• Không có kết quả nào được tìm thấy

Làng gốm Bát Tràng vốn đã rất nổi tiếng trong và ngoài nước về các sản phẩm gốm sứ. Tuy nhiên ngoài những sản phẩm đó, ngôi làng cổ này còn tiềm ẩn một tiềm năng về du lịch vô cùng to lớn nhưng hiện nay vẫn chưa được khai thác hết. Do vậy sau khi nghiên cứu đề tài này có thể rút ra được một số kết luận sau:

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử phát triển từ lâu đời. Chính điều này đã tạo ra một kho tàng văn hóa to lớn và đáng được quan tâm, nghiên cứu. Đây cũng chính là điều hấp dẫn khách du lịch đến tìm hiểu và thăm quan.

Hiện nay việc sản xuất ở làng nghề Bát Tràng không những không bị mai một mà ngày càng phát triển, sản phẩm gốm sứ của làng hiện rất đa dạng, có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Việc sản xuất của làng nghề hiện là sự kết hợp giữa những nét truyền thống và hiện đại, vưa có tính kế thừa, vừa có sụ tiếp thu những phương pháp mới có hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, sản phẩm của làng hiện còn có thể đáp ứng được tính thời vụ đối với các ngày lễ trong năm và rất thích hợp cho các nhu cầu về hàng lưu niệm trưng bày. Do đó, có thể nói nền sản xuất tại Bát Tràng tự nó đã mang những yếu tố kích thích sự phát triển của du lịch. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Bát Tràng vẫn còn nhiều bất cập và việc giới thiệu tại chỗ nền sản xuất của làng đến khách thămquan hiện đang gặp khó khăn do nhiều điều kiện khách quan.

Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề ở Bát Tràng rất lớn xuất phát từ chính nội tại của nền sản xuất ở Bát Tràng, cảnh quan rất đặc trưng đối với một làng nghề cổ phát triển trong quá khứ hiện còn lưu giữ được và vị trí địa lý khá thuận lợi để tổ chức các tour du lịch theo cả đường bộ và đường sông (không chỉ là những tour riêng biệt mà có thể kết hợp theo các tour du lịch dọc theo sông Hồng).

Thế nhưng, hiện nay du lịch vẫn chưa thực sự đem lại lợi ích kinh tế và thúc đẩy sự phát triển chung cho làng gốm Bát Tràng như những tiềm năng vốn có của nó. Trong nội dung đề tài nghiên cứu này, em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động du lịch ở làng nghề truyền thống Bát Tràng.

Tuy nhiên làm sao để Bát Tràng giữ được nét riêng trong sản phẩm gốm của mình trước vòng cuốn của nền kinh tế thị trường và nhu cầu xuất khẩu gốm, theo mẫu mã của các nước cũng cũng là một vấn đề lớn cần quan tâm. Nếu như làng gốm không còn giữ được những nét độc đáo, đặc trưng của riêng mình và cùng với cuộc sống phát triển, gốm Bát tràng sẽ thay đổi cùng với dòng chảy của thời gian, thì liệu rằng khách du lịch còn có thể đến đây để chiêm ngưỡng những giá trị vang danh một thời? Điều này luôn là một câu hỏi lớn, mà chính chúng ta những thế hệ trẻ tieps nối phải giải đáp. Để trả lời cho câu hỏi đó, thì trước tiên các thế hệ nghệ nhân kế tục phải có kiến thức giữ gìn, duy trì những sản phẩm truyền thống và cũng cần có sự tiếp thu chon lọc bên cạnh việc sáng tạo những mẫu mã mới, sản xuất và bán hàng một cách chuyên nghiệp hơn. Có như vậy, đồ gốm mới sẽ lại tiếp nối, với các thế hệ con cháu mai sau về những gì đã và đang diễn ra ngày hôm nay.

Hi vọng trong một tương lai không xa, sản phẩm gốm Bát Tràng và du lịch đến với làng nghề bát Tràng sẽ được bạn bè năm châu biết đến và trở thành một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu mến nền văn hóa cổ truyền của Việt Nam.

Du lịch làng nghề là loại hình du lịch tìm hiểu văn hóa truyền thống, kết hợp mua sắm những hàng hóa đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống, kết hợp mua sắm những hàng hóa đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống. Du lịch làng nghề truyền thống đang và sẽ là một loại hình du lịch mang lại lợi ích cao cho nền kinh tế đất nước. Xin mượn lời đánh giá của Tiến sĩ Phạm Trung Lương, Viện phát triển du lịch: “Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch làng nghề, nếu được đầu tư đúng mức, khai thác hợp lý, đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá đất nước, con người mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Khi văn hoá được giao thoa một cách tích cực thì giới hạn về không gian, địa lý sẽ không còn ý nghĩa, lợi ích kinh tế, văn hoá và vị thế cuả địa phương, quốc gia sẽ tăng lên gấp bội”. Lợi ích của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện lợi nhuận kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động

địa phương mà còn bảo tồn được giá trị văn hoá ngàn đời của ông cha ta

Trên đây, là toàn bộ những hiểu biết của em về làng gốm cổ truyền Bát Tràng và sự phát triển du lịch làng nghề ở Bát Tràng. Những hiểu biết đó còn rất sơ khai và không thể tránh được sự thiếu sót, hạn chế do khả năng của bản thân còn có hạn. Em rất mong có được sự góp ý và chỉ bảo của quý Thầy Cô giáo cùng các bạn sinh viên để em có thể dần hoàn thiện kiến thức của mình.