• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH 100

PHẦN II: THI CÔNG (45%)

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH 100

1. Tên công trình, địa điểm xây dựng Tên công trình: Chung cư Nguyệt Quang Địa điểm: Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2. Mặt bằng công trình

3. Phương án kiến trúc, kết cấu, móng công trình Kiến trúc:

Công trình gồm7 tầng nổi, không có tầng hầm. Kích thước mặt bằng là 18x32m, chiều cao mỗi tầng là 3,7m bắt đầu từ cốt ±0.000 m.Tổng chiều cao công trình30,5m

Kết cấu:

Công trình dùng kết cấu khung bê tông cốt thép đổ toàn khối.Bố trí 1 thang máy và một cầu thang bộ.

Kích thước cấu kiện điển hình:

Dầm chính:(30x50) cm Dầm phụ: (22x35) cm

Cột: tầng 1,2,3(30x50) cm; tầng 4,5,6,7 (30x40)cm Móng:

Công trình sử dụng móng cọc Móng cọc: gồm 3 loại đài móng cọc:

MóngM1: 16 đài, mỗi đài 4cọc, kích thước đài móng (1,5x1,8x0,7)m.

MóngM2: 26 đài, mỗi đài 5cọc, kích thước đài móng (1,8x2,2x0,7)m.

Móng M3-TM: 1 đài gồm 12cọc , kích thước đài móng ( 2,4x3,2x0,7)m Đài móng M1, M2 , M3-TM đặt sâu 1,5m so với cốt tự nhiên

4. Điều kiện địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn a) Điều kiện địa hình

Công trình xây dựng tại thành phố Hải Phòng, địa hình bằng phẳng, thuận lợi về giao thông.

b) Điều kiện địa chất công trình Xem chi tiết phần nền móng.

c) Điều kiện địa chất thủy văn

Mực nước ngầm ở độ sâu -3.0m so với cốt tự nhiên 5. Một số điều kiện liên quan khác

a) Tình hình giao thông khu vực

Khu vực có nhiều đướng lớn là đường 2 chiều thuận tiện cho công tác vận chuyển vật liệu, thiết bị máy móc cho quá trình thi công.

b) Khả năng cung ứng vật tư

Công trình xây dựng nằm trên đường có bề rộng 12m, khả năng cung ứng vật tư tốt.

c) Khả năng cung cấp điện nước thi công

Công trình xây dựng tại khu vực nội thành, khả năng cung cấp điện nước thi công tốt.

d) Năng lực đơn vị thi công

Đơn vị thi công có năng lực cao, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ

thi công.

e) Trình độ xây dựng khu vực

Nhân lực tại khu vực có số lượng và trình độ cao, cơ sở sản xuất và thiết bị thi công hiện đại, đảm bảo khả năng thi công.

6. Một số nhận xét

Thông qua nội dung giới thiệu ở phần trên, có thể thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn ảnh hưởng đến giải pháp thi công công trình.

Thuận lợi:

Giao thông thuận tiện, năng lực nhà thầu cao, khả năng cung ứng vật tư, cung cấp điện nước tốt.

Khó khăn:

Xây dựng trong khu vực nội thành, đông dân cư, yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, ô nhiễm tiếng ồn cao, xe vận chuyển lớn bị hạn chế vào ban ngày, gây khó khăn cho quá trình thi công

B. Trình bày công tác chuẩn bị trước thi công

1. Nghiên cứu hồ sơ thiết kế và các điều kiện liên quan

Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công và các hồ sơ liên quan, nghiên cứu phân tích đánh giá hồ sơ thiết kế để lựa chọn phương án thi công hợp lý.

2. San dọn và bố trí mặt bằng thi công - Kiểm tra chỉ giới xây dựng

- Nhận và bàn giao mặt bằng xây dựng

- Tháo dỡ các công trình cũ phải đảm bảo các yêu cầu an toàn và kinh tế - Bóc bỏ thảm thực vật trên lớp đất mặt để thuận tiện cho quá trình thi công - Bố trí làm các đường tạm cho các máy thi công hoạt động trên công trường.

- lắp dựng rào chắn cho công trình.

- Bố trí nhà làm việc cho kỹ sư và bảo vệ bằng nhà lưu động Container.

Tiến hành làm các lán trại tạm phục vụ cho việc ăn ở và sinh hoạt của công nhân trên công trường.

- Lắp đặt hệ thống điện, nước sinh hoạt, nước sản xuất phục vụ thi công.

- Bố trí các bãi vật liệu lộ thiên, các kho chứa vật liệu phù hợp với tổng mặt bằng.

- Tập hợp các tài liệu kĩ thuật có liên quan .

- Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định vị trí tim cốt, hệ trục của công trình.

- Đường vào và vị trí đặt các thiết bị cơ sở và khu vực gia công cốt thép, kho và công trình phụ trợ.

- Lập kế hoạch thi công chi tiết, quy định thời gian cho các bước thi công và sơ đồ di chuyển của máy móc trên công trường.

Định vị và giác móng công trình:

- Từ bản vẽ hồ sơ và khu đất xây dựng của công trình, phải tiến hành định vị công trình theo mốc chuẩn theo bản vẽ thiết kế.

- Điểm mốc chuẩn phải được tất cả các bên liên quan công nhận và ký vào biên bản bàn giao để làm cơ sở pháp lý sau này, mốc chuẩn được đóng bằng cọc bê tông cốt thép và đựơc bảo quản trong suốt thời gian xây dựng.

-Xác định trục E song song cách công trình lẫn cận khoảng 4m,trục 1 song song cách công trình lẫn cận khoảng 9m,trục 9 song song cách công trình lân cận khoảng8m , trục A cách đường giao thông 13m.

- Đánh dấu các đường tim công trình bằng các cọc gỗ sau đó dùng dây kẽm căng theo hai đường cọc chuẩn, đường cọc chuẩn phải cách xa công trình từ 3,4m để không làm ảnh hưởng đến thi công.

- Dựa vào các đường chuẩn ta xác định vị trí của đài móng, từ đó xác định được vị trí tim cọc trên mặt bằng.

3. Chuẩn bị máy móc và nhân lực thi công

- Chuẩn bị máy móc: máy xúc gầu nghịch, máy ép cọc, cần trục tháp, máy trộn bêtông, máy bơm bêtông, máy đầm bêtông, vận thăng, máy cưa cắt uốn thép, ô tô chuyên chở đất, hệ thống cốt pha đà giáo...

- Chuẩn bị về nhân lực: chuẩn bị các công nhân lành nghề có kinh nghiệm và các công nhân khác đáp ứng các công việc phù hợp với yêu cầu. Đội ngũ cán bộ cũng được phân công công tác cho phù hợp với tiến độ chung trên công trình và của toàn bộ công việc trong công ty. Chuẩn bị đầy đủ các trang tiết bị lao động phục vụ thi công cũng như các dụng cụ bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho công nhân cũng như cán bộ trên công trường.

CHƯƠNG 2. LẬP BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG