• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG (1) Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng phòng hộ

Chương XII. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NÔNG LÂM NGHIỆP

1. Rừng sản xuất kinh doanh, trong đó:

8.5.3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG (1) Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng phòng hộ

a. Những nhân tố ảnh hưởng

Rừng phòng hộ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên và xã hội như: áp lực của nạn du canh du cư, làm nương rẫy, khai hoang, khai thác gỗ, củi và săn bắn thú rừng;

gió bão và lũ lụt, xói mòn đất, sâu hại... Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quy hoạch rừng chưa hợp lý, do áp lực của sự phát triển xã hội, do sức ép tăng dân số và lương thực, do trình độ văn hóa kém, do thiếu sự tuyên chuyển giáo dục, do thiếu hiểu biết về chức năng và vai trò của rừng phòng hộ, do sự phát triển của giao thông... Chính những nguyên nhân này đã làm cho nhiều khu rừng đầu nguồn bị thu hẹp diện tích và suy thoái nghiêm trọng. Ví dụ:hiện nay độ che phủ của rừng phòng hộ Tây Bắc chỉ còn 7-10%. Hậu quả của sự thu hẹp diện tích và sự thoái hóa rừng phòng hộ là hết sức lớn. Điều này biểu hiện ở sự gia tăng nạn xói mòn, thoái hóa đất, hạn hán, lũ lụt, giảm năng suất cây trồng nông công nghiệp... Thật vậy, do phá hủy rừng ở phía Tây Bắc, nên lượng phù sa đưa vào sông Hồng rất lớn: 6.200g/m3 nước (1959) tăng lên 18.000g/m3 nước (1966). Ở nước ta mỗi năm xói mòn mang ra biển 250 triệu tấn phù sa màu mỡ ; trong đó Sông Hồng là 130 triệu tấn, sông Vệ là 80.000 tấn. Chỉ tính các sông ngòi phí Bắc nước ta hàng năm có thể đã mang đi: Nitơ - 7,15.105 tấn, photpho - 2,5.105 tấn, kali - 3,2.105 tấn. Chỉ tính lượng photpho mất đi đã bằng 11 lần sản lượng của một nhà máy phân lân lúc đó.

b. Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng phòng hộ b.1. Rừng phòng hộ đầu nguồn

Mục tiêu cơ bản của quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn là bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn nước cho các lưu vực sông, hồ, đồng ruộng, chống xói mòn, chống thoái hóa đất, giảm lũ lụt và bồi lắng các dòng sông, hồ...

Nguyên tắc cơ bản của quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn là thực hiện quy hoạch đất đai hợp lý, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên rừng, kiểm soát tốt các chất thải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Việc quy hoạch rừng đầu nguồn phải theo những mục đích nhất định. Bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên cũng phải dựa trên nguyên tắc vừa bảo vệ, vừa phát triển và ngăn chặn những hậu quả do các phế thải trong sản xuất gây ra. Việc kiểm tra chất thải và phòng chống ô nhiễm khu vực đầu nguồn là hết sức cần thiết, vì nó cho phép ngăn ngừa những hậu quả xấu do sản xuất gây ra cho môi trường. Để làm tốt công tác kiểm tra, chúng ta cần tổ chức tốt các trạm quan sát, xây dựng những phương pháp đánh gía và dự báo những biến đổi có thể xảy ra do sử dụng rừng đầu nguồn.

Như vậy, nguyên tắc quản lý bảo vệ lưu vực nước có thể mô tả bằng sơ đồ sau đây :

Kiểm tra chất thải và phòng chống ô nhiễm

Các hệ thống tự nhiên

Quy hoạch sử dụng đất Sản lượng

ổn định

Bảo vệ sử dụng tài nguyên

Để bảo vệ tốt rừng đầu nguồn, chúng ta phải thực hiện một hệ thống các biển pháp sau đây :

1. Trồng rừng và bảo vệ các loại rừng ở nơi xung yếu (địa hình dốc, gần đỉnh đồi núi, ven sông, hồ...). Những loài cây được lựa chọn để trồng rừng phải có một số tiêu chuẩn sau: hệ rễ phát triển mạnh ; tán lá thường xanh, rộng và kín; sinh trưởng nhanh và tái sinh tự nhiên tốt; thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, sức sống ổn định; có khả năng cải tạo đất; có khả năng cung cấp gỗ và củi...

2. Áp dụng hợp lý hệ thống nông lâm kết hợp, duy trì và quản lý tốt đất đồng cỏ.

3. Điều chế rừng tự nhiên bằng các biện pháp lâm sinh - kinh tế thích hợp.

4. Phát triển tốt các cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông - công nghiệp và giao thông hợp lý và toàn diện...

5. Thực hiện tốt công tác giao đất giao rừng cho dân tham gia quản lý và bảo vệ.

6. Tổ chức tốt công tác tuyên chuyển giáo dục và phổ cập cho nhân dân về kiến thức nông - lâm nghiệp, luật bảo vệ và phát triển rừng...

b.2. Rừng phòng hộ ven biển

Mục tiêu quản lý bảo vệ rừng phòng hộ ven biển là nhằm nâng cao khả năng chống gió bão, sóng biển, tạo sự ổn định và ngăn chặc cát bay, bảo vệ đồng ruộng, xóm làng, hệ thống giao thông và các công trình ven biển, kiểm tra và ngăn chặc sự nhiễm bẩn môi trường ven biển... Nhiệm vụ chủ yếu của quản lý bảo vệ loại rừng này là điều tra các nguồn tài nguyên rừng ven biển, lập quy hoạch khai thác, sử dụng và phát triển rừng hợp lý, kiểm tra các hoạt động khai thác và phát triển rừng, ngăn chặn ô nhiễm môi trường ven biển... Để quản lý bảo vệ tốt rừng phòng hộ ven biển, cần thực hiện một hệ thống các biện pháp sau:

Biện pháp cơ giới. Đối với những khu vực khô hạn, bãi cát và cồn cát chưa ổn định, chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp cố định cát, làm tăng độ phì đất bằng cách dùng các vật liệu cỏ khô, rơm rạ, cành lá cây gỗ... che phủ trên mặt đất.

Biện pháp nông lâm nghiệp. Đối với những dải đất ven biển đã ổn định, độ ẩm khá nhưng độ phì kém, chúng ta cần thực hiện ngay các biện pháp trồng cỏ, trồng cây ăn quả hoặc trồng rừng. Khi chọn cây trồng phải chú ý đến những loài có đặc tính sau : sinh trưởng nhanh, tán rộng và dày, hệ rễ phát triển mạnh và khoẻ, có khả năng chịu hạn và gió lớn, có tác dụng cải tạo độ phì đất, có khả năng cho thu hoạch gỗ, củi và quả... Các loài bạch đàn, phi lao, keo lá tràm, điều... là những loài đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Dải rừng được bố trí tùy theo tình hình cụ thể. Kỹ thuật thiết kế đai rừng phòng hộ phải tùy thuộc vào tình hình thực tế. Nói chung, mỗi dải rừng phải có bề rộng từ 10 - 50m, chiều dài dải rừng phải bố trí theo hướng vuông góc với hướng gió hại, đai rừng gồm nhiều tầng và kín...

b.3. Rừng phòng hộ đồng ruộng

Đây là những dải rừng phân bố trên các cánh đồng, có chức năng cải thiện tiểu khí hậu, phòng chống gió hại, bảo vệ đất và nước, góp phần làm ổn định và nâng cao năng suất cây nông nghiệp. Đai rừng phòng hộ đồng ruộng có nhiều tác dụng khác nhau : ngăn cản gió, cải thiện mực nước ngầm, điều hòa nhiệt độ, tăng cường độ ẩm cho đất bằng cách giảm bốc hơi nước, chống xói mòn đất... Những tác dụng này phụ thuộc vào kết cấu của các đai rừng. Nói chung, để phát huy tốt chức năng phòng hộ và bảo vệ đồng ruộng, đai rừng phải có kết cấu kín, bề rộng của nó từ 6-20m... Những loài cây được chọn để trồng rừng phòng hộ đồng ruộng phải có những tiêu chuẩn như : thích nghi tốt với đất và khí hậu địa phương, sinh trưởng nhanh, tán kín, hệ rễ khoẻ, sống lâu năm, có khả năng cung cấp gỗ củi...

b.4. Rừng lục hóa

Rừng lục hóa là những đai rừng, công viên rừng, những khóm rừng, dải cây, hàng cây, thảm cỏ, bồn hoa... phân bố trong các khu dân cư, thành phố, xí nghiệp... Chúng gồm một tập hợp những cây gỗ, cây thân cỏ được bố trí theo một trật tự nhất định nhằm mục đích bảo vệ môi trường và tạo cảnh quan đẹp cho thành phố và các khu dân cư.

Để quản lý bảo vệ rừng lục hóa, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây : 1) giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ rừng và đai cây xanh trong các khu dân cư, thành phố, xí nghiệp...; 2) tổ chức các đơn vị bảo vệ và phát triển rừng lục hóa trong các khu dân cư, thành phố và xí nghiệp ; 3) áp dụng tổng hợp các biện pháp lâm sinh, làm vườn để gây trồng, chăm sóc rừng lục hóa ; 4) chọn lọc những loài cây có tác dụng cải thiện môi trường, ngăn chặn chất nhiễm bẩn, tạo cảnh quan đẹp...

c. Các biện pháp quản lý bảo vệ rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng cũng chịu ảnh hưởng nhiều mặt của các nhân tố tự nhiên và xã hội.

Những ảnh hưởng rõ nhất là chặt phá cây rừng, săn bắn thú rừng, chăn thả súc vật, thải bỏ những chất gây nhiễm bẩn... Vì thế, để hạn chế những tác động xấu đến rừng đặc dụng, chúng ta cần thực hiện nghiêm ngặt những biện pháp sau đây:

1. Thiết lập các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử và văn hóa - xã hội là những khu vực có những loài cây - con, những hiện tượng tự nhiên và văn hóa - xã hội đặc biệt qúy, những mẫu chuẩn của tự nhiên. Ở đây nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp của