mặt trời? Vì sao các vạch bắt đầu từ 7 và kết thúc tại 18?

Bước 2: Lắp ráp và vận hành thử nghiệm

- Lắp ráp mô hình “Đồng hồ mặt trời” theo sách hướng dẫn.

- Thử nghiệm mô hình “Đồng hồ mặt trời”:

+ Để mô hình Đồng hồ mặt trời ra ngoài trời nắng, đặt đúng hướng (Hình - mô hình đồng hồ mặt trời)

+ Quan sát và dùng máy tính bảng quay lại quá trình trong vòng 20 đén 30 phút.

Bước 3: Chia sẻ và thảo luận

- Các nhóm lần lượt mô tả mô hình “Đồng hồ mặt trời” và trả lời câu hỏi ở phần Khám phá.

- Các nhóm có thể chụp lại các hoạt động trong giờ học và lưu trữ vào thư mục riêng của nhóm mình (hoặc lưu vào thẻ nhớ cá nhân).

3.1.6. Nhận xét và đánh giá

- Giáo viên đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- Giáo viên nhắc lại kiến thức ở bài học.

3.1.7. Sắp xếp, dọn dẹp

Giáo viên hướng dẫn các nhóm tháo các chi tiết lắp ghép và bỏ vào hộp đựng theo các nhóm chi tiết như ban đầu.

---NS: 31/04/2021

NG: Thứ sáu ngày 09 tháng 4 năm 2021

Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết:

- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.

2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1a, bài 2, bài 3.

3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học 4. Năng lực:

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng: Bảng phụ…

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": nêu bảng đơn vị khối lượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

* Mục tiêu:

- Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

- Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng.

- HS vận dụng kiến thức làm bài 1a, bài 2, bài 3.

* Cách tiến hành:

Bài 1a: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận

- Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .

Bài 2: HĐ cá nhân