• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU

* SH:

+ HS nhận ra ưu, khuyết điểm của học sinh trong tuần qua.

+ Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

* ATGTCNCTT:

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nhận biết cách đi bộ qua đường an toàn

- Nhận biết được những nguy hiểm khi qua đường không an toàn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh to in các tình huống

- Một số hình ảnh cầu vượt, hầm và vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; chơi TC III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

A. ATGTCNCTT (25’ )

BÀI 2: ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Khởi động: (2’)

- Cho HS hát và làm động tác bài: Đường em đi.

1. KTBC: (4’)

* Tổ chức chơi trò chơi:

- Tên trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

- Luật chơi: Cô giáo đưa ra mỗi bức tranh, HS quan sát và nhận xét bạn nhỏ trong mỗi tranh tham gia giao thông như thế nào bằng cách giơ thẻ: “An toàn” hoặc “Không an toàn” ngay sau tín hiệu của cô giáo.

- HS nào nhận xét đúng sẽ được cả lớp thưởng một tràng pháo tay.

- Tổ chức chơi:

+ Tranh 1: An toàn

- Vì sao con chọn thẻ an toàn?

+ Tranh 2: Không an toàn

- Vì sao con chọn thẻ Không an toàn?

+ Tranh 3: An toàn

+ Tranh 4: Không an toàn

- Vì sao con chọn thẻ Không an toàn?

- Nhận xét, đánh giá chung 2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: (2’)

- Hàng ngày các con đi đến trường, những bạn nào phải đi bộ qua đường?

- Cho HS quan sát hình vạch kẻ đường, hầm và cầu vượt dành cho người đi bộ qua đường.

- Giới thiệu bài học + Ghi tên bài

- Bạn nhỏ đi bộ đã biết đi sát mép đường bên phải.

- Hai bạn nhỏ vội vã chạy xuống lòng đường.

- Bạn nhỏ cùng bố mẹ đi bộ trên vỉa hè.

- Các bạn nhỏ nô đùa dưới lòng đường.

- Giơ tay

- Nhắc lại tên bài 2.2. Các hoạt động:

a. HĐ1: Xem tranh minh họa và tìm ra ai qua đường không an toàn? Ai qua đường an toàn? (5’)

- YCHS quan sát tranh

- Chia lớp thành nhóm 4. YC các nhóm thảo luận theo câu hỏi (thời gian 3 phút):

+ Trong tranh, bạn nào qua đường không an toàn? Bạn nào qua đường an toàn? Vì sao?

- Thảo luận cả lớp

*KLC: Đây là đường giao thông ở thành thị. Hai bạn nhỏ chạy qua đường bên ngoài vạch kẻ đường dành cho người đi bộ sẽ dễ bị tai nạn. Vì vậy các bạn qua đường không an toàn.

- Những bạn qua đường trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ hoặc qua đường bằng cầu vượt là qua đường an toàn.

- Thảo luận nhóm 4, xác định những bạn qua đường không an toàn

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung

b. HĐ2: Tìm hiểu những nơi qua đường an toàn và những hành vi không an toàn khi qua đường. (5’)

- Chia cặp đôi. YCHS thảo luận 2 câu hỏi sau (thời gian 3 phút)::

+ Đi bộ qua đường thế nào là đúng và an toàn nhất?

+ Những hành vi nào gây mất an toàn khi

- Thảo luận cặp đôi

qua đường?

- Thảo luận cả lớp:

+ Đi bộ qua đường thế nào là an toàn nhất?

+ Đường giao thông ở địa phương con không có vạch kẻ đường và cầu vượt dành cho người đi bộ thì con qua đường thế nào cho an toàn?

+ Những hành vi nào gây mất an toàn khi qua đường?

+ Vì sao chúng ta dễ bị tai nạn khi đột ngột chạy qua đường?

- Đột ngột chạy qua đường: Lái xe không thể dừng lại ngay lập tức khi nhìn thấy các con và tai nạn giao thông có thể xảy ra - Vượt qua dải phân cách: Có thể bị ngã dưới lòng đường và bị các phương tiện đang đi trên đường đâm phải

- Qua đường gần nơi các phương tiện đang dừng đỗ: Các phương tiện này có thể chuyển động bất ngờ hoặc che khuất tầm nhìn gây nguy hiểm cho các con

- Nói chuyện, đùa nghịch: Gây mất tập trung, các con không thể quan sát được những chiếc xe không đi tới

* KL: Các con vừa nhận biết được những nguy hiểm khi qua đường không an toàn.

* Mở rộng: Cho HS quan sát tranh, ảnh hoăc xem video và nhận biết về người qua

- Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận.

- HS khác nhận xét, bổ sung + Để qua đường đúng, an toàn:

- Qua đường bằng cầu vượt, hầm hoặc tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và phải chấp hành báo hiệu đường bộ.

- Ở nơi không có cầu vượt, hầm, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, con phải quan sát các xe đi tới, chỉ qua đường khi thực sự đảm bảo an toàn.

- Trước khi qua đường phải dừng lại, quan sát hai phía cẩn thận để kiểm tra an toàn, giơ tay xin đường, đi bộ qua đường.

- Nên nhờ người lớn dắt qua đường.

- Đột ngột chạy qua đường - Vượt qua dải phân cách

- Qua đường gần nơi các phương tiện đang dừng đỗ

- Nói chuyện, đùa nghịch - Giải thích. Nhận xét

đường an toàn và không an toàn.

c. HĐ3: Góc vui học (3’)

- YCHS quan sát tranh và đọc thành ngữ:

“Đi đâu mà….phải dây”

- Thành ngữ khuyên con điều gì khi qua đường?

*KL

- Đọc

- Câu thành ngữ khuyên chúng ta:

+ Không được hấp tấp, vội vàng khi qua đường

+ Nếu không thực hiện sẽ dễ va chạm với các phương tiện khác đang tham gia giao thông.

2.3. Ghi nhớ và dặn dò: (3’) - Chốt nội dung cần ghi nhớ

- Gọi 2 HS nhắc lại Gọi 2 HS nhắc lại

2.4. Bài tập về nhà (1’)

- Các con hãy cùng bố mẹ thực hành qua đường và thực hiện qua đường an toàn nhé.

IV. Điều luật liên quan:

- Luật giao thông đường bộ (Số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008): Trích điều 32:

Điều 32. Người đi bộ

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

B. SINH HOẠT TUẦN: (15’)

1. Các tổ trưởng, lớp trưởng nhận xét: 4’

- Các tổ trưởng nhận xét về các hoạt đông của tổ mình.

- Lớp trưởng lên nhận xét chung về các hoạt động của lớp về mọi mặt.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, cho ý kiến bổ sung.

2. GV nhận xét, đánh giá. 4’

- GV nhận xét tình hình về mọi mặt của lớp.

* Ưu điểm:

- Biết phát huy ưu điểm, khắc phục các nhược điểm của tuần trước.

- Duy trì sĩ số lớp: Đạt .... %