• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp học sinh biết trân trọng giá trị của tiền bạc, thời gian.

2.Kĩ năng: Biết thực hành tiết kiệm bằng những hành động nhỏ, phù hợp với khả năng của bản thân.

3.Thái độ: Vận dung kiến thức đã học vào cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG

- Tiền, kẹo và đồ dùng học tập, tranh ảnh - Sách Thực hành kĩ năng sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Khám phá (2’) Gv nêu câu hỏi:

- Vì sao cần phải tiết kiệm ? - Gv nhận xét.

Giới thiệu bài: Bài: Học cách tiết kiệm.

2. Kết nối:

- GV nêu mục tiêu của tiết học: Hiểu và biết trân trọng giá trị đồng tiền, thời gian, biết cách sử dụng và tiết kiệm.

Hoạt động 1: Biết cách tiết kiệm.(14’)

* Phân biệt giữa hoang phí và kẹt sỉ - Yêu cầu HS đọc truyện: Minh và Hoa Bài 1. Em sẽ học tập Minh hay Hoa?

Bài 2. Đâu là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống?

Đâu chỉ là mong muốn ( không có cũng được) . - Gọi HS trả lời

- GV nhận xét.

- GV hỏi: Em hiểu thế nào là nhu cầu thiết yếu, thế nào chỉ là mong muốn?

- GV kết luận: SGK phần bài học

* Mua hàng ra sao?

Bài 3: Lập kế hoạch để mua một món đồ em cần - Cho HS quan sát tranh SGK và yêu cầu HS tự làm bài tập,

Bài 4: Yêu cầu HS liệt kê món đồ muốn mua nhất, chuẩn bị đồ vật bỏ tiền tiết kiệm để mua món đồ đó.

* Thực hành: HS nối Bài 1, 2/ 6

Bài 3: HS nêu việc các em làm để thực hành tiết kiệm.

- GV chốt về các việc cần làm để thực hành tiết kiệm tiền của và thời gian.

Hoạt động 2: Em tự đánh giá (2’)

- HS đọc bảng tự đánh giá và hoàn thiện bảng đánh giá.

- Qua bảng đánh giá em thấy mình là người đã biết tiết kiệm thời gian và tiền bạc chưa?

3. Củng cố, dặn dò(2’)

- Hs trả lời

- HS xác định rõ mục tiêu của bài.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.

- HS nêu theo ý của mình

- HS thảo luân theo nhóm đôi và làm bài tập.

- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS nêu

- HS đọc phần bài học.

- HS tự làm việc cá nhân.

- HS nêu đồ vật mình muốn mua - 1-2 HS đọc bài đã hoàn thành - HS nêu các việc em đã làm hoặc có thể làm để thực hành tiết kiệm.

- HS tự nêu cách làm của mình.

- Phân biệt tiết kiệm và kẹt sỉ?

- Nêu những nhu cầu cần thiết và điều chỉ là mong muốn ?

- Dặn: Phụ huynh nhận xét cuối bài học

- HS nêu.

Ngày soạn: 20/9/2016

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016 Toán

VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Giúp học sinh hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về: Biết sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân. Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong mỗi số.

2.Kĩ năng: Viết số thành tổng, xã định giá trị của các chữ số 3.thái độ: Rèn tính cẩn thận, tự tin, chính xác trong học toán

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’) - Chữa bài tập 3 VBT

- Lấy ví dụ về dãy số tự nhiên ? Đặc điểm của dãy số tự nhiên - Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn hs nhận biết đặc điểm của hệ thập phân(10’)

- ở mỗi hàng ta có thể viết được mấy chữ số ?

- Yêu cầu hs tính:

10 đơn vị = ... chục 10 chục = ... trăm 10 trăm = ... nghìn

- Gv: Với mười chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.

- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào điều gì ? Cho ví dụ ?

- Kl: Viết số tự nhiên với các đặc điểm

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Nhiều hs trả lời - Nhận xét bài

- 1 chữ số.

- Hs làm và rút ra nhận xét: Cứ 10 đơn vị ở một hàng ta hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.

- Hs tự cho ví dụ.

- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó. Vd: Số 999 thì mỗi chữ số 9 có giá trị khác nhau ...

trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.

c. Thực hành

Bài tập 1(8’): Viết theo mẫu

- Yêu cầu hs tự điền vào bảng trong SGK.

- Gv củng cố bài.

Bài tập 2(7’): Viết số thành tổng:

Mẫu: 385 = 300 + 80 + 7

- Yêu cầu hs làm tương tự các phần còn lại

- Gv củng cố bài

Bài tập 3(5’): Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau:

- Gv hdẫn hs chỉ cần nêu giá trị của chữ số 5 trong các số đã cho.

- Gv nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào đâu?

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, làm bài tập VBT

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 1 hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm bảng phụ.

- Nhận xét, bổ sung.

873 = 800 + 70 + 3

4738 = 4 000 + 700 + 30 + 8 10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7 - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm vào vở ôli - Nhận xét, chữa bài - Đổi chéo vở kiểm tra

Đáp án:

Số 45 57 561 5824 5 842 769 G.trị

c.số 5

5 50 500 5 000 5 000 000

- Vị trí của nó trong số đó - HS lắng nghe

Tập làm văn VIẾT THƯ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hs nắm chắc hơn so với lớp 3 mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.

2.Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn.

3.Thái độ: Giáo dục hs biết quan tâm dến người khác.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giao tiếp: cần ứng xử lịch sự trong giao tiếp - Tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Phát triển tư duy sáng tạo.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết đề văn. VBT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Một bức thư thường gồm có mấy phần?

- Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Nhận xét(10’)

- Gọi HS đọc bài Thư thăm bạn

- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?

- Người ta viết thư để làm gì ?

- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì ?

- Qua lá thư đã học, em thấy 1 lá thư thường được mở đầu và kết thúc như thế nào ?

c. Ghi nhớ(1’): Sgk d. Luyện tập (19’)

Bài tập 1: Viết thư cho một bạn ở trường khác...

- Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ? - Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì ?

- Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ?

- Cần thăm hỏi bạn những gì? Kể gì về tình hình lớp, trường em hiện nay ? Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì ?

- Hs thực hành viết thư:

- Yêu cầu hs viết thư.

- Gv nhận xét, chữa 2, 3 bài.

- 2 hs trả lời - Nhận xét bài

- 1 hs đọc bài Thư thăm bạn

- Để chia buồn với Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lũ ...

- Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, chia vui, chia buồn...

+ Nêu lí do và mục đích viết thư + Thăm hỏi tình hình ...

+ Thông báo tình hình ...

+ Nêu ý kiến cần trao đổi, bày tỏ

- Đầu thư: ghi địa điểm, thời gian viết thư.

- Cuối thư: ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư.

- 2, 3 hs đọc

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs gạch chân những từ cần chú ý - Cho bạn ở trường khác

- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe về tình hình lớp em hiện nay...

- Thân mật: tớ, bạn...

- Hs viết vào vở

- 2, 3 em trình bày miệng.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Một bức thư thường gồm có mấy phần?

- Gv nhận xét giờ học.

- Vn : hoàn thiện bức thư, t.h ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Chuẩn bị bài sau

- Nhận xét bài viết của bạn - 3 phần

Sinh hoạt + An toàn giao thông AN TOÀN GIAO THÔNG (20’)