• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đo dòng điện trung bình và lớn bằng các loại ampemet

Trong tài liệu KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG (Trang 52-57)

Chương 3 ĐO DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP

3.2. Đo dòng điện trung bình và lớn bằng các loại ampemet

51 Bài làm:

Ta có γ% = 1% nên γ = 0,01.

3.1.2. Yêu cầu về đặc tính tần

Ngoài yêu cầu về điện trở các ampemet và volmet xoay chiều phải có đặc tính tần thích hợp với dải tần số cần đo. Làm việc ở ngoài dải tần số đó sẽ gây sai số phụ do tần số. Sai số này phải tính đến ảnh hưởng của các mạch đo lường đi theo chỉ thị như Shunt, biến dòng, biến áp, chỉnh lưu, khuếch đại v.v. Cũng vì vậy trong nhiều ampemet và volmet, lúc cần đảm bảo sai số do tần số nhỏ hơn giá trị quy định (thường là bé hơn cấp chính xác quy định cho dụng cụ) ta phải sử dụng trong mạch đo có những những khâu bù tần số. Có trường hợp người ta phải sử dụng những linh kiện đặc biệt để đảm bảo tần số làm việc của dụng cụ. Trên các dụng cụ đo dòng và áp xoay chiều có ghi tần số hay giải tần số làm việc.

3.2. Đo dòng điện trung bình và lớn bằng các loại ampemet

ampemet, vì vậy sẽ làm cho điện trở của ampemet gần như không thay đổi theo nhiệt độ. Ampemet từ điện chỉ có thể đo dòng điện một chiều.

Ampemet điện từ. Được chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thị điện từ. Loại này có độ chính xác thấp hơn nhưng nó bền chắc, dễ sử dụng và rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi hơn trong công nghiệp. Ampemet điện từ có thể đo được cả dòng một chiều và dòng xoay chiều nhưng chủ yếu là đo dòng xoay chiều. Có nhiều loại ampemet điện từ, chúng giống nhau về nguyên lý làm việc song chỉ khác nhau về hình thức, số vòng dây và kích thước cuộn dây đặt ở phần tĩnh.

Ampemet điện động: Có cấu tạo phức tạp và đắt tiền nên chỉ dùng trong những trường hợp cần độ chính xác cao, hoặc tín hiệu đo có tần số cao hơn. Sai số tần số trong dải từ một chiều tới 3000Hz được xem như không đáng kể.

Với các ampemet điện động khi dòng định mức I ≤ 0,5A thì cuộn dây động và cuộn dây tĩnh nối tiếp nhau, còn khi dòng định mức lớn hơn thì cuộn dây động và cuộn dây tĩnh mắc song song với nhau như hình vẽ:

Ampemet chỉnh lưu: Khi đo dòng có tần số cao hàng kHz hoặc mạch đo dòng trong các đồng hồ vạn năng người ta thường dùng các ampemet từ điện chỉnh lưu. Các ampemet chỉnh lưu có thể sử dụng chỉnh lưu một nửa hay hai nửa chu kỳ. Tuy nhiên số chỉ của ampemet

chỉnh lưu là giá trị trung bình của dòng xoay chiều, nhưng thông thường các dụng cụ đo điện từ hoặc điện động lại chỉ giá trị hiệu dụng của đòng

53 xoay chiều. Vì thế để thống nhất sử dụng người ta quy ước khắc vạch các dụng cụ chỉnh lưu theo các giá trị hiệu dụng, với điều kiện dòng điện là hình sin. Vậy nếu đem dụng cụ chỉnh lưu đo dòng không sin sẽ phạm thêm sai số về hình dáng, ta phải xác định để hiệu chỉnh.

Nếu chỉnh lưu một nửa chu kỳ thì giá trị dòng điện trung bình qua cơ cấu là:

với I là giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. Nếu chỉnh lưu hai nửa chu kỳ thì

3.2.2. Các phương pháp mở rộng thang đo 3.2.2.1. Đối với ampemet một chiều

Ta đã biết cơ cấu chỉ thị từ điện dùng chế tạo các ampemet cho mạch một chiều. Khung dây được quấn bằng dây đồng có kích thước nhỏ từ 0,02 ÷ 0,04 mm. Vì vậy dòng điện chạy qua khung dây thông thường nhỏ hơn hoặc bằng 20mA. Vì vậy khi cần đo dòng điện lớn hơn ta phải dùng Rs (điện trở Shunt) đó là điện trở được chế tạo bằng hợp kim của magan có độ ổn định cao so với nhiệt độ. Điện trở Shunt được mắc song song với cơ cấu đo như Hình 3.7 (Shunt = rẽ nhánh).

Ta gọi I là dòng điện cần đo, I0 là dòng điện chạy qua cơ cấu, Is là dòng chạy qua điện trở Shunt Rs, R0 điện trở của cơ cấu đo.

Ta có:

Khi biết R0 dòng điện định mức lệch toàn thang đo I0 dòng cần đo I, ta có thể tính được:

Một ampemet một chiều có thể có nhiều giới hạn đo, thay đổi giới hạn đo bằng cách thay đổi giá trị Rs

Cần chú ý rằng trên Shunt có cấp chính xác, có ghi giá trị dòng định mức, giá trị điện trở và thường phân thành các cực dòng và cực áp riêng như Hình 3.8.

Ví dụ 3.3: Tính điện trở Shunt cho một bể điện phân có dòng cần đo là I = 10kA. Biết dòng định mức qua cơ cấu là I0 = 20mA, điện trở cơ cấu là R0 = 1Ω.

Bài làm:

55 3.2.2.2. Đối với ampemet xoay chiều

a) Phương pháp chia nhỏ cuộn dây

Với anlpemet xoay chiều để mở rộng thang đo người ta không dùng Rs, vì như thế sẽ cồng kềnh, đắt tiền, gây tổn thất năng lượng, mất an toàn. Thông thường cuộn dây tĩnh được cấu tạo thành nhiều phân đoạn có số vòng như nhau, thay đổi giới hạn đo bằng cách đổi nối các phân đoạn ấy theo kiểu song song hoặc nối tiếp, tuy nhiên phải đảm bảo điều kiện sức từ động tổng trong thiết bị bằng hằng số.

b) Phương pháp dùng biến dòng điện Biến dòng điện (BI) là một máy biến áp đặc biệt có cuộn sơ cấp rất ít vòng cho dòng phụ tải trực tiếp chạy qua. Cuộn thứ cấp quấn rất nhiều vòng, dây nhỏ và được nối kín mạch với một ampemet (hoặc cuộn dòng của công tơ, wattmet...). Vì điện trở của ampemet rất nhỏ cho nên có thể coi máy biến dòng luôn làm việc ở chế độ ngắn mạch.

Ta có:

KI gọi là hệ số máy biến dòng.

Thông thường, để dễ dàng cho việc chế tạo và sử dụng, W1 chỉ có một vòng, ứng với dòng điện I1 ở chế độ định mức theo một dãy số ưu tiên nào đó; W2 nhiều vòng hơn ứng với dòng I2 ở chế độ định mức là:

I2đm = 1A hoặc I2đm = 5A.

Ví dụ: máy biến dòng: 100/5 ; 200/5; 300/5...

Trong trường hợp ampemet nối hợp bộ với biến dòng điện thì số chỉ của ampemet được khắc độ theo giá trị dòng điện I1 phía sơ cấp.

Cần chú ý rằng biến dòng điện là phần tử có cực tính, có cấp chính xác, và phải được kiểm định trước khi lắp đặt.

Trong tài liệu KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG (Trang 52-57)