• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.3. Đột biến CYP1B1 phát hiện ở người lành mang gen bệnh

xạ sau mổ với nhóm bệnh nhân có và không có đột biến gen, số lượng đột biến gen, loại đột biến gen ở bệnh nhân glôcôm bẩm sinh nguyên phát.

Nghiên cứu của Reddy (2004) phát hiện 2 bệnh nhân mang đột biến xóa đoạn đều có kết quả phẫu thuật rất kém, chỉ làm hạ nhãn áp còn thị lực dưới đếm ngón tay 1 mét. Ngược lại, 2 bệnh nhân mang đột biến sai nghĩa ở trạng thái đồng hợp tử kết quả thị lực sau mổ rất tốt là 20/40 và 20/50 [58].

Nghiên cứu của tác giả Xueli Chen tại Trung Quốc, phẫu thuật 192 bệnh nhân (305 mắt) thấy tỷ lệ phẫu thuật thành công tại các thời điểm theo dõi sau mổ ở nhóm mang đột biến gen luôn cao hơn nhóm không mang đột biến gen một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05), điều này trái ngược với nhận định của các nghiên cứu khác trên thế giới. Tác giả giải thích điều này là do kết quả phẫu thuật phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện của bệnh nhân.

Nhóm bệnh nhân có mang đột biến gen CYP1B1 thời gian biểu hiện bệnh trung bình là trước 2 tháng tuổi, sớm hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm không có đột biến gen là 6 tháng tuổi, do vậy được can thiệp phẫu thuật sớm hơn dẫn tới kết quả phẫu thuật tốt hơn [53].

Tỷ lệ mổ thành công (%)

Thời gian theo dõi sau mổ (tháng)

Hình 1.19. Tỷ lệ phẫu thuật thành công ở nhóm có và không có đột biến [53]

đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu về phát hiện người lành mang gen bệnh trong các thành viên gia đình có quan hệ huyết thống với bệnh nhân.

Việc lập phả hệ để xem xét tính chất đột biến gen di truyền giúp ích trong chẩn đoán trước sinh, đưa cho gia đình bệnh nhân những tư vấn di truyền, chẩn đoán bệnh sớm nhằm nâng cao chất lượng dân số nói chung và chất lượng điều trị bệnh nói riêng.

Năm 2007, đột biến p.E173K lần đầu tiên được phát hiện ở một gia đình bệnh nhân Ai Cập. Cùng năm đó, Chitsazian cũng mô tả đột biến này trên gia đình bệnh nhân Iran bị glôcôm bẩm sinh nguyên phát với tỷ lệ 1,9%

trong số 29 đột biến gen CYP1B1 phát hiện được.

Hình 1.20. Hình ảnh giải trình tự gen của đột biến p.E173K

Đột biến này cũng được nghiên cứu của Ling Chen (2015) tìm thấy ở một gia đình gồm 19 thành viên tại Trung Quốc có 3 bệnh nhân biểu hiện bệnh glôcôm bẩm sinh nguyên phát. Đột biến p.E173K nằm trên exon 2 của gen CYP1B1, di truyền lặn nhiễm sắc thể thường là đột biến gây bệnh di truyền qua 3 thế hệ [59].

Người bình thường

Bệnh nhân

Hình 1.21. Phả hệ gia đình bệnh nhân mang đột biến gen p.E173K Cả 3 bệnh nhân mang đột biến gen đều biểu hiện bệnh nặng và kết quả điều trị kém, thị lực chỉ đạt tối đa 20/100, có 1 mắt mất chức năng hoàn toàn, thị lực sáng tối âm tính (ST-), 1 mắt chỉ thấy bóng bàn tay (BBT).

Bảng 1.4. Lâm sàng và điều trị của bệnh nhân glôcôm bẩm sinh nguyên phát trong phả hệ

Mã số Giới Tuổi Thị lực Nhãn áp (mmHg)

Lõm

đĩa Giai đoạn bệnh

Rung giật nhãn cầu

Phẫu thuật

II: 4 Nam 43 ST-/20/200 50/25 1,0/1,0 Muộn 2 mắt 2 mắt 2 mắt II: 6 Nam 39 20/100/20/100 53/17 1,0/1,0 Muộn 2 mắt 2 mắt 2 mắt II: 9 Nam 34 BBT/20/100 25/18 0,9/0,5 Muộn/bình thường 2 mắt 2 mắt

Nghiên cứu tại Nhật Bản cũng cho thấy có sự di truyền lặn ở bệnh nhân glôcôm bẩm sinh nguyên phát. Bố bệnh nhân mang đột biến Asp192Val ở trạng thái dị hợp tử, mẹ mang đột biến Val364Met ở trạng thái dị hợp tử đều không biểu hiện bệnh. Khi di truyền cho con mang 2 đột biến ở trạng thái dị hợp biểu hiện bệnh [10].

Hình 1.22. Phả hệ gia đình Nhật Bản mang đột biến Asp192Val và Val364Met Nghiên cứu tại Việt Nam của Đỗ Tấn (2016) thấy 5 gia đình bệnh nhân có đột biến gen CYP1B1 di truyền từ bố mẹ sang con. Trong đó 2 bệnh nhân mang đột biến di truyền ở trạng thái đồng hợp và 3 bệnh nhân mang đột biến ở trạng thái dị hợp tử.

Hình 1.23. Phả hệ 5 gia đình bệnh nhân Việt Nam mang đột biến gen CYP1B1

Bệnh Bệnh

Bệnh

Bệnh nhân Người bình thường Bệnh nhân Người bình thường

Người bình

Người bình thường Người bình

thường

Năm 2017, nghiên cứu của María tại Tây Ban Nha đã chỉ ra trong 4 gia đình mang đột biến gen CYP1B1 chỉ có 1 gia đình có di truyền đột biến từ bố mẹ sang các con.

Hình 1.24. Phả hệ các gia đình bệnh nhân tại Tây Ban Nha [60]

Gia đình bệnh nhân mã số 49 có 3 người con mắc bệnh glôcôm bẩm sinh nguyên phát mang đột biến gen CYP1B1 ở trạng thái dị hợp tử kết hợp p.Thr404SerfsTer30/p.Arg355HisfsTer69. Mẹ bệnh nhân là người lành mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp tử p.Thr404SerfsTer30 di truyền cho ba bệnh nhân này. Hai người con khác trong gia đình mang đột biến p.Arg355HisfsTer69 giống ba người anh chị em, như vậy đột biến p.Arg355HisfsTer69 có thể là đột biến tế bào sinh dưỡng, phát sinh trong quá trình tạo giao tử. Qua nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân mã số 151 mang đột biến gen ở trạng thái đồng hợp, bệnh nhân mã số 69 mang đột biến dị hợp tử kết hợp và bệnh nhân mã số 207 chỉ mang một đột biến dị hợp đều biểu hiện bệnh, các phả hệ đều không thấy có sự di truyền từ bố mẹ sang con cái của họ [60].