• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.2. Kết quả phẫu thuật

4.2.2. Kết quả chức năng

Thành công về mặt chức năng trong nghiên cứu này được định nghĩa là bệnh nhân hết hoặc giảm đáng kể triệu chứng chảy nước mắt mủ nhày với phân độ Munk từ 1 trở xuống ở thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật. Tỷ lệ thành công về chức năng trong tổng thể nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 83,3%, rơi vào khoảng biến thiên giá trị trong các nghiên cứu về MTTLM nội soi và đường ngoài đã được các tác giả báo cáo gần đây từ 81% đến 93%

(Bảng 4.3).20,40,144

Bảng 4.3. Tỷ lệ thành công về chức năng trong một số nghiên cứu.

Tác giả Năm Cỡ mẫu (n) Tỷ lệ thành công chức năng (%)

Ali20 2015 283 93,00

Beshay144 2016 288 81,30

Vinciguerra40 2020 615

(7 nghiên cứu) 90,10

H.H.T.Thanh 2021 84 83,33

Tỷ lệ thành công về chức năng trong phẫu thuật MTTLM thường được các tác giả báo cáo là thấp hơn tỷ lệ thành công về giải phẫu, có khi lên đến 42,9% ở một số phân nhóm đặc biệt.47,130,164 Tình trạng này là do trong nhóm các bệnh nhân đã có lệ đạo thông thoát về giải phẫu được chứng minh bằng bơm rửa lệ đạo, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân không hết chảy nước

111

mắt. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 4 trường hợp thất bại về chức năng, hay 5,5% số trường hợp có thành công về giải phẫu nhưng bị thất bại về chức năng. Tỷ lệ này thấp hơn so với một số kết quả nghiên cứu trên phẫu thuật đường ngoài như của Lee và cộng sự năm 2014 (16%)164, Tooley và cộng sự năm 2017.165 Phẫu thuật nội soi MTTLM được y văn coi là giúp bảo tồn chức năng bơm lệ đạo tốt hơn nhưng nhiều tác giả cũng ghi nhận tỷ lệ thất bại về chức năng khá cao như: Lee và cộng sự năm 2015130 (42,9%) và Sung và cộng sự năm 201947 (18,9%).

Nguyên nhân đằng sau thất bại về chức năng sau phẫu thuật MTTLM hiện vẫn chưa được xác định rõ. Một giả thiết được đặt ra là xương máng lệ trong phẫu thuật thường được lấy bỏ hoàn toàn có thể làm mất điểm tựa của hệ thống lệ đạo. Việc lấy bỏ hoặc tạo vạt toàn bộ thành trong túi lệ làm xoá bỏ khoang túi lệ nên cũng làm mất cơ chế tạo áp suất âm trong bơm lệ đạo. Năm 1998, Yung và Hardman-Lea155 đề xuất một phương pháp MTTLM nội soi cải tiến, trong đó bảo tồn xương máng lệ ở phần trên túi lệ và quanh lệ quản chung và chỉ mở và tạo vạt túi lệ ở phần dưới thành trong túi lệ. Kết quả thành công về chức năng của nghiên cứu này là 92% bệnh nhân hết chảy nước mắt.

Một nguyên nhân khác được Sung và cộng sự (2019)47 đề xuất là những bất thường ở mi mắt như lỏng mi dưới, ngửa điểm lệ hoặc sa kết mạc. Những bất thường liên quan đến tuổi tác này có thể chưa đến mức chẩn đoán được trên lâm sàng nhưng có thể tác động cộng gộp vào cơ chế gây chảy nước mắt ở bệnh nhân tắc lệ đạo.

Hiện nay trong y văn còn ít báo cáo về điều trị chảy nước mắt tồn dư sau MTTLM ở bệnh nhân TOLM. Năm 2014, Shams và cộng sự166 đã thực hiện một nghiên cứu hồi cứu để đánh giá kết quả điều trị 65 trường hợp thất bại về chức năng sau MTTLM nội soi hoặc đường ngoài, trong đó 60% bệnh nhân được đặt lại ống silicon với tỷ lệ thành công 54% và 34% bệnh nhân được phẫu thuật làm chặt mi dưới cho tỷ lệ thành công là 50%. Mặc dù bệnh nhân có mức độ lỏng mi không nhiều nhưng phẫu thuật làm chặt mi dưới đã điều trị

112

thành công một nửa số trường hợp chảy nước mắt chức năng. Lee và cộng sự (2020)46 đề nghị đặt ống silicon thì hai cho những trường hợp còn chảy nước mắt sau phẫu thuật MTTLM đường ngoài với tỷ lệ thành công sau 5 năm là 70,2%, trong đó 61,5% bệnh nhân muốn được lưu ống lâu dài nếu không có biến chứng do ống.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân chỉ được MTTLM nội soi đơn thuần không kèm theo phẫu thuật bổ sung nào khác về nhãn khoa.

Trong khi một số nghiên cứu khác đã báo cáo kết quả của các phẫu thuật mi hoặc kết mạc đồng thời. Năm 2013, Lee và cộng sự167 đã đánh giá hiệu quả của MTTLM nội soi đồng thời với phẫu thuật tạo dải sụn ngoài làm chặt mi dưới để điều trị cho 17 bệnh nhân TOLM (29 bên mắt) bị lỏng mi dưới và đạt thành công về giải phẫu và chức năng lần lượt là 89,5% và 86,2%. Nhóm tác giả này cho rằng kỹ thuật tạo dải sụn ngoài được áp dụng đồng thời với MTTLM có thể là một phương pháp điều trị TOLM đi kèm lỏng mi dưới.

Kim và cộng sự (2018)168 đã so sánh kết quả phẫu thuật đặt ống silicon đơn độc so với phẫu thuật kết hợp đặt ống với cắt kết mạc ở bệnh nhân hẹp ống lệ mũi kèm theo sa kết mạc và thấy mức giảm chiều cao liềm nước mắt và sự hài lòng của bệnh nhân đều vượt trội trong nhóm phẫu thuật kết hợp. Như vậy, để cải thiện kết quả chức năng ở bệnh nhân lớn tuổi, phẫu thuật làm chặt mi dưới hoặc cắt kết mạc cùng thì với MTTLM nội soi có thể hữu ích trong điều trị chảy nước mắt do các nguyên nhân khác đi kèm với TOLM.

Nghiên cứu có một trường hợp lệ đạo không thông thoát khi bơm rửa nhưng bệnh nhân không còn triệu chứng chảy nước mắt có thể do lệ đạo không hoàn toàn bít tắc mà do nếp gấp niêm mạc bị căng ra nên nước không thoát khi bơm lệ đạo nhưng vẫn thoát theo mao dẫn trong điều kiện bình thường. Một trường hợp nữa có thể xảy ra là do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thống chế tiết và dẫn lưu nước mắt đã được nhắc đến trong các trường hợp đứt cả hai lệ quản.

113 4.2.3. Biến chứng của phẫu thuật