• Không có kết quả nào được tìm thấy

NHỮNG BÀI EM ĐÃ HỌC (Thời lượng 2 tiết * Học tiết 2)

Chủ đề: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ

Bài 3: NHỮNG BÀI EM ĐÃ HỌC (Thời lượng 2 tiết * Học tiết 2)

GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 2 (Chân Trời Sáng Tạo) Khối lớp 2.

GVBM:………...

Thứ……ngày…...tháng…..năm 20…..

Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: 36) Ngày giảng:……/……/……./20……

Chủ đề:

ĐỒ CHƠI THÚ VỊ

Bài 3: NHỮNG BÀI EM ĐÃ HỌC

Năng lực chuyên biệt:

- Bước đầu hình thành một số tư duy về chấm, nét, mảng hình màu trong mĩ thuật.

- Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các bức tranh cây, hoa, lá nhiều hình thức khác nhau.

3. Phẩm chất.

- Bồi dưỡng tính sáng tạo tư duy về các bức tranh mảng màu cây, hoa ,lá.

- Biết tôn trọng sản phẩm tạo từ chất liệu, để bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

- Giáo án, SGK, SGV.

- Ảnh, tranh vẽ có liên quan đến bài học và sản phẩm về các bức tranh mảng màu cây, hoa ,lá được tạo từ các vật liệu khác nhau. Video về các bức tranh mảng màu cây, hoa ,lá.

2. Đối với học sinh.

- SGK.

- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - SÁNG TẠO.

HOẠT ĐỘNG 3: Tạo sơ đồ tên các bài học.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động khởi động:

- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

a. Mục tiêu:

- Vẽ được sơ đồ thể hiện các dạng bài học.

b. Nhiệm vụ của GV.

- Khuyến khích HS tạo sơ đồ tên các bài học từ giấy màu.

c. Gợi ý cách tổ chức.

- Khuyến khích HS:

+ Lựa chọn giấy màu, cắt hình yêu thích để tạo sơ đồ theo ý thích.

+ Tham khảo các bài mẫu để có ý tưởng tạo sơ đồ trên các bài bọc.

+ Hỗ trợ HS cắt, sắp xếp và dáng sơ đồ bài học.

d. Câu hỏi gợi mở:

- Em thích cắt những hình nào?

- Những hình đó giống hay khác nhau?

- HS hát đều và đúng nhịp.

- HS cùng chơi.

- HS cảm nhận.

- HS tạo sơ đồ tên các bài học từ giấy màu.

- HS thực hiện.

- HS thực hành.

- HS trả lời:

- Em muốn tạo sơ đồ hình gì?

* Lưu ý: Có thể kết hợp vẽ, cắt, dán các hình theo ý thích để tạo sơ đồ tư duy các bài mĩ thuật đã học.

* Cách tạo sơ đồ tên các bài học:

+ Bước 1: Lập nhóm làm việc.

+ Bước 2: Chọn giấy màu.

+ Bước 3: Thực hiện tạo sơ đồ tên các bài học trong sách mĩ thuật lớp 2 theo ý thích.

* GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện được cách tạo sơ đồ tên các bài học ở hoạt động 3.

- HS trả lời:

- HS chú ý:

- HS xem hình 1.2.3 trong SGK (Trang 76) để hình dung thực hiện.

- HS thực hiện các bước.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

D. HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ.

HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Mục tiêu:

- HS biết cách trưng bày sản phẩm, phân tích, nhận xét, đánh giá, và chia sẻ sản phẩm cá nhân, nhóm mình, nhóm bạn.

b. Nhiệm vụ của GV.

- Hướng dẫn HS giới thiệu sơ đồ và chia sẻ về bài học em thích nhất.

c. Gợi ý cách tổ chức.

- Khuyến khích HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ về sản phẩm.

d. Câu hỏi gợi mở:

- Nêu cách tạo sơ đồ mà em đã làm?

- Kể tên các hình có trong sơ đồ. Những hình nào được lặp lại?

- Màu sắc của từng hình thế nào?

- Nêu thứ tự chủ đề, các bài mĩ thuật đã học?

- Chỉ ra sơ đồ ấn tượng nhất? Vì sao?

* Lưu ý: Có thể sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức những bài đã học một cách nhanh chóng, hiệu quả.

* Cách trưng bày sản phẩm và chia sẻ:

- Giới thiệu sơ đồ tên các bài học và chia sẻ về bài học em thích nhất.

- HS cảm nhận.

- HS giới thiệu sơ đồ và chia sẻ về bài học em thích nhất.

- HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

- HS trả lời:

- HS trả lời:

- HS ghi nhớ.

- HS quan sát hảnh trang 77 SGK để hình dung thực hiện.

* GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện được cách trưng bày sản phẩm và chia sẻ ở hoạt động 4.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PHÁT TRIỂN.

HOẠT ĐỘNG 5: Chia sẻ cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mĩ thuật.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Mục tiêu:

- Có ý thức trân trọng, giữ gìn các sản phẩm mĩ thuật trong học tập và đời sống.

b. Nhiệm vụ của GV.

- Khuyến khích HS chia sẻ cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mĩ thuật từ các bài đã học để trang trí làm đẹp cho góc học tập, ngôi nhà của mình hoặc làm quà tặng cho người thân.

- Trân trọng, có ý thức bảo quản, giữ gìn những sản phẩm của mình, của bạn đã làm ra.

c. Gợi ý cách tổ chức.

- Hướng dẫn HS chia sẻ cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mĩ thuật của mình, của bạn đã làm được.

d. Câu hỏi gợi mở:

- Sản phẩm mĩ thuật từ các bài em đã học có thể sử dụng để làm gì?

- Em bảo quản, giữ gìn và sử dụng các sản phẩm mĩ thuật của mình như thế nào?

* Tóm tắt để HS ghi nhớ:

- Các bài học trong sách mĩ thuật lớp 2 đều có sự kết hợp hài hòa giữ chấm, nét, hình, màu, khối,… giúp ta cảm thụ và khám phá thế giới xung quanh.

* Cách chia sẻ cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mĩ thuật:

- Chia sẻ cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mĩ thuật.

* GV chốt: Vậy là các em đã thực hiện được cách chia sẻ cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mĩ thuật ở hoạt động 5

- HS cảm nhận.

- HS chia sẻ cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mĩ thuật từ các bài đã học để trang trí.

- HS luôn có ý thức trân trọng.

- HS chia sẻ cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mĩ thuật.

- HS trả lời:

- HS trả lời:

- HS ghi nhớ, cảm nhận.

- HS quan sát hảnh trang 77 SGK để hình dung thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS ghi nhớ.

* Nhận xét, dặn dò.

- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá Ghi chú Sự tích cực, chủ

động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết Thang đo, bảng kiểm Thông qua nhiệm

vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) Bổ sung:

………

………

………