• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI VÀ TỬ VONG TRONG GẠN TÁCH TẾ BÀO MÁU

Ảnh 1.3. Hình ảnh bạch cầu kết dính vào thành mạch máu của tim gây tắc mạch

1.6. CÁC BIẾN CỐ BẤT LỢI VÀ TỬ VONG TRONG GẠN TÁCH TẾ BÀO MÁU

Gạn tách tế bào máu là một thủ thuật điều trị tương đối an toàn [143], 144], [145]. Tuy nhiên, có thể xảy ra một số biến chứng trong và sau quá trình điều trị, cần được phòng ngừa và xử lý thích hợp. Các tai biến này bao gồm [146], [147], [148]:

* Lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu: xảy ra trong các trường hợp bù thể tích tuần hoàn bằng huyết tương tươi.

* Hạ huyết áp:

Tai biến hạ huyết áp xảy ra khi thể tích máu lấy đi lớn hơn 10 - 15%

tổng thể tích máu mà bệnh nhân không được cân bằng dịch. Bệnh nhân có biểu hiện choáng váng, vã mồ hôi, huyết áp tối đa dưới 90 mmHg và hoặc huyết áp tụt dưới 30 mmHg so với huyết áp bình thường. Hiện tượng này có

thể phòng ngừa bằng cách đảm bảo cân bằng dịch, hạ đầu thấp [1].

Trong 40 bệnh nhân LXMKDH gạn tách bạch cầu của Lê Phương Anh (2008) [25] có 3 bệnh nhân có biểu hiện choáng váng và tụt huyết áp (7,5%).

Các bệnh nhân này được khắc phục bằng cách bù dịch tích cực và giảm bớt tốc độ gạn tách. Tác giả cho rằng khi sử dụng máy ly tâm liên tục, lượng máu lưu hành ở hệ thống dây và khay ly tâm ít nên biến chứng tụt áp chỉ xảy ra khi không cân bằng được lượng máu lấy ra ở túi và lượng dịch đưa vào.

Nguyễn Thị Lệ Ninh (2015) gạn tách tiểu cầu thấy tốc độ dòng chảy ở

máy gạn tách liên tục đối với người lớn thường là 60 - 120 ml/phút do vậy mà

lượng máu nằm ngoài cơ thể là rất ít. Không thấy bệnh nhân nào có biến chứng do giảm thể tích tuần hoàn hay tác dụng không mong muốn [28].

* Giảm calci máu:

Giảm calci máu là tác dụng không mong muốn hay gặp nhất trong quá trình gạn tách. Giảm calci máu do chất chống đông citrate đưa vào. Bệnh

nhân có biểu hiện: tê cóng, cảm giác kim châm ở môi và ngón tay, đánh trống ngực, nếu không xử trí sẽ dẫn đến cơn tetany hoặc loạn nhịp tim [27], [53].

* Tan máu do nguyên nhân cơ học:

Một biến chứng đáng lo ngại trong quá trình gạn tách tế bào máu là nguy cơ thiếu máu nặng. Tan máu do nguyên nhân cơ học là do tương tác với các van và đường ống của máy tách. Hoàng Nguyên Khanh và cs. (2013) [26]

đã tiến hành truyền 01 đơn vị hồng cầu bồi hoàn song song với quá trình gạn tách để hạn chế lượng hồng cầu mất đi, nhưng vẫn đảm bảo không làm tăng độ nhớt máu.

* Rối loạn đông máu:

Van de Louw A. (2017) [148] cho rằng gạn tách bạch cầu để làm giảm SLBC trong hội chứng tăng bạch cầu của bệnh LXM cấp dòng tủy có thể ảnh hưởng đến đông máu và làm cho tình trạng rối loạn ĐMNMRR nặng lên.

* Các tai biến khác:

Các tai biến khác bao gồm: choáng, ngất (lo lắng, vã mồ hôi, da nhợt nhạt, co giật, ngất, giảm nhịp tim), phản ứng dị ứng (phát ban, khó thở, sưng nề môi, lưỡi, quanh mắt) và tắc mạch khí.

Tendulkar Anita A. và cs. (2017) đã thực hiện 16 chu kỳ gạn tách bạch cầu ở 10 bệnh nhân thấy các tác dụng không mong muốn xuất hiện ở hai chu kỳ (12,5%), đều liên quan đến sự gián đoạn dòng máu. Không có tai biến nghiêm trọng và không có sự tương quan giữa tác dụng không mong muốn với giới tính, bệnh lý, hoặc tuổi của bệnh nhân. Cả hai trường hợp này đều xảy ra ở bệnh nhân LXM cấp dòng tủy [112].

Nguyễn Thị Lệ Ninh (2015) [28] điều trị 55 TTCTP bằng phương pháp gạn tiểu cầu kết hợp điều trị hydroxyurea tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương không gặp bệnh nhân nào có phản ứng phụ của gạn tiểu cầu.

* Tử vong trong quá trình gạn tách tế bào máu:

Các bệnh nhân được chỉ định gạn tách tế bào máu điều trị đều là các bệnh nhân nặng, nhưng tỷ lệ tử vong trong quá trình gạn tách rất thấp (khoảng 3/10.000).

Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nhịp tim hoặc phù phổi cấp [54], [145].

Theo Mollison, trong 289.385 ca gạn tách bạch cầu tại Anh từ năm 1985 đến 1989 không có trường hợp tử vong nào. Trong số các trường hợp được gạn tách bạch cầu tại Mỹ từ năm 1976 đến 1985 chỉ có 1 trường hợp tử vong (theo[7]).

Yavasoglu I. và cs. (2007) nghiên cứu 195 chu kỳ gạn tách máu điều trị

ở 44 bệnh nhân thấy tổng số biến chứng là 21%. Các biến cố bất lợi là 17%

trong số các lượt gạn tách. Không có bệnh nhân nào tử vong do biến chứng.

Các biến cố bất lợi mức độ nhẹ là 14%; vừa là 1% và nặng là 2%. Các biến cố bất lợi thường gặp là buồn nôn/nôn, hạ huyết áp và đau bụng. Các tác giả cho rằng gạn tách các thành phần máu trong điều trị là an toàn trong một số bệnh về huyết học, thần kinh và chuyển hoá [146].

Chow M. P. và cs. (1990) [23] nghiên cứu 43 trường hợp gạn tách các thành phần máu để điều trị (20 trường hợp gạn tách huyết tương, 7 trường hợp gạn tách bạch cầu và 16 trường hợp gạn tách tiểu cầu) thấy các tác dụng không mong muốn của phương pháp gạn tách các thành phần máu là hiếm gặp. Có 01 trường hợp tử vong trong số 94 chu kỳ gạn tách

Như vậy, các nghiên cứu đều cho rằng gạn tách tế bào máu điều trị là một phương pháp an toàn.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU