• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: BÀN LUẬN

4.3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ MỘT

4.3.4. Kết quả sớm sau phẫu thuật

Theo David J. H (2015), giảm đau sau mổ luôn được áp dụng vì đó là quyền lợi của bệnh nhân 154. Nghiên cứu của chúng tôi đều thực hiện biện pháp giảm đau ngay sau mổ cho bệnh nhân bằng tê chân trocar (ở trẻ nữ thêm vị trí LBT) bằng lidocaine 1% hoặc anaropin 0,2% hoặc trẻ được tê khe cùng sau khi gây mê để giảm đau ngay sau mổ 2. Các trẻ nhỏ được đặt Efferalgan vào hậu môn, trẻ lớn hơn thì cho sử dụng thuốc giảm đau đường uống.

Vì triệu chứng đau là 1 cảm giác chủ quan. Trẻ nhỏ khó thể hiện chính xác mức độ đau khi bị stress tâm lý trước và sau mổ 15. Trong nghiên cứu, nhóm trẻ

có độ tuổi dưới 6 tuổi chiếm đa số (Biểu đồ 3.2) thì khả năng thể hiện tư duy qua ngôn ngữ sẽ rất khó đánh giá với bảng đánh giá mức độ đau bằng trả lời câu hỏi, đồng thời trẻ em luôn hiếu động nên các hoạt động ngay sau mổ cũng có thể đánh lạc hướng khi đánh giá mức độ đau qua bảng đánh giá mức độ đau bằng vẻ mặt. Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc đánh giá mức độ đau ở trẻ có sự thiên lệch giữa nhà nghiên cứu với người nhà bệnh nhân15,19,188. Do đó chúng tôi đánh giá gián tiếp mức độ đau sau mổ bằng chỉ số hồi phục sau mổ.

4.3.4.2. Đánh giá mức độ hồi phục ở trẻ sau phẫu thuật

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận (Bảng 3.24) có tỷ lệ bệnh nhân ngồi dậy tại giường trước 6 giờ là 85,86%. Tỷ lệ trẻ hồi phục, đi lại được trước 12 giờ là 96,33%. Chứng tỏ nghiên cứu đã hạn chế được mức độ đau sau PTNS.

Theo bảng 3.24, thời gian trẻ ngồi dậy tại giường sau mổ của nghiên cứu tương đối ngắn là 4,17 giờ giúp cho trẻ hồi phục sớm khoảng 6,63 giờ. Không có sự khác biệt về thời gian ngồi dậy tại giường giữa 3 nhóm TVB, TDMTH, NNTT lần lượt là: 4,14 giờ, 4,39 giờ và 4,14 (giờ) với p=0,37 (bảng 3.25). Cũng như TGHP của 3 nhóm thể lâm sàng tương ứng là: 6,40 giờ; 6,57 giờ và 7,02 (giờ) với p=0,89. Cho thấy TGPT của nghiên cứu ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ gây mê hồi sức giúp trẻ thoát mê sớm, trẻ nhanh chóng hồi phục về tri giác và vận động. Đối chiếu với Đặng Thị Huyền Trang là 6 (giờ), Pant N là 8 giờ thì TGHP của chúng tôi là tương đương 27,132.

Theo nghiên cứu của Trần Văn Triệu có TGHP sau mổ mở TVB ở trẻ em là 15,68 giờ. Trong đó với nhóm có khâu hẹp LBT là 17,80 giờ, cao hơn nhóm đơn thuần thắt OPTM là 14,25 giờ; sự khác biệt có ý với p < 0,001 85. Ngược lại kết quả của chúng tôi có TGHP nhanh hơn là 6,63 giờ vì hầu hết là thắt OPTM (theo bảng 3.24); tương đương với báo cáo của Hồ Thanh Phong là 6,23 giờ ; Shalaby R (2012) là 6 giờ 80,178. Điều này do trẻ vận động thuận lợi khi không có vết mổ tại vùng bẹn là vùng vận động. Khi đối chiếu với nghiên cứu của Chan K.L và Đặng Thị Huyền Trang lần lượt có TGHP sau mổ là 10, 66

giờ và 12 giờ 19,27. Thời gian của chúng tôi được rút ngắn hơn do các trẻ nam không có sự căng kéo tổ chức cân cơ vùng bẹn và được giảm đau sau mổ bằng tê tại chỗ. Cũng như chế độ chăm sóc điều dưỡng được nâng cao, kết hợp giữa phụ huynh với nhân viên y tế trong theo dõi và hỗ trợ trẻ hồi phục sớm. Ngoài ra với phương pháp tê tại chỗ hoặc tê khe cùng sẽ giúp trẻ hạn chế mức độ đau tại các lỗ trocar, tạo điều kiện cho trẻ sớm vận động trở lại. Phù hợp với nghiên cứu của nhiều báo cáo là PTNS cắt, thắt OPTM giúp cử động của bệnh nhân tại vùng háng không bị hạn chế như phương pháp sử dụng nút thắt NPM 14,20,178.

Báo cáo của Shalaby R (2012) thấy TGHP của nhóm PTNS nhanh hơn nhóm mổ mở 178. Theo Raveenthiran V và các tác giả khác nhận định khả năng hồi phục vận động giữa PTNS không khác biệt so với mổ mở do các chỉ số đau sau mổ tương tự nhau 15,19,181,188. Theo Samuel Jessulaa và cộng sự tổng kết, có nhiều nghiên cứu chỉ ra là mức độ đau và thời gian hồi phục ở nhóm PTNS có nhiều ưu điểm hơn mổ mở, nhưng ông cũng chỉ ra không có sự khác biệt bởi các PTV thì cho rằng PTNS ưu điểm hơn, trong khi đánh giá lại từ phía gia đình thì không có sự đồng nhất về mức độ đau và khả năng hồi phục 2,22. Với kết quả nghiên cứu có được, chúng tôi thấy PTNS là phẫu thuật ít xâm lấn giúp trẻ nhanh hồi phục. Để trẻ hồi phục sớm cần: Sử dụng các biện pháp giảm đau, khuyến khích trẻ vận động sớm, đặc biệt là hạn chế lưu đường truyền tĩnh mạch ở chân sau phẫu thuật.

4.3.4.3. Thời gian điều trị sau phẫu thuật.

Tại bảng 3.24 thì TGĐT sau phẫu thuật giữa nhóm tuổi 2- 6 (a) là 26,77 giờ, nhóm 7-10 (b) là 26,74 giờ còn nhóm 11-15 (c) giảm xuống còn 24,06 giờ.

Trong đó có sự khác biệt về TGĐT giữa nhóm a với nhóm b với p(a,b) = 0,035 và giữa nhóm a và nhóm c với p(a,c) = 0,016. Sự khác biệt được lý giải do 2 nhóm trẻ lớn tuổi có khả năng chịu đau tốt hơn so với nhóm trẻ 2- 6 tuổi cho nên nhanh hồi phục vận động, rút ngắn được TGĐT sau mổ.

Cũng theo bảng 3.24, thời gian điều trị (TGĐT) sau phẫu thuật là 1,10 ngày ngắn hơn của Đặng Thị Huyền Trang là 1,61 ngày 27. Đối chiếu với mổ

mở của Nguyễn Ngọc Hà và Hồ Thanh Phong có thời gian kéo dài hơn tương ứng là 2,40±0,91 ngày (n=225) và 1,9 ±1,2 ngày (n = 97); tương đương với báo cáo của Trần Văn Triệu là 1,13 ngày 80,81,85. So sánh TGĐT sau mổ thì Yang X.D (2015) có nhóm PTNS (1,2 ngày) ngắn hơn nhóm mổ mở 3,1 ngày (p <

0,001)172. Tương tự, Zhang Y cũng có sự khác biệt giữa ở nhóm PTNS (1,08 ngày) so với nhóm mổ mở (2,73 ngày) với p <0,001 24. Đặc biệt theo Hasanein A (2017) và cộng sự thì có TGĐT sau PTNS từ 3,4 – 3,9 giờ 189. Cũng theo Jessula S và các tác giả thì PTNS cho rằng khác biệt này giữa các báo cáo có nhiều yếu tố sau: Chi phí điều trị cao tại các nước phát triển, các bệnh viện quá tải thì khuyến khích cho trẻ ra viện sớm sau hồi phục; các bệnh viện tuyến dưới, khoa điều trị dịch vụ có xu hướng giữ bệnh nhân điều trị lâu hơn; hoặc 1 số phụ huynh muốn trẻ được theo dõi sau mổ lâu hơn 22,58, 85,179. Ngược lại, kết quả của Ho I. G và cộng sự (2018) thì TGĐT của nhóm PTNS dài hơn mổ mở, sự khác biệt của tác giả là nhóm PTNS có nhiều bệnh nhân nằm ở khoa điều trị tích cực

124. Còn theo Raveenthiran V; Samuel Jessula và cộng sự tổng kết thấy mổ thắt OPTM là phẫu thuật trong ngày cho nên TGĐT sau mổ giữa PTNS và mổ mở không có sự khác biệt 15,22. Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi và 1 số nghiên cứu khác cho thấy tại Việt Nam, PTNS đã rút ngắn được TGĐT hơn so với mổ mở khi giảm được TGHP kết hợp với công tác điều dưỡng và giảm đau tốt 27,28,29.

Nghiên cứu có sự khác biệt hiển nhiên về TGĐT sau mổ ở nhóm xử lý các bệnh còn OPTM đơn thuần là 26,22 giờ và nhóm có xử lý các bệnh lý kèm theo là 27,75 giờ với p = 0,045 (bảng 3.25). Nhưng TGHP ở 2 nhóm này tương ứng là 6,59 giờ và 6,81 giờ lại không có sự khác biệt về thống kê (p=0,33). Điều này được lý giải là chủ yếu các can thiệp ở nhóm điều trị bệnh lý kèm theo không liên quan tới ống tiêu hóa cho nên rút ngắn được TGHP.