• Không có kết quả nào được tìm thấy

6-A 12 -296: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?

A. Xiđerit. B. Manhetit. C. Hematit đỏ. D. Pirit sắt.

Câu 10.Câu 12-CD12-169: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là A. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4.B. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2.

C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. D. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2.



VẤN ĐỀ 19: VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN VÀ CẤU HÌNH

LÍ THUYẾT

I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HÒAN Xác định chu kỳ ta dựa vào cấu hình electron.

Nguyên tử có n lớp electron → nguyên tố ở chu kỳ thứ n Xác định vị trí phân nhóm ta dựa vào dãy năng lượng.

Dãy năng lượng có electron cuối cùng sắp xếp trên orbitan s hoặc orbitan p → nguyên tố ở phân nhóm chính.

Dãy năng lượng có dạng

ns1 → phân nhóm chính nhóm I hay phân nhóm IA.

ns2 → phân nhóm chính nhóm II hay phân nhóm IIA.

ns2np1 → phân nhóm chính nhóm III hay phân nhóm IIIA.

ns2np2 → phân nhóm chính nhóm IVhay phân nhóm IVA.

ns2np3 → phân nhóm chính nhóm V hay phân nhóm VA.

ns2np4→ phân nhóm chính nhóm VI hay phân nhóm VIA.

ns2np5→ phân nhóm chính nhóm VII hay phân nhóm VIIA.

ns2np6→ phân nhóm chính nhóm VIII hay phân nhóm VIIIA.

Dãy năng lượng có electron cuối cùng sắp xếp trên orbitan d→ nguyên tố ở phân nhóm phụ.

Dãy năng lượng có dạng:

ns1 (n-1)d10→ phân nhóm phụ nhóm I hay phân nhóm IB.

ns2 (n-1)d10→ phân nhóm phụ nhóm II hay phân nhóm IIB.

ns2 (n-1)d1→ phân nhóm phụ nhóm III hay phân nhóm IIIB.

ns2 (n-1)d2→ phân nhóm phụ nhóm IV hay phân nhóm IVB.

ns2 (n-1)d3→ phân nhóm phụ nhóm V hay phân nhóm VB.

ns1 (n-1)d5→ phân nhóm phụ nhóm VI hay phân nhóm VIB.

ns2 (n-1)d5→ phân nhóm phụ nhóm VII hay phân nhóm VIIB.

ns2 (n-1)d6

ns2 (n-1)d7 → phân nhóm phụ nhóm VIII hay phân nhóm VIIIB.

ns2 (n-1)d8

II. XÁC ĐỊNH TÍNH KIM LOẠI, PHI KIM VÀ KHÍ HIẾM (Ta dựa vào cấu hình electron)

Cấu hình electron ở lớp ngòai cùng có:

1,2,3 electrton → nguyên tố là kim lọai.

5,6, 7 electrton → nguyên tố là phi kim.

8 electrton → nguyên tố là khí hiếm.

4 electron và Nếu nguyên tố ở chu kỳ nhỏ (CK1,2,3) → là phi kim.

4 electron và Nếu nguyên tố ở chu kỳ lớn (CK4,5,6,7) → là kim lọai.

CÂU HỎI

Câu 1.Câu 26-A7-748: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

C. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

D. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII); Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).

Câu 2. Câu 20-A9-438: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 4, nhóm IIA. B. chu kì 4, nhóm VIIIB.

C. chu kì 4, nhóm VIIIA. D. chu kì 3, nhóm VIB.

www.thuvienhoclieu.com

www.thuvienhoclieu.com

Câu 3.Câu 27-CD11-259: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là

A. X2Y3. B. X2Y5. C. X3Y2. D. X5Y2.

Câu 4.Câu 18-A12-296: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.

B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.

C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.

D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.

Câu 5. Câu 19-A12-296: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.

B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.

C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.

D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.

Câu 6.Câu 20-B12-359: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kỳ 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng.

Kim loại M là

A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Fe.

Câu 7.Câu 14-CD12-169: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA.

C. chu kỳ 2, nhóm VIIA. D. chu kỳ 2, nhóm VA.



VẤN ĐỀ 20: SỰ BIẾN ĐỔI CÁC ĐẠI LƯỢNG CỦA BẢNG TUẦN HOÀN LÍ THUYẾT

1. Tính kim loại, tính phi kim của đơn chất

- Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

- Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

2. Bán kính

- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần -Trong một nhóm A , theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần - Bán kính của M >> Mn+ và X < X

a-- Bán kính phụ thuộc lần lượt vào 3 yếu tố: số lớp e >> điện tích hạt nhân >> số electron lớp ngoài.

3. Độ âm điện

- Đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

- Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân độ âm điện tăng dần.

- Trong một phân nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân độ âm điện giảm dần.

4. Tính axit, tính bazơ của hợp chất

- Tính axit - bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

-Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

-Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.

CÂU HỎI

Câu 1.Câu 35-B07-285: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm