• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ẩm thực chay với các sự kiện, lễ hội tôn giáo

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC CHAY

1.3. Tìm hiểu cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa ẩm thực và ẩm thực chay với

1.3.1. Khai thác ẩm thực trong phát triển du lịch

1.3.2.2. Ẩm thực chay với các sự kiện, lễ hội tôn giáo

Ẩm thực chay không chỉ gắn liền với các hoạt động du lịch hành hương mà còn là một phần không thể thiếu trong các sự kiện, các lễ hội tôn giáo, đặc biệt là lê hội Phật giáo, có thể kể đến một số sự kiện lớn sau:

Đại Lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Việt Nam

Lễ Phật đản được công nhận là một ngày lễ chính thức tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa của chính thể Việt Nam Cộng hòa thông qua. Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam vào năm 2008, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 13 đến 17 tháng 5, tức ngày 9 đến 13 tháng 4 âm lịch. Bên cạnh đó các đại biểu cũng tham gia các hoạt động phật giáo khác như dự lễ khánh thành chùa Bái Đính (Ninh Bình) và tham quan Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Chủ đề của đại lễ Phật đản VESAK 2008 bao gồm nhiều nội dung như:

Tam Hợp trên cơ sở Tình Thương, Hòa Bình và Hòa Hợp; Sự cống hiến của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; Sự thay đổi khí hậu toàn cầu; Những mâu thuẫn trong gia đình; Chiến tranh và hàn gắn; Những thay đổi của xã hội; Giáo dục của Phật giáo; Phật giáo nhập thế;

Phật giáo trong giai đoạn kỹ thuật số.

Đại lễ Phật đản là sự tập hợp của đông đảo những người có cùng đức tin vào Phật giáo, tin vào tương lai tốt đẹp của con người là hòa bình, hữu nghị, an lạc. Bằng tinh thần từ bi, trí tuệ và đạo đức nhân bản, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, những nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới, những nhà làm công tác tôn giáo, xã hội, học giả, trí thức, khoa học…đã cùng góp sức mang thông điệp của Đức Phật đến tất cả chúng sanh trên thế gian… Đại lễ chính là một trong những biểu hiện sinh động tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, giữa Phật tử Việt Nam với cộng đồng Phật tử trên thế giới.

Văn hóa ẩm thực chay là một nét văn hóa không thể thiếu của văn hóa Phật giáo nên tại đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2008 tại Việt Nam đã khai mạc hội chợ ẩm thực chay. Hội chợ thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử và khách du lịch đến tham dự, thưởng thức các món chay đặc sắc tạo nên không khí hết sức ấn tượng trong mùa Đản sanh.

Trong thời gian phục vụ ẩm thực chay, bằng tâm nguyện của mình để tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống của Phật giáo và dân tộc, một không gian vô cùng độc đáo cùng với các loại thực phẩm chay được giới thiệu do các Sư cô chế biến, vừa đảm bảo nét đẹp truyền thống của dân tộc, vừa giới thiệu phương pháp chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ẩm thực chay mùa Phật đản phục vụ tất cả mọi người những món chay truyền thống tạo thêm chút thanh đạm và thiền vị giúp chúng ta có một cảm giác đầy thú vị và hoan hỷ nhân ngày lễ Phật Đản. Có thể nói trong một không gian đầm ấm thanh tịnh với những món chay truyền thống từ trong chốn thiền môn và dân gian của nhiều địa phương khác nhau, không gian càng chứa đựng nhiều tâm linh sâu lắng, hiến tặng cho khách đi đường một nơi dừng chân lý tưởng và thưởng thức ẩm thực để tiếp tục tham gia các công việc Phật sự.

Từ sau Đại lễ Phật Đản Vesak 2008, ngày lễ này ngày càng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễu hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác. Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của đất nước. [10]

Lễ hội “Ẩm thực chay mùa báo hiếu”

Ý tưởng về việc tổ chức một lễ hội ẩm thực chay vào tháng 7 âm lịch hằng năm - cũng là mùa Vu lan báo hiếu theo quan niệm của đạo Phật đã chính thức được thực hiện từ năm 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động mang ý nghĩa tôn vinh công đức người mẹ như:

nhắc nhở lòng tri ân của con cháu đối với công ơn sinh thành dưỡng dục của Mẹ Cha; hướng dẫn cách báo hiếu Cha Mẹ theo chính pháp đối với Cha Mẹ còn sống hoặc đã mất. Đây có thể coi là ngày hội của những tấm lòng hiếu thảo;

tưởng nhớ công ơn và tặng quà các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các Bà mẹ vượt khó nuôi con. Lễ hội còn là dịp giúp cho mọi người tiếp cận trực tiếp và hiểu rõ hơn về một chế độ dinh dưỡng mới với phương châm: ăn chay thật dinh dưỡng, thật ngon, thật tiết kiệm, tiện lợi, “Ăn chay để có một trái tim từ bi”; hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức WHO-LHQ, tuyên truyền cổ động việc ăn chay để giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên liệu tự nhiên, ăn chay “vì một thế giới hòa bình”; tạo điều kiện cho mọi người biết được các địa chỉ của các nhà hàng chay, quán ăn chay, cơ sở chế biến chay, các nguyên vật liệu, gia vị nấu ăn chay, hướng dẫn cách nấu các món chay. [20]

Nhiều ý kiến cho rằng Ngày hội ẩm thực chay mùa Vu Lan báo hiếu nên tổ chức hằng năm để ăn chay trở thành truyền thống ẩm thực của dân tộc Việt Nam. Vì vậy duy trì ngày hội ẩm thực chay như một lễ hội truyền thống hằng năm với ý nghĩa không chỉ của riêng Phật giáo mà là truyền thống văn hóa tốt đẹp của đất nước. Tiêu biểu như:

Sáng ngày 20/8/2009, Lễ hội “Ẩm thực chay mùa báo hiếu” đã chính thức khai mạc tại Nhà Thiếu nhi thành phố mở đầu cho mùa Vu lan báo hiếu. Buổi sáng khai mạc, hơn 2.000 người gồm Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, đại diện các ban ngành đoàn thể và người dân TP.HCM đã tới tham dự. Lễ hội có khoảng 60 gian hàng ẩm thực chay của các quán ăn chay với các món chay tinh khiết, phong phú và đa dạng. Lễ hội ẩm thực chay mùa báo hiếu nhằm đền đáp tứ trọng ân của người con Phật, ngoài ra còn phổ biến cách ăn chay khoa học để người dân giữ gìn sức khỏe và góp phần với cộng đồng quốc tế đang khẩn thiết

kêu gọi ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Từ sau lễ hội năm 2009, Ngày hội ẩm thực chay Vu lan đã được tổ chức hằng năm để đưa ẩm thực chay hòa mình vào truyền thống văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam.

Tiếp đó, lễ hội ẩm thực chay 2010, diễn ra từ ngày 26 đến 29-8, tại Công viên 23-9 (TPHCM) cũng đúng vào mùa Vu lan báo hiếu. So với năm 2009, lễ hội được tổ chức với quy mô lớn hơn, với hơn 100 món ăn chay đặc sắc đã được giới thiệu, quảng bá.

Ngày hội đã diễn ra với nhiều hoạt động như: hội thi sắc màu ẩm thực chay, đêm tri ân mẹ, vào bếp cùng người nổi tiếng, đêm hoa đăng, con yêu mẹ...

Với chủ đề vì sức khỏe và môi trường, lễ hội ẩm thực giới thiệu đến công chúng sự phong phú của các món chay cũng như lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe và thiên nhiên. Bên cạnh đó là các buổi nói chuyện chuyên đề: Ăn chay những điều chưa biết với sự tham gia của nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực dinh dưỡng, sức khỏe, ẩm thực, môi trường... Tất cả các chương trình đều nhằm giúp người dân hiểu hơn về lợi ích của việc ăn chay. Ngoài giá trị văn hóa, lễ hội ẩm thực chay TPHCM cũng đã góp phần đưa Việt Nam vào danh sách một trong số ít các nước trên thế giới có hành động cụ thể, thiết thực, kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của người dân thông qua việc giảm tiêu thụ thịt động vật. [20]

Cùng với thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội cũng đã tiến hành tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu và Lễ hội ẩm thực chay lần thứ nhất từ ngày 4/9 - 6/9/2010, với thông điệp “ăn chay để có một trái tim từ bi - vì một thế giới hòa bình”. [20]

Với Lễ hội Ẩm thực chay 2010, ngoài việc giới thiệu với cộng đồng lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe và môi trường, còn mong muốn xây dựng một hoạt động văn hóa độc đáo thu hút du lịch hàng năm và tạo cơ hội giao lưu và quảng bá sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh về ẩm thực chay, qua đó thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu thực phẩm chay, đồng thời hưởng ứng phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Trong lễ hội có những hoạt động văn hóa đặc sắc, độc đáo thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người như các buổi hướng dẫn chế biến các món chay. Với

sự tư vấn của khách mời là những chuyên gia dinh dưỡng và môi trường, du khách sẽ biết thêm nhiều thông tin về thực phẩm chay, địa điểm bán món chay ngon, đồng thời biết cách chế biến thực phẩm chay, phân chia chế độ dinh dưỡng trong các buổi ăn chay cho hợp lý.

Diễn đàn “Xu hướng ẩm thực chay hiện đại” với sự tham gia của nhiều chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam về môi trường, sức khỏe và ẩm thực cũng đã giúp người nghe nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe và môi trường.

Tiểu kết chương 1

. [19].

.

Từ những lợi ích lớn lao của việc ăn chay nói trên, có thể nói việc đưa ẩm thực chay vào khai thác trong hoạt động du lịch chính là một cách để ẩm thực chay ngày càng được giới thiệu sâu rộng trong xã hội, ngày càng đến được với nhiều người và đó cũng là một cách để góp phần đem lại doanh thu cho đất nước cũng như sự an lạc cho mỗi người.