• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG NHÂN SỰ TẠI CHI

3.2. Một số biện pháp bố trí và sử dụng nhân sự tại chi cục Hải Quan cửa khẩu cảng

3.2.6. Một số biện pháp khác

Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo và đơn vị bạn

Bên cạnh sự cố gắng của cán bộ và chuyên viên văn phòng Chi cục Hải Quan và của các ngành, để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cần tranh thủ tối đa các sự trợ giúp cuả các đơn vị có chức năng đào tạo thì Chi cục phải phối hợp với các ngành và các cơ quan chức năng trong vấn đề đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức thông qua các chương

trình hợp tác đào tạo như phối hợp với các chi cục Quản lý thị trường. Đồng thời xây dựng, củng cố, phát triển và mở rộng hợp tác đào tạo ở trong và ngoài Thành phố có chọn lọc, tạo cơ hội tốt nhất, nhanh nhất cho việc đào tạo cán bộ để tiếp thu và vận hành công nghệ, chính sách pháp luật của Nhà nước và hiện đại theo các chuẩn mực và thông lệ mà Nhà nước quy định, tạo thế chủ động trong hoạt động của đơn vị và hội nhập. Đặc biệt cần lựa chọn và dành một số cán bộ có đủ điều kiện để đưa đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở các cơ sở đào tạo có uy tín theo yêu cầu phát triển của tổ chức, để trong một thời gian ngắn vài ba năm có được một đội ngũ cán bộ có khả năng quản lý và vận hành được hoạt động của một đơn vị trên nền công nghệ và thị trường phát triển.

Củng cố đội ngũ cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ:

Đào tạo, đào tạo lại và nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn là công việc hết sức cần thiết, quan trọng trong việc triển khai chính sách chế độ, pháp luật và các qui định của Nhà nước cũng như nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của từng cán bộ. Một yếu tố không thể thiếu trong công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân sự đó là đội ngũ cán bộ giảng dạy về nghiệp vụ của Chi cục Hải Quan KV3. Việc kiện toàn đội ngũ cán bộ giảng dạy là điều vô cùng khó khăn. Giải quyết được vấn đề cán bộ giảng dạy sẽ nâng cao được chất lượng của các khóa tập huấn về trình độ nghiệp vụ. Qua đó, chữ “tầm”

trong đọi ngũ cán bộ giảng dạy sẽ được đánh giá một cách đầy đủ.

Chi cục có không ít cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong công tác. Trên thực tế, hiện nay về cơ bản công tác đào tạo nghiệp vụ chuyên môn do cán bộ trong ngành đảm nhận. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu dựa trên kiến thức vốn có của cán bộ. Hầu hết, các cán bộ tham gia đào tạo của ngành mới ở tiêu chí kiến thức chuyên môn mà chưa được trang bị cơ bản về kiến thức truyền đạt sư phạm. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả đào tạo do ngành tổ chức. Từ thực tế này, Chi cục Hải Quan KV3:

- Có chương trình tuyển chọn đội ngũ cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm của ngành có chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác. Phạm vi tuyển chọn cần mở rộng đến các thành phần, và đặc biệt là cán bộ của ngành đã nghỉ chế độ. Đồng thời lựa chọn những cán bộ có thâm niên trong ngành, có nhiều kinh nghiệm thực để xây dựng mạng lưới cộng tác viên tích cực, được gọi là mạng lưới giảng viên lan rộng.

- Xây dựng chương trình, phối hợp với các trường chuyên nghiệp để tổ chức đào tạo đội ngũ án bộ giảng dạy kiêm nhiệm này.

- Xây dựng chế độ cho cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm của ngành phù hợp để khuyến khích cán bộ tham gia.

- Thuê giảng viên của các trường chuyên nghiệp: Có thể thuê các giảng viên chuyên nghiệp của các trường chuyên nghiệp trong và ngoài thành phố về giảng dạy cho các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sau mỗi đợt giảng dạy của các cán bộ giảng dạy cần có sự tổng kết, đúc rút những mặt làm được và chưa làm được để có sự lựa chọn thích hợp.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Một số kiến nghị với ngành Hải quan

- So với yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay, cần phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện đảm bảo kịp thời nguồn kinh phí đào tạo và cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo cán bộ, công chức của Cục hải quan TP Hải Phòng trong giai đoạn 2018-2025.

- Chỉ đạo các bộ phận chức năng xây dựng tiêu chuẩn công chức phù hợp với yêu cầu công việc chuyên sâu trong từng lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan trong thời gian tới, tạo môi trường pháp lý để cán bộ, công chức được đào tạo yên tâm công tác.

- Có cơ chế khuyến khích động viên, khen thưởng vật chất và tinh thần, thời gian... đối với những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc. Đồng thời có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài, tạo cơ hội cho cán bộ, công chức trên cơ sở kết quả công việc theo xu hướng phát triển, phù hợp nhằm tạo động lực cho từng cá nhân phát huy hết khả năng làm việc trong ngành Hải quan

- Cần phải xây dựng lại quy chế quản lý cán bộ, hoàn thiện hệ thống quản lý cán bộ, quy định rõ quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, từng đơn vị trong từng khâu công tác. Thực hiện nghiêm chế độ thanh tra, kiểm tra, khen thưởng kỷ luật và vấn đề liêm chính Hải quan.

3.3.2. Một số kiến nghị với Thành phố Hải Phòng

Hải quan là cửa ngõ để thu hút nguồn đầu tư của nước ngoài là giao thương của Việt Nam với thế giới, nên hơn lúc nào hết thành phố Hải Phòng cần cam kết nhất quán định hướng mục tiêu xây dựng và phát triển Hải quan trở thành một công cụ đắc lực cho phát triển của cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra một môi trường mở để cán bộ, công chức được an tâm công tác.

- Các chính sách đối với ngành Hải quan cần nhất quán, phù hợp với xu thế phát triển của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Chú trọng tạo điều kiện cho ngành Hải quan hội nhập với thế giới.

- Tiếp tục tạo điều kiện xây dựng và phát triển đội ngũ công chức xứng tầm với vị thế của Hải quan thủ đô của cả nước trong giai đoạn cải cách, phát triển hội nhập quốc tế.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang tiếp tục trên con đường đổi mới và hội nhập kinh tế Quốc tế, hoạt động thị trường nội địa ngày càng mở rộng và nhộn nhịp hơn, các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường trở nên đông đảo và đa dạng, với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia, trong đó có các chủ thể kinh tế là nước ngoài; hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại, văn hoá và du lịch với nước ngoài ngày càng phát triển. Trước bối cảnh đó đặt ra cho công tác Hải Quan nói chung và đội ngũ công chức Hải Quan những vấn đề lớn cần được quan tâm, trước hết phải tập trung xây dựng đội ngũ công chức Hải Quan có bản lĩnh vững vàng, có trật tự kỷ cương, có đạo đức và lối sống văn hoá, chăm lo xây dựng lực lượng ngày càng chuyên nghiệp, có những biện pháp tích cực để phòng ngừa và khắc phục những biểu hiện tiêu cực nảy sinh trong lực lượng Hải Quan và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên.

Chi cục Hải Quan KV3 là đơn vị hành chính trực thuộc Bộ Tài Chính, Công chức Hải Quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Ngay từ khi thành lập, lực lượng Hải Quan đã gặp không ít khó khăn thách thức, đặc biệt là thiếu hụt trầm trọng cán bộ có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu của tình hình thị trường của từng giai đoạn đặt ra. Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, lực lượng Hải Quan trong cả nước nói chung và lực lượng Hải Quan KV3 nói riêng đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Ngành, đồng thời đã có những bước trưởng thành mới và thực sự đã trở thành một lực lượng chuyên trách, quan trọng không thể thiếu trong hệ thống quản lý Nhà nước về kinh tế, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường trong kỷ nguyên 4.0. Công chức Hải Quan đã được trang bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ và quản lý tiên tiến hiện đại để thực thi công vụ; trình độ đội ngũ công chức ngày càng được nâng cao, từ một lực lượng hầu hết là quân nhân chuyển ngành và các ngành khách chuyển đến, chưa qua các trường lớp đào tạo cơ bản, nhưng trong những năm qua công chức lực lượng đã nỗ lực cố gắng vừa tham gia

công tác, vừa tích cực học tập để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng bố trí và sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3 Cục Hải Quan thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017, luận văn “Bố trí và sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3 Cục Hải Quan thành phố Hải Phòng trong kỷ nguyên 4.0” đã đưa ra được những vấn đề như sau:

Hệ thống hoá cơ sở lý luận về bố trí sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3.

Đánh giá thực trạng bố trí sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3 trong thời gian qua, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bố trí sử dụng nhân sự tại đơn vị.

Đề xuất và kiến nghị các giải pháp và quan điểm nhằm hoàn thiện bố trí sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3 trong kỷ nguyên 4.0 cụ thể:

- Hoàn thiện bố trí sử dụng nhân sự tại Chi cục Hải Quan KV3 - Xây dựng lực lượng Hải Quan ngày càng chính quy, hiệu quả - Xây dựng lực lượng Hải Quan ngày càng tinh thông về nghiệp vụ

- Đổi mới quản lý lực lượng công chức của chi cục Hải Quan KV3 Hải Phòng - Xây dựng đội ngũ lực lượng Hải quan gắn với cải cách hành chính của Chi cục Hải Quan KV3

- Một số biện pháp khác

Các giải pháp cần được Chi cục thực hiện một cách đồng bộ để đem lại hiệu quả cao nhằm hoàn thiện bố trí và sử dụng nhân sự tại chi cục Hải Quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV3 trong kỷ nguyên 4.0.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2006), Báo cáo chẩn đoán dự án kỹ thuật chuẩn bị dự án hiện đại hoá Hải quan Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ tài chính (2005), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Hiện đại hoá hải quan vay vốn ngân hàng thế giới, Hà Nội

3. Bộ tài chính (2006), Quyết định 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 việc thành lập Kiểm tra viên chính hải quan, Hà Nội.

4. Bộ tài chính (2010), Tài liệu thi nâng ngạch từ Kiểm tra viên hải quan lên Kiểm tra viên chính hải quan, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2010), Tổ chức cán bộ 2005-2010 và định hướng mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2015, Nhà xuất bản Tài chính.

6. Bộ tài chính (2010), Quyết định 1027/QĐ-BTC Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Chính phủ (2011), Quyết định 48/QĐ/ TTg ngày 25-03-2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Hải quan tới năm 2020.

8. Chi Cục hải quan KV3 (2018), Báo cáo kết quả thực hiện luật Hải quan sửa đổi 6 tháng đầu năm 2018.

9. Chi Cục hải quan KV3, Báo cáo thường niên về chất lượng cán bộ, công chức từ năm 2013 đến năm 2017.

10. Chi Cục hải quan KV3, Báo cáo tổng kết công tác các năm từ năm 2013 đến năm 2017.

12. Cục Hải quan Hải Phòng (2011) Báo cáo tổng kết tình hình công tác năm 2011 và dự kiến chương trình kế hoạch công tác năm 2020.

13. PGS. TS Trần Xuân Cầu, PGS. TS Mai Quốc Chánh (2008). Kinh tế nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

14. Christian Batal (người dịch: Phạm Thị Hoa, 2002), Quản lý nguồn Nhân sự trong khu vực nhà nước, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

16. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của chính phủ về đào tạo và bồi dưỡng công chức.