• Không có kết quả nào được tìm thấy

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 1 Đối với Viễn thông Hải Phòng

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với an toàn vệ sinh lao động trong thực tế. Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì vai trò quản lý của các cơ quan trong thực hiện quyền của người lao động là điều vô cùng quan trọng. Các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước, trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh, cơ sở lao động nói chung. Vì vậy, để bảo vệ tốt hơn điều kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này cần phải được không ngừng tăng cường, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về quản lý trong hoạt động lao động, phát hiện các hành vi sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và thực hiện quyền lợi của các chủ thể nói riêng. Từ đó cũng kịp thời tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện những “khoảng trống” của pháp luật trong công tác quản lý trong thực tế.

Thứ hai, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể và an toàn vệ sinh lao động:

Một là, vấn đề nâng cao nhận thức và ý thức thực thi các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nói chung là vấn đề trọng tâm và cần thường xuyên quan tâm. Trong quá trình thực thi pháp luật, các công việc liên quan đến tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng nói chung, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan nói riêng. Ngày nay, với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước ta đang tiến hành, việc tạo lập và tuân thủ các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động sẽ hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực này hiện nay.

Hai là, thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao vai trò quyền và nghĩa vụ của người NSDLĐ, NLĐ. Qua đó, khắc phục tâm lý e ngại vẫn đè nặng trở thành rào cản để họ thực thi những quyền lợi được

49

hưởng. Đặc biệt, các chủ thể cần thiết phải tăng cường hoạt động giáo dục và bắt buộc chủ thể cam kết nhằm thực hiện quyền an toàn của NLĐ trong hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, phải khắc phục và chủ động khiếu nại đến chủ thể có trách nhiệm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện ra các hành vi vi phạm, dỡ bỏ tâm lý e ngại đối với vấn đề này trên thực tế.

Ba là, Luật ATVSLĐ 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành phải tạo tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động kể cả trong các quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch với các chủ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ tối đa lợi ích của người NLĐ và với thực trạng xâm phạm quyền lợi ở nước ta hiện nay, pháp luật Việt Nam nên quy định theo hướng phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc và bắt buộc có hành vi phạm thật nặng thì quyền lợi của họ không thể được bảo vệ; trong trường hợp chủ thể phải bồi thường trách nhiệm có thể khởi kiện tiếp theo yêu cầu bên có lỗi bồi hoàn.

Bốn là, các tổ chức, cá nhân cần có những hoạt động thiết thực trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người NLĐ bị xâm phạm. Song song với việc cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, thì nhiều tổ chức trường học, bệnh viện chủ động thành lập bộ phận giải quyết khiếu nại của có liên quan đến người NLĐ và chủ động xây dựng các kênh thông tin để tiếp nhận những phản ánh, ý kiến của về vấn đề người NLĐ. Các tổ chức nên tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến Luật ATVSLĐ 2015 và văn bản về an toàn vệ sinh lao động và các văn bản khác có liên quan.

Thứ ba, có thể khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do TNLĐ gây ra là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. Với mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích của người người NLĐ, các chủ thể nói chung trước việc xử lý các hành vi vi phạm do người NLĐ gây ra, cũng như quy định về quyền hạn của các chủ thể quản lý đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động dân sự ở nước ta. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, pháp luật về vấn đề này còn rất nhiều tồn tại, thiếu sót như việc quy

50

định chưa chi tiết. Vì vậy, thiết nghĩ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy định về vấn đề này chi tiết, hợp lý và có hiệu quả hơn, giúp cho các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do TNLĐ thực sự được phát huy hết chức năng của nó xứng đáng với vị trí, vai trò và tầm quan trọng ở nước ta hiện tại và trong tương lai.

51

PHẦN KẾT LUẬN

Thực hiện pháp luật về ATVSLĐ có vai trò quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Nhà nước Việt Nam. Qua nghiên cứu về pháp luật ATVSLĐ, tác giả thấy rằng pháp luật nước ta đã có những quy định khá cụ thể và ưu việt về ATVSLĐ liên quan đến điều kiện làm việc, đào tạo nghề, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi… Những quy định đó đã giúp NLĐ nhận thức được quyền, lợi ích hợp pháp của mình; đồng thời cũng đặt ra trách nhiệm cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo ATVSLĐ.

Đề tài “Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại VTHP” đã tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về ATVSLĐ, nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ, quy định về ATVSLĐ của Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam;

đồng thời tiến hành khảo sát thực tế, phân tích thực trạng áp dụng quy định pháp luật ATVSLĐ tại VTHP. Đề tài chỉ ra những kết quả đạt được và những vướng mắc còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm đảm bảo tốt hơn công tác ATVSLĐ tại VTHP.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp, do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên khoá luận có thể có những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và Ban giám hiệu của Trường Quản lý và Công nghệ Hải Phòng để tác giả thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn trong thực tế công việc trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn!

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp 2013.

2. Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

3. Bộ luật Lao động 2019.

4. Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động.

5. Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

6. Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

7. Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

8. Nghị định 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

9. Nghị định 44/2017/NĐ-CP Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

10. Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/8/2020 về Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có hiệu lực vào ngày 05 tháng 10 năm 2020.

11. Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 về Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

53

12. Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

13. Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 9 năm 2017 về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

14. Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

15. Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

16. Thông tư 20/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

17. Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

18. Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

19. Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình TNLĐ và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.