• Không có kết quả nào được tìm thấy

THIẾT BỊ KEO TỤ TẠO BÔNG

3. Phương pháp tuyển nổi

3.3. Cơ sở khoa học

Những cơ sở lý thuyết cơ bản về tuyển nổi dựa trên thành tựu nghiên cứu hóa lý hiện đại. Ngày nay, người ta dựa trên cơ sở lý thuyết để điều khiển quá trình công nghệ tuyển nổi cũng như có thể điều chỉnh tỷ lệ thành phần các cấu tử tạo ra chất tuyển nổi phù hợp với tính chất của từng hỗn hợp cần tuyển.

3.3. Cơ sở khoa học

Ðể giải thích sự bám dính của thành phần cần tuyển nổi lên bề mặt bọt khí tạo ra bởi chất tuyển nổi vả nổi lên bề mặt hỗn hợp.

Người ta đưa ra nhiều giả thuyết giải thích bằng hoá học lượng tử giữa mức năng

lượng của các orbital đầy điện tử của tác nhân tuyển nổi với orbital trống của thành phần cần tuyển nổi, hoặc là giải thích bằng mô hình orbital phân tử.

3.3. Cơ sở khoa học

Tóm lại, ngày nay người ta phân biệt 3 loại cơ chế cơ bản về sự bám dính của các tác nhân tuyển nổi lên bề mặt thành phần tuyển nổi:

Sự hấp phụ do lực tĩnh điện

Sự hấp phụ hoá học

Sự hấp phụ vật lý

3.3. Cơ sở khoa học

Trong đó sự hấp phụ hoá học là quan trọng hơn cả vì nó quyết định tính chọn riêng và

tính tập hợp của chất tuyển nổi với một thành phần cần tuyển nổi nhất định mà những tính chất này được quyết định bởi độ dài, cấu trúc của hidrocabon, cấu tạo của nhóm chức và thành phần tỉ lệ của các cấu tử có mặt trong hệ thống chất tuyển nổi.

3.3. Cơ sở khoa học

Sự hấp phụ hoá học được xảy ra do sự hình thành có liên kết phối trí giữa chất tuyển nổi và thành phần cần tuyển nổi. Mối liên kết

phối trí này được tạo nên trong phần lớn các trường hợp có sự tác dụng của tác nhân

chất tuyển nổi (trong thành phần có chứa

những nguyên tử có đôi điện tử tự do như N, S, O, P hoặc là

các liên kết đôi) với thành phần cần tuyển nổi, mà nó chứa các cation có số lượng tử chính n ≥2.

3.3. Cơ sở khoa học

Sự bám dính của các phân tử tác nhân chất tuyển nổi có chứa các nguyên tử cho điện tử có thể xảy ra trên bất kỳ vị trí nào của bề mặt thành phần tuyển mà ở đó có chứa các

orbital trống được hình thành trong quá trình đập vỡ hoặc nghiền quặng.

Ðiều kiện cần thiết để có sự tác dụng giữa thành phần tuyển và tác nhân chất tuyển nổi dạng ion (Y-) (ngoại trừ trường hợp xảy ra phản ứng dị thể) là sự thủy phân hoặc oxi hoá thành phần tuyểntạo nên liên kết phân cực trên lớp bề mặt. Kết quả sự tách và đẩy hạt tích điện âm xảy ra dễ dàng

3.3. Cơ sở khoa học

Dạng liên kết phối trí này có tính đối xứng δ và π. Như vậy, sự bám dính giữa các tác

nhân chất tuyển nổi và bề mặt thành phần tuyển nổi xảy ra chặt chẽ hơn và chọn lọc

hơn khi mối liên kết của chúng có những tính chất cơ bản (như: độ dài, năng lượng, số

phối trí) gần với liên kết trong mạng tinh thể của thành phần tuyển nổi. Hạn chế của quan điểm này là không xem xét về bản chất liên kết tác nhân - thành phần tuyển nổi. Không có sự nhìn nhận nhất quán về sự tác dụng của tác nhân ion và non - ion.

3.3. Cơ sở khoa học

Trong quá trình hấp phụ phần lớn các chất

tuyển nổi trong phân tử của nó có chứa O, N, P biểu hiện các tính chất theo những quy luật sau:

Tính axit của các chất tuyển nổi càng yếu thì nó càng bám chặt lên bề mặt hạt khoáng,

phù hợp với quy luật của sự hình thành phức chất trong dung dịch.

Lgβ = a(-LgKa)+b Trong đó:

Ka là hằng số proton hoá β là hằng số tạo phức

3.3. Cơ sở khoa học

Khi có sự hình thành liên kết π hoặc có sự tác dụng tĩnh điện thì xảy ra quy luật ngược lại. Giá trị hằng số phức của chất tuyển nổi với các cation kim loại có trong mạng tinh thể của các thành phần tuyển nổi cần tách càng lớn thì chất tuyển nổi càng có tính chọn lọc cao. Giá trị hằng số tạo phức K và tính hoạt hoá Khh đặc trưng cho sự bám dính của chất tuyển nổi ion liên hệ với nhau theo phương trình sau:

Khh = S/K Trong đó:

S là nồng độ phân tử của các hợp chất ít tan.

3.3. Cơ sở khoa học

Dựa vào đây người ta có thể đánh giá được ảnh hưởng về tính chất axit bazơ của chất tuyển nổi, kim loại và pH của dung dịch lên sự hấp phụ tối đa của chất tuyển nổi. Sự hấp phụ tối đa của chất

tuyển nổi bị dịch chuyển vào vùng pH thấp hơn khi ta tăng tính axit của chất tuyển nổi và các cation trong mạng tinh thể. Ðể tính toán giá trị pH tối đa (pHopt) sử dụng mối tương quan sau:

(H+)opt = KHRKW/KMeOH)1/2 Trong đó:

KHR là hằng số ion hoá chất tuyển nổi KW là tích số ion của nước

KMeOH là hằng số không bền của phức hidroxo kim loại

Tài liệu liên quan