• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Các biến số nghiên cứu

2.4.1. Các biến số đánh giá trong thời gian nằm viện

* Lâm sàng:

- Tuổi.

- Giới: Nam, nữ.

- Cân nặng: Với trẻ em cần đánh giá cân nặng so với tuổi.

- Các triệu chứng cơ năng: Đau ngực, khó thở, viêm phổi tái phát, chậm lớn, hồi hộp, ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.

- Dấu hiệu thực thể: Tiếng thổi tâm thu, tính chất, cường độ, hướng lan.

Tần số tim, tiếng T2 mạnh, T2 tách đôi …

* Cận lâm sàng:

- Siêu âm tim: Vị trí và kích thước TLT, kích thước gờ van động mạch chủ, kích thước các buồng tim, tình trạng van tim, áp lực động mạch phổi, tổn thương đi kèm.

- Xquang tim phổi thẳng: Chỉ số tim ngực, hình ảnh phổi ứ huyết nếu có.

- Điện tâm đồ: Nhịp, trục điện tim, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, bloc nhánh hoặc phân nhánh, rối loạn nhịp.

- Holter điện tâm đồ: Trong trường hợp điện tâm đồ bề mặt có loạn nhịp hoặc nghi ngờ có rối loạn nhịp.

- Xét nghiệm máu: Chức năng thận, điện giải đồ, bilan viêm nếu nghi ngờ, tế bào máu toàn phần, đông máu cơ bản.

2.4.2. Các biến số đánh giá trong can thiệp đóng TLT phần quanh màng - Đặc điểm TLT phần quanh màng trên thông tim.

+ Kích thước TLT phía thất trái, phía thất phải.

+ Hình dạng TLT.

+ Kích thước gờ động mạch chủ.

+ Phình xoang valsava.

+ Mức độ hở chủ.

+ Phình vách màng: Một hay nhiều đường thoát, kích thước đường thoát.

+ Hướng của lỗ TLT.

- Loại và số dụng cụ can thiệp được sử dụng.

+ Dụng cụ loại nào, số lượng dụng cụ.

+ Hình dạng dụng cụ: Nở hoàn toàn hay không nở hoàn toàn (có eo thắt), dạng nút hay hai đĩa (Coil Pfm).

+ Kích thước dụng cụ: Kích thước cánh trái, kích thước cánh phải.

+ Dụng cụ cố định tốt hay không.

- Số lần can thiệp trên mỗi bệnh nhân: Một hay hơn một lần, nguyên nhân.

- Đặc điểm kỹ thuật: Thủ thuật được tiến hành theo đường xuôi dòng hay ngược dòng.

- Các biến chứng trầm trọng:

+ Tử vong,

+ Rối loạn nhịp tim cần điều trị.

+ Thuyên tắc mạch

+ Di lệch dụng cụ, đứt gãy dụng cụ.

+ Hở van tim cần phẫu thuật.

+ Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

+ Biến chứng tắc mạch: nhồi máu phổi, nhồi máu não, tắc mạch tạng, tắc mạch chi…

+ Tan máu cần phải truyền máu hoặc điều trị ngoại khoa.

+ Thủng mạch tạng.

- Các biến chứng khác:

+ Tụ máu nơi chọc mạch.

+ Huyết khối dụng cụ.

+ Rối loạn nhịp cần theo dõi.

+ Hở van tiến triển.

+ Tan máu phải điều trị nội khoa.

+ Nhiễm trùng.

+ Dị ứng thuốc.

+ Tổn thương mạch do dụng cụ.

2.4.3. Tiêu chuẩn can thiệp thành công - Thủ thuật thành công khi:

+ Thủ thuật diễn ra thuận lợi, dụng cụ cố định tốt, không di lệch.

+ Shunt tồn lưu nhỏ hoặc không còn shunt tồn lưu.

+ Không có biến chứng đáng kể trong quá trình làm thủ thuật.

- Thủ thuật thất bại khi:

+ Không đưa được dụng cụ vào đúng vị trí.

+ Phải rút dụng cụ lại do rối loạn nhịp, dụng cụ không cố định được, shunt tồn lưu lớn, dụng cụ ảnh hưởng nhiều đến vận động các van tim.

+ Di lệch dụng cụ, rơi dụng cụ.

+ Bệnh nhân tử vong.

2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá shunt tồn lưu sau can thiệp trên siêu âm tim qua thành ngực và trên thông tim

Shunt tồn lưu trên siêu Doppler màu qua thành ngực và trên thông tim được đánh giá theo tiêu chuẩn Boutin và cộng sự:

- Shunt tồn lưu rất nhẹ: bề rộng dòng màu/cản quang vượt qua vị trí bít VLT < 1 mm.

- Shunt tồn lưu nhỏ: bề rộng dòng màu/cản quang vượt qua vị trí bít VLT từ 1-2 mm.

- Shunt tồn lưu vừa: bề rộng dòng màu/cản quang vượt qua vị trí bít VLT từ 3-4 mm.

- Shunt tồn lưu lớn: bề rộng dòng màu/cản quang vượt qua vị trí bít VLT quá 4 mm.

2.4.5. Các biến số đánh giá sau can thiệp 6 tháng, 1 năm.

- Lâm sàng:

+ Cân nặng: Cân nặng của bệnh nhân so với trước can thiệp.

+ Các triệu chứng cơ năng: Các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân so với trước can thiệp.

+ Thực thể: Tiếng thổi tâm thu, nhịp tim, rối loạn nhịp.

- Các thông số cận lâm sàng:

+ Điện tâm đồ: Nhịp, trục điện tim, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, rối loạn nhịp, tăng gánh nhĩ, thất.

+ Holter điện tâm đồ: Với những trường hợp nghi ngờ loạn nhịp hoặc có rối loạn nhịp cần theo dõi.

+ Siêu âm tim qua thành ngực: Vị trí của dụng cụ, shunt tồn lưu, kích thước các buồng tim, tình trạng van tim, áp lực động mạch phổi.

+ Xét nghiệm máu cơ bản.

+ Tổng phân tích nước tiểu: Nếu bệnh nhân trươc đó có biểu hiện tan máu sau can thiệp.

+ Hình dạng dụng cụ được kiểm tra trên màn tăng sáng: Bệnh nhân được kiểm tra dụng cụ dưới màn tăng sáng của máy chụp mạch ở phòng can thiệp, tư thế 4 buồng hoặc tư thế bộc lộ rõ kích thước và hình dạng của dụng cụ.

- Ghi nhận các biến chứng trong quá trình theo dõi:

+ Biến chứng rối loạn nhịp muộn, đặc biệt là Bloc nhĩ thất cấp 3.

+ Biến chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

+ Biến chứng hở van tim tiến triển.

+ Biến chứng di lệch dụng cụ, rơi dụng cụ.

+ Biến chứng đứt gãy dụng cụ.

+ Tử vong.

2.4.6. Phương tiện chính sử dụng trong nghiên cứu:

+ Máy siêu âm tim.

+ Máy điện tim đồ, Holter điện tim.

+ Máy chụp mạch can thiệp.