• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch Thiền vốn có của Quảng

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THIỀN Ở

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch Thiền ở Quảng Ninh

3.2.2. Bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch Thiền vốn có của Quảng

Đầu tư, tôn tạo, bảo vệ các tài nguyên du lịch Thiền đối với Quảng Ninh là một việc làm quan trọng và cấp thiết. Muốn làm được điều đó cần có sự hỗ trợ của các Bộ ngành trung ương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành

Nguyễn Thị Phương – VH 1002 72 của tỉnh, các địa phương có nguồn tài nguyên và cộng đồng dân cư địa phương.

Các biện pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch Thiền:

Tăng cường giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là nhân dân trong khu vực có các công trình Phật giáo nhận thức đúng giá trị, ý nghĩa quan trọng về giữ gìn các giá trị vật chất và tinh thần của các công trình đó để từ đó nâng cao tinh thần tự giác bảo vệ các giá trị của chùa chiền và cảnh quan có liên quan. Giúp họ thấy rằng các thiền viện Trúc Lâm, Giác Tâm, các chùa Lôi Âm, Quỳnh Lâm bên cạnh giá trị văn hóa, lịch sử, là trung tâm Phật giáo Quảng Ninh, Yên Tử là nơi phát tích của Thiền phái Phật giáo mang đậm màu sắc dân tộc, đây là quần thể tái hiện quá trình tu tập, đắc đạo của vua Trần Nhân Tông… chúng còn giá trị về du lịch, đặc biệt là du lịch Thiền, một loại hình du lịch có xu hướng phát triển trong tương lai.

Tăng cường công tác quản lý tại các di tích để bảo vệ và kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động du lịch trong khu vực di tích. Phải xây dựng và củng cố các Ban quản lý ở các di tích cho phù hợp với thưc trạng phát triển du lịch tại khu di tích đó. Như khu du lịch Yên Tử, hàng năm vào mùa lễ hội, số lượng du khách về đây rất đông do vậy phải tăng cường nguồn nhân lực quản lý về cả số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu quản lý một số lượng khách đông như vậy, để tránh tình trạng di tích bị xâm hại. Các khi di tích như chùa Quỳnh Lâm, chùa Lôi Âm, chùa Cái Bầu và Thiền viện Giác Tâm, ban quản lý chỉ có vài người, vào mùa lễ hội không thể kiểm soát được, công tác quản lý ở đây còn sơ sài.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp, các hộ dân kinh doanh buôn bán trong khu vực di tích. Đồng thời, cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân đầu tư kinh doanh các loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động du lịch của di tích. Như ở Yên Tử nên khuyến khích xây dựng thêm các quán ăn, nhà hàng, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch.

Nguyễn Thị Phương – VH 1002 73 Ban hành các chính sách pháp luật để bảo vệ các di tích, cảnh quan chùa, thiền viện. Việc bảo vệ chúng phải gắn liền với lợi ích của cư dân địa phương.

Nghiêm cấm các hành vi phá hoại đến cảnh quan, môi trường xung quanh khu di tích thắng cảnh, như ở Yên Tử, nghiêm cấm việc khai thác than, việc khai thác các lâm sản như măng, tre, phong lan….làm ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường; ở chùa Lôi Âm nghiêm cấm việc chặt phá rừng của người dân để lấy gỗ làm chất liệu đốt phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, làm giảm mĩ quan môi trường và phá hủy môi trường, không gian Thiền của nó.

Cần phục hồi, tôn tạo các chùa đã bị hư hỏng do thời gian như chùa Quỳnh Lâm, một ngôi chùa được coi là trung tâm Phật giáo xứ Đông xưa với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Đồng thời phải thường xuyên xây dựng lại cảnh quan môi trường các khu di tích này, hoàn thiện quy hoạch tổng thể các khu du tích. Do vậy cần phải triển khai phong trào giữ gìn môi trường xanh, sạch trong cộng đồng, kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong cuộc sống hàng ngày cũng như khi tham gia vào hoạt động du lịch.

Để việc đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo các chùa chiền, thiền viện đạt hiệu quả cao nhất thì vấn đề đầu tiên là cần phải quan tâm đến việc lựa chọn những người trực tiếp làm công tác bảo tồn, tôn tạo vì chính chỉ khi họ hiểu được tầm quan trọng của việc họ đang làm, có kiến thức đầy đủ về chuyên môn thì công việc bảo tồn, tôn tạo mới đạt hiệu quả.

Đối với các loại hình văn hóa, nghệ thuật như thư pháp, trà thiền, sinh vật cảnh, thơ thiền…phục vụ cho hoạt động du lịch Thiền cần thật sự được phát huy tích cực hơn nữa. Các loại hình nghệ thuật này vẫn đang tồn tại nhưng dường như chỉ để phục vụ cho đời sống riêng của Thiền sư – người biết và hiểu, người làm ra sản phẩm, nó chưa được phát triển rộng rãi. Bởi vậy cần có biện pháp tăng cường, phát huy các loại hình này một cách thích đáng, làm cho nó trở nên quen thuộc với mọi người, phát huy được hết các giá trị vốn có của nó như mở rộng không gian cho việc trưng bày các tác phẩm của các Thiền sư, thành lập câu lạc bộ về các loại hình nghệ thuật Thiền cho

Nguyễn Thị Phương – VH 1002 74 những người am hiểu và yêu thích tham gia, tổ chức các triển lãm nghệ thuật Thiền để mọi người có thể biết đến, mở các lớp học cho mỗi loại hình nghệ thuật đó… Ở các chùa và thiền viện là nơi có nhiều điều kiện để phát triển hơn cả, các nhà sư, thiền sư là người thông hiểu về Thiền,lại có khả năng về các loại hình nghệ thuật như thơ thiền, trà thiền, tranh thiền, thư pháp…thiền viện lại có cảnh quan thiên nhiên – vườn thiền – là điều kiện để phát huy các loại hình nghệ thuật này phục vụ cho khách du lịch khi đến đây tu tập và sống thiền.