• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN LOẠI

3.1 Một số giải pháp

3.1.4 Một số giải pháp khác

3.1.4.1 Xây dựng chính sách giá hợp lý

Hiện nay, giá cả các sản phẩm dịch vụ du lịch của du lịch Hải Phòng nói chung vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với khả năng chi tiêu của đại bộ phận khách du lịch. Cạnh tranh về giá sản phẩm vẫn còn tương đối phổ biến trong một ngành du lịch non trẻ như du lịch Hải Phòng. Do vậy, xây dựng chính sách giá hợp lý cũng là một giải pháp quan trọng để doanh nghiệp thu hút khách du lịch.

Trước hết một chính sách giá hợp lý phải là một chính sách giá mang lại doanh thu tối đa cho doanh nghiệp và được khách hang chấp nhận. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp như hiện nay không phải lúc nào chính sách giá hợp lý cũng là chính sách giá như trên, có thể một chính sách giá khiến doanh nghiệp du lịch làm ăn hoà vốn, thậm chí cũng có lúc thua lỗ vẫn được coi là chính sách giá hợp lý. Bởi vậy, xây dựng chính sách giá hợp lý có ý nghĩa là doanh nghiệp du lịch phải xây dựng chính sách giá phù hợp

Tại Hải Phòng, du lịch biển đang là thế mạnh được khai thác nhiều nhất hiện nay. Điều đó thể hiện rõ nét tính mùa vụ trong du lịch Hải Phòng. Vì vậy, thời gian mùa du lịch du lịch, thời điểm tập trung nhiều nhu cầu du lịch, doanh nghiệp áp dụng chính sách giá cao là hợp lý nhất để tăng doanh thu bù lỗ cho thời gian ngoài du lịch, thời gian không kinh doanh du lịch được. Ngược lại. thời gian ngoài mùa du lịch, doanh nghiệp thực hiện chính sách giảm giá hoặc kèm theo một số chính sách khuyến mại vào sản phẩm du lịch sẽ là hợp lý để thu hút khách du lịch, nhất là đối tượng khách có thu nhập thấp không đủ khả năng đi du lịch vào thời gian chính vụ, nhằm khắc phục phần nào tính mùa vụ và duy trì hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh du lịch một cách thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, khi đưa ra chính sách giá cao hay giảm giá, doanh nghiệp cần căn cứ vào mức chi tiêu của khách du lịch, chính sách giá của đối thủ cạnh tranh đưa ra để tránh tình trạng đưa ra giá quá cao hoặc quá thấp làm mất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để thu hút sự chú ý của khách du lịch, doanh nghiệp nên xây dựng một số chính sách giá tạm thời, có thể là tăng cao (trong điều kiện cung khan hiếm không đủ đáp ứng cầu trên thị trường để khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp mình) hoặc giảm giá vào những thời điểm như nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập doanh nghiệp; kỷ niệm các sự kiện của thành phố; khai trương một số triển lãm mà doanh nghiệp có tham gia… để quảng bá mở rộng thị trường.

3.1.4.2 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch của Hải Phòng cũng đang từng bước được đa dạng hoá, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Các địa bàn trong thành phố đã đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch trong đó nổi trội là tài nguyên thiên nhiên để xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh việc bảo tồn và phục hồi các lễ hội truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hoá với nhiều chủ đề độc đáo, hấp dẫn. Nhiều sản phẩm du lịch mới được đưa vào khai thác như các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nhà vườn…

Các sản phẩm hang thủ công mỹ nghệ của Hải Phòng cũng bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách với nhiều chủng loại phong phú, được chế tác từ những nghệ nhân giàu kinh nghiệm của Hải Phòng, tuy nhiên mẫu mã còn nhiều hạn chế, chưa có sản phẩm đặc thù.

Loại hình du lịch và sản phẩm du lịch Hải Phòng trong thời gian qua vẫn chưa tương xưng so với tiềm năng du lịch của thành phố. Chính vì vậy, du lịch Hải Phòng chưa thu hút đước khách du lịch quốc tế đến và thời gian lưu trú của khách chưa đạt được mức như một số trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.

Muốn đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thì các doanh nghiệp du lịch Hải Phòng nên phát huy những lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có của thành phố, của doanh nghiệp. Kết hợp với sự đầu tư vốn dựa trên nhu cầu của thị trường để xác định những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, mang dấu ấn riêng của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn hoá, tăng cường giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch cũng là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp phải hình thành một bộ phận đánh giá, giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Hàng năm, bộ phận này đưa ra bảng xếp hạng sản phẩm, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp mình và cả những doanh nghiệp cung ứng sản phẩm du lịch cấu thành, nhằm khích lệ, nâng cao chất lượng, củng cố lại hoặc loại bỏ nhiều sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, tạo uy tín của doanh nghiệp đối với khách du lịch.

3.1.4.3 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hoạt động từ thiện

Hoạt động từ thiện tại Hải Phòng đã và đang được thực hiện sôi nổi. Tuy nhiên mới chỉ có một số ít nhóm, tổ chức tham gia làm từ thiện, phải tăng cường tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tham gia hoạt động từ thiện.

Thành phố nên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể để thu hút sự quan tâm và tham gia của mọi người như hội chợ từ thiện; đấu giá từ thiện; phong trào làm xanh sạch thành phố; thu gom đồ dùng, sách vở, quần áo cũ; các buổi biểu diễn ca nhạc từ thiện… Thông qua các hoạt động đó huy động mọi tầng

tính tự phát như hiện nay, hướng ứng phương châm của Đảng và Nhà nước là xã hội hoá việc từ thiện, toàn xã hội tham gia làm việc thiện.

3.1.4.4 Thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch

Cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm tham quan du lịch có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển du lịch, đặc biệt là các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch địa phương. Khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế rất thích giao lưu, tìm hiểu đời sống phong tục tập quán, tín ngưỡng… của cộng đồng dân cư nơi đến du lịch.

Du khách rất thích tham gia vào cuộc sống của những người dân. Họ đến cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc, tham gia vào các sinh hoạt văn hoá cùng người dân bản địa, đặc biệt là tại các làng nghề truyền thống, lễ tết. Tổ chức khôi phục các làng nghề là một biện pháp để phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nhất là tại các vùng nông thôn.

Xây dựng các mô hình du lịch cộng đồng để thu hút cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Cụ thể là có các chính sách hỗ trợ người dân trong việc xây dựng các nhà trọ, nhà nghỉ theo mô hình truyền thống một cách hợp lý để họ có thể đón tiếp và phục vụ khách du lịch ngay tại nhà.

3.2 Một số kiến nghị