• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mô hình trường học nâng cao sức khỏe

Chương 1: TỔNG QUAN

1.3. Các giải pháp can thiệp dự phòng bệnh học đường

1.3.1. Mô hình trường học nâng cao sức khỏe

Cơ sở của Trường học Nâng cao sức khỏe là dựa trên Hiến chương Ottawa về nâng cao sức khỏe (WHO, 1986), đã làm thay đổi bối cảnh để nâng cao sức khỏe [29]. Hiến chương Ottawa nâng cao sức khỏe là một quá trình cho phép mọi người, có nghĩa là người dân phải chủ động nhận lại khả năng nhằm ―tăng cường kiểm soát đối với sức khỏe của chính mình và môi trường sống của họ ".

Liên quan đến quá trình giáo dục, phương pháp truyền thống quy định một phong cách hướng dẫn sư phạm nhằm thay đổi hành vi để phòng tránh bệnh tật. Trường học NCSK với phương pháp tiếp cận phòng bệnh nhiều hơn là chỉ nhằm vào điều trị, nó là một quá trình dân chủ nhằm phát triển năng lực hiểu biết của học sinh và có ảnh hưởng tích cực đến lối sống cũng như điều kiện sống. Tăng cường sức khỏe trường học phương pháp tiếp cận tích hợp nâng cao sức khỏe toàn bộ bối cảnh của trường và tìm hiểu làm thế nào nhà trường có thể tiếp cận với cộng đồng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quá trình sức khỏe. Điều này có nghĩa rằng việc thúc đẩy NCSK trong các trường học là làm việc với những người trẻ, cố gắng để cho phép họ thực hiện hành động trong nhà trường hoặc cộng đồng và để họ nhận ra rằng các quá trình học tập này đang diễn ra chỉ là một phần trong chương trình giảng dạy.

Khái niệm trường học nâng cao sức khỏe:

Trường học từ lâu đã được coi là một môi trường quan trọng để nâng cao sức khỏe và phát triển xã hội cho học sinh. Tại nhiều quốc gia, các trường học công đầu tiên thường do các nhà thờ, các tổ chức từ thiện sáng lập nhằm xã hội hóa công tác chăm sóc trẻ em. Về sau, giáo dục sức khỏe được giới thiệu trong các trường học, lúc đầu do các cán bộ y tế nhằm phòng ngừa bệnh tật.

Khi đó, trường học được coi là nơi để chuyển tải các thông điệp về sức khỏe và thực hiện các chương trình y tế dự phòng cho học sinh [106]. Sau đó, cách tiếp cận nâng cao sức khỏe trường học thay đổi theo các bối cảnh phát triển của hệ thống giáo dục. Trường học tích cực, trường học không khói thuốc và trường học an toàn là ba ví dụ về các cách tiếp cận thay đổi để giải quyết các vấn đề về sức khỏe và xã hội. Một cách tiếp cận khác, kết hợp giữa dạy và học với cung cấp các dịch vụ y tế dự phòng nhằm duy trì môi trường xã hội và thể chất lành mạnh trong trường học được phát triển tại châu Âu và Bắc Mỹ từ thập niên 80 và 90. Cách tiếp cận đa dạng này dẫn tới các khái niệm và nguyên lý về nâng cao sức khỏe trong tuyên ngôn Ottawa do Tổ chức Y tế thế giới tổ chức đầu tiên năm 1986 [107]. Khái niệm Nâng cao sức khỏe trong tuyên ngôn Ottawa được định nghĩa như là ―quá trình tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tăng cường khả năng kiểm soát sức khỏe và các yếu tố quyết định sức khỏe và từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe của chính họ‖

[108],[109],[110] và khái niệm này cũng vận dụng vào trong trường học một cách khác nhau tại các châu lục trên thế giới [111] [112],[113]. Tại châu Âu, y tế trường học được gọi là Trường học Nâng cao sức khỏe. Tại Bắc Mỹ, khái niệm Giáo dục sức khỏe trường học toàn diện được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 khi áp dụng cách tiếp cận dựa vào khung chương trình. Sau đó, khái niệm này được mở rộng vào những năm 1990 với cách tiếp cận toàn diện hơn qua thực hiện chương trình Y tế trường học phối hợp [114],[115],[116]. Khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới phát triển ―Hướng dẫn Trường

học Nâng cao sức khỏe‖ cho 32 đơn vị thành viên từ năm 1995 [117],[118]. Các mô hình tương tự cũng được phát triển như Trường học Nâng cao sức khỏe, Sức khỏe trường học phối hợp tại châu Mỹ Latin, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, châu Á và châu Phi [119],[120],[121],[122],[123],[124].

Ưu điểm của trường học nâng cao sức khỏe:

Theo WHO, Trường học Nâng cao sức khỏe có những ưu điểm sau [125]:

- Có thể thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh theo hướng hoạt động tích cực nâng cao cuộc sống.

- Thừa nhận ý nghĩa của môi trường vật chất trong việc góp phần vào sức khỏe của trẻ em. Thừa nhận tầm quan trọng của đặc tính xã hội của trường học trong việc hỗ trợ môi trường học tập tích cực tăng cường mối quan hệ lành mạnh và tinh thần sảng khoái của học sinh

- Liên kết các dịch vụ y tế địa phương với nhà trường để nhằm vào những mối lo lắng sức khỏe đặc biệt ảnh hưởng tới học sinh.

- Tập trung vào sự tham gia tích cực của học sinh trong các kỹ năng bảo vệ sức khỏe

- Cho phép nhà trường, cộng đồng và ngành y tế hợp tác trong các sáng kiến sức khỏe có lợi cho học sinh, gia đình họ và thành viên cộng đồng.

- Thu hút các gia đình bằng việc khích lệ họ tham gia phát triển các kỹ năng, hiểu biết và thực hành của con em họ.

Các cơ sở xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam [126],[127],[128],[129],[130]:

Tại Việt Nam có rất nhiều lý do để trường học cần phấn đấu trở thành trường học nâng cao sức khỏe, đó là:

- Sức khoẻ của thế hệ trẻ là một nhân tố quyết định hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của các em khi đang học ở trường cũng như tương lai sau này.

- Học sinh là cầu nối hữu hiệu nhất giữa gia đình – nhà trường và cộng đồng, nên nếu các em được chăm sóc, giáo dục sức khoẻ tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới mọi người trong toàn xã hội.

- Việt Nam có số lượng học sinh đến trường cao. Trường học là nơi hầu hết học sinh có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ.

- Các điều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học đường có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức khoẻ của học sinh.

- Đầu tư cho chương trình y tế học đường sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất để nâng cao sức khoẻ học sinh và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng.

1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học