• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản a/ Biện pháp an toàn dự phòng tính đến yếu tố con người:

Trong tài liệu Chương 3: Kỹ thuật vệ sinh lao động (Trang 46-49)

Chương 4: Kỹ thuật an toàn lao động

4.1.3. Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản a/ Biện pháp an toàn dự phòng tính đến yếu tố con người:

- Thao tác lao động, nâng và mang vác vật nặng đúng nguyên tắc an toàn, tránh các tư thế cúi gập người, lom khom, vặn mình…giữ cột sống thẳng, tránh thoát vị đĩa đệm, tránh vi chấn thương cột sống ...

- Đảm bảo không gian thao tác vận động trong tầm với tối ưu, thích ứng với 90% số người sử dụng về tư thế làm việc, điều khiển thuận lợi với các cơ cấu điều khiển, ghế ngồi phù hợp…

- Đảm bảo điều kiện lao động thị giác: khả năng nhìn rõ quá trình làm việc, nhìn rõ các phương tiện thông tin, cơ cấu điều khiển, các ký hiệu, biểu đồ, màu sắc.

- Đảm bảo điều kiện sử dụng thông tin thính giác, xúc giác.

- Đảm bảo tải trọng thể lực như tải trọng đối với tay,chân, tải trọng tĩnh…

- Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải hay đơn điệu.

b/ Thiết bị che chắn an toàn:

* Mục đích của thiết bị che chắn an toàn:

- Cách ly vùng nguy hiểm với người lao động.

- Ngăn ngừa tai nạn lao động như rơi, ngã, vật rắn bắn vào người…

* Một số yêu cầu đối với thiết bị che chắn:

- Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra.

- Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động.

- Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị.

* Phân loại một số thiết bị che chắn: có thể phân ra các loại thiết bị che chắn sau:

- Thiết bị dùng để che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động.

- Thiết bị dùng che chắn vùng văng bắn của các mảnh dụng cụ, của vật liệu gia công.

- Thiết bị dùng che chắn bộ phận dẫn điện.

- Thiết bị dùng che chắn nguồn bức xạ có hại.

- Thiết bị dùng làm rào chắn cho khu vực làm việc trên cao, hào hố sâu…

- Thiết bị dùng che chắn tạm thời( di chuyển được) hoặc che chắn cố định( không di chuyển được).

c/ Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa:

Không một máy móc thiết bị nào được coi là hoàn thiện và đưa vào hoạt động nếu không có các thiết bị phòng ngừa thích hợp.

* Mục đích sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa: Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra như quá tải, chuyển động vượt quá giới hạn quy định, nhiệt độ chưa đạt yêu cầu.

* Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa: Tự động điều chỉnh hoặc ngắt máy, thiết bị, bộ phận của máy khi có một thông số nào đó vượt quá giá trị giới hạn cho phép.

* Phân loại thiết bị và cơ cấu phòng ngừa:

Theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị cơ cấu phòng ngừa được chia ra làm 3 loại:

- Hệ thống phòng ngừa có thể tự động phục hồi khả năng làm việc khi thông số kiểm tra đã giảm đến mức quy định như: ly hợp ma sát, rơ le nhiệt, ly hợp vấu, lò xo, van an toàn kiểu đối trọng hoặc lò xo…

- Các hệ thống phòng ngừa có thể phục hồi khả năng làm việc bằng cách thay thế cáí mới như: cầu chì, chốt cắt, then cắt...( các bộ phận này thường là khâu yếu nhất của hệ thống).

- Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng tay như: rơ le đóng ngắt điện, cầu dao điện...

Theo chủng loại phòng ngừa cho thiết bị người ta phân ra:

- Phòng ngừa quá tải cho thiết bị chịu áp lực - Phòng ngừa quá tải của máy động lực.

- Phòng ngừa sự dịch chuyển của các bộ phận khi vượt quá giới hạn cho phép.

- Phòng ngừa cháy nổ.

Nói chung thiết bị phòng ngừa chỉ đảm bảo làm việc tốt khi đã tính toán chính xác ở khâu thiết kế, chế tạo và nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các quy định về kỹ thuật an toàn.

d/ Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa:

- Cơ cấu điều khiển gồm các nút mở, đóng máy, hệ thống tay gạt, các vô lăng điều khiển ... để điều khiển theo ý muốn người lao động và không nằm trong vùng nguy hiểm đồng thời phải làm việc tin cậy, dễ với tay tới, dễ phân biệt, điều khiển chính xác

- Phanh hãm là bộ phận dùng để chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của các phương tiện, các bộ phận theo ý muốn của người lao động.Yêu cầu cơ cấu phanh phải gọn, nhẹ, nhanh nhạy, không bị trượt, không bị kẹt, không bị rạn nứt, không tự động đóng mở khi không có sự điều khiển.

- Khóa liên động là loại cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động cho người lao động khi họ thao tác vi phạm quy trình vận hành máy. Khoá liên động có thể dùng điện, cơ khí, thuỷ lực, điện - cơ kết hợp hoặc dùng tế bào quang điện. Ví dụ: máy tiện CNC khi chưa đóng cửa che chắn thì không thể khởi động máy để làm việc được.

- Điều khiển từ xa: có tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng thời giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc như: điều khiển đóng mở hoặc điều chỉnh các van trong công nghiệp hoá chất, điều khiển sản xuất từ phòng điều khiển trung tâm ở nhà máy điện, trong tiếp xúc với phóng xạ ( kết hợp các thiết bị truyền hình)…

e/ Tín hiệu an toàn và biển báo phòng ngừa:

* Mục đích của các tín hiệu an toàn và biển báo phòng ngừa:

- Báo trước cho người lao động những nguy hiểm có thể xẩy ra.

- Hướng dẫn thao tác.

- Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua các dấu hiệu quy ước (màu sắc

hoặc hình vẽ…).

* Các yêu cầu đối với tín hiệu an toàn và biển báo phòng ngừa:

- Dễ nhận biết.

- Khả năng nhầm lẫn thấp, độ tin cậy cao.

- Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa.

* Các loại tín hiệu an toàn:

- ánh sáng hoặc màu sắc: màu đỏ, màu vàng, màu xanh… hoặc các màu tương phản.

- Âm thanh: còi, chuông, kẻng…

- Màu sơn, hình vẽ, chữ viết…

- Đồng hồ, dụng cụ đo lường ( đo cường độ, điện áp, áp suất, nhiệt độ…)

* Các loại biển báo phòng ngừa:

- Bảng biển báo hiệu: “Nguy hiểm chết người” “STOP “…

- Bảng cấm: “Khu vực cao áp, cấm đến gần”, “Cấm đóng điện đang sửa chửa “, “Cấm hút thuốc lá "...

- Bảng hướng dẫn: Khu vực làm việc, khu vực cấm hút thuốc lá, hướng dẫn đóng mở các thiết bị…

g/ Khoảng cách và kích thước an toàn:

Khoảng cách an toàn là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và các phương tiện máy móc hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất.

Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị để có những quy định khoảng cách an toàn khác nhau. Ví dụ trong cơ khí là khoảng cách giữa các máy, giữa các bộ phận nhô ra của máy, giữa các bộ phận chuyển động của máy với các bộ phận cố định…

h/ Phương tiện bảo vệ cá nhân:

Là những vật dụng được sử dụng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố nguy hiểm. Ngoài các loại thiết bị và biện pháp bảo vệ đã nêu trên, phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp kỹ thuật bổ sung, hỗ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong công tác BHLĐ nhất là khi điều kiện thiết bị và công nghệ còn lạc hậu.

Các phương tiện bào vệ cá nhân được phân theo các nhóm chính sau:

- Trang bị bảo vệ mắt: gồm loại bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do vật rắn bắn vào, bị bỏng và loại bảo vệ khỏi bị tổn thương do tia bức xạ.

- Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp: nhằm tránh các loại hơi, khí độc, bụi thâm nhập vào cơ quan hô hấp ví dụ: khẩu trang, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có phin lọc,...

- Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác: Nhằm ngăn ngừa tiếng ồn tác động xấu đến cơ quan thính giác của người lao động như: nút bịt tai ( đặt ngay trong lỗ tai), bao úp tai (che kín cả phần khoanh tai).

- Trang bị phương tiện bảo vệ đầu: nhằm chống các chấn thương cơ học, chống cuốn tóc hoặc chống các loại tia năng lượng trong các trường hợp cụ thể khác nhau như: các loại mũ mềm, cứng, mũ cho công nhân hầm lò, mũ chống mưa nắng, mũ chống cháy, mũ chống va chạm mạnh, mũ vải, mũ nhựa, mũ sắt,...

- Trang bị bảo vệ chân tay: để chống ẩm ướt, chống ăn mòn của hóa chất, cách điện, chống trơn trượt, chống rung…ví dụ: găng tay các loại, dày, ủng, dép các loại,

- Trang bị bảo vệ thân người: để bảo vệ thân người khỏi bị tác động của nhiệt, tia năng lượng, hóa chất, kim loaị lỏng bắn té…ví dụ: áo quần bảo hộ loại thường, loại chống nóng, loại chống cháy...

f/ Kiểm nghiệm dự phòng thiết bị:

Kiểm nghiệm độ bền độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình và các bộ phận của chúng trước khi đưa vào sử dụng.

Mục đích của kiểm nghiệm dự phòng là đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng, độ bền và độ tin cậy để quyết định đưa thiết bị vào sử dụng hay không.

Kiểm nghiệm dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ sửa chữa, bảo dưỡng.

Ví dụ: Thử nghiệm độ tin cậy của phanh hãm, thử nghiệm độ bền, độ sít kín của thiết bị áp lực, đường ống, van an toàn, thử nghiệm cách điện của các dụng cụ kỹ thuật điện và phương tiện bảo vệ cá nhân…

4.2. Những yêu cầu chung về an toàn khi thiết kế các cơ sở

Trong tài liệu Chương 3: Kỹ thuật vệ sinh lao động (Trang 46-49)