• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái niệm hiệu quả kinh doanh

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH

1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh (HQKD) là một trong những quan tâm hàng đầu của  các doanh nghiệp (DN), đây làm mục tiêu và là động lực mà tất cả các DN theo  đuổi. Do đó đã có rất nhiều các tài liệu, các nghiên cứu đề cập đến HQKD, tùy  vào  góc  độ  nghiên  cứu  mà  các  tác  giả  đưa  ra  những  quan  điểm  khác  nhau  về  HQKD.  Tuy  nhiên,  khi  NCS  hệ  thống  các  quan  điểm  về  HQKD  của  các  nhà  khoa học trong nước và quốc tế thì nhận thấy rằng các quan điểm này đều xoay  quanh  vấn  đề  là  đánh  giá  khả  năng  sử  dụng  các  nguồn  lực  đầu  vào  nhằm  đạt  được kết quả và mục tiêu của DN. Cụ thể như sau:  

Trong  cuốn  Kinh  tế  học,  tác  giả  Paul  A  Samuelon  [46]  cho  rằng “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người”. Quan điểm này cho thấy, muốn  đánh giá HQKD thì cần đánh giá việc sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản  xuất kinh doanh là tiết kiệm hay lãng phí. Tuy nhiên để đánh giá sử dụng thế nào  là “hữu hiệu nhất” vẫn còn khá trừu tượng, các doanh nghiệp rất khó có thể định  lượng được vì nó chỉ mới đề cập đến khả năng vận dụng nguồn lực đầu vào chứ  chưa đánh giá kết quả đầu ra, cũng như mối quan hệ tương quan giữa đầu vào và  đầu ra. Cũng có quan điểm tương tự nhóm tác giả Nguyễn Sĩ Thịnh, Nguyễn Sĩ  Thiệp và Nguyễn Kế Tuấn [30] cho  rằng “Hiệu quả lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh các đại lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng chi phí lao động xã hội” các tác giả chỉ đề cao vấn đề kết quả thu được,  mà  không  quan  tâm  tới  chất  lượng  của  hoạt động sản  xuất. Do  vậy,  theo  NCS  quan điểm đánh giá HQKD như trên chưa thực sự phù hợp.  

Trong cuốn Basic econometrics [67], tác giả Gujaratu Damodar đã đưa ra  quan điểm về cách xác định HQKD là so sánh tương quan giữa kết quả đạt được  bổ sung (phần tăng thêm) và chi phí tiêu hao bổ sung. Ở đây có thể thấy, tác giả đã 

21 

đề cập đến bản chất của hiệu quả là trình độ sử dụng chi phí, tuy nhiên theo NCS  việc  xem  xét  sự  bù  đắp  chi  phí  bỏ  ra  tăng  thêm  trong  quá  trình  sản  xuất  kinh  doanh  là  chưa đủ để  đánh  giá HQKD. Ở  Việt  Nam  các tác giả  Ngô  Đình Giao,  Lưu Bích Hồ, Trần Văn Thao trong các nghiên cứu của mình [26], [25], [69] đã  cho rằng hiệu quả là quan hệ tỉ lệ hoặc hiệu số giữa kết quả với chi phí bỏ ra để  đạt được kết quả đó. Cũng giống như quan điểm trên, các tác giả cũng đã đề cập  đến trình độ sử dụng chi phí như để đánh giá HQKD. Nhưng theo NCS quan điểm  này mới chỉ đề cập đến chi phí thực tế phát sinh mà bỏ qua mối liên hệ giữa nguồn  lực  đầu  vào  của chi  phí  và chi  phí đó.  Đơn  cử  như chi  phí  về lao  động,  khi  xét  hiệu  quả  lao  động  thì  chi  phí  thực  tế  là  số  ngày  công,  giờ  công,  tiền  lương… 

nhưng nguồn lực của chi phí này lại được thể hiện qua số lượng lao động. Qua đây  có thể thấy, các tác giả nêu trên đã không xem xét mối quan hệ nội tại của các yếu  tố khi trong quá trình sản xuất kinh doanh khi đánh giá HQKD. Mỗi yếu tố luôn  không ngừng biến động, các yếu tố sẵn có và tăng thêm cùng thực hiện quá hoạt  động  sản  xuất  kinh  doanh,  và  cùng  tác  động  làm  ảnh  hưởng  đến  kết  quả  kinh  doanh. Do vậy, khi phân tích HQKD chúng ta cần xem xét tổng thể tất cả các yếu  tố tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Tác giả Nguyễn Văn Tạo thì cho rằng “HQKD không chỉ là so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả đầu ra; HQKD được hiểu trước tiên là việc hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả và để hoàn thành mục tiêu ta cần phải sử dụng nguồn lực như thế nào” [45]. Tác giả  quan  tâm  đến  việc  thực  hiện  mục  tiêu  của  DN,  nếu  các  mục  tiêu  đặt  ra  không  được hoàn  thành  thì không thể  nói DN  hoạt  động hiệu quả.  Do  đó, có  thể thấy  HQKD là chỉ tiêu so sánh giữa mục tiêu hoàn thành và nguồn lực sử dụng. Quan  điểm trên được tác giả Huỳnh Đức Lộng [22] đưa ra “Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội là phạm vi kinh tế phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian lao động xã hội trong việc tạo ra kết quả hữu ích được xã hội công nhận. Nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu đặc trưng, xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về mặt kinh tế với chỉ tiêu phản ánh chi phí bỏ ra hoặc nguồn lực được huy động vào sản xuất”.  Có  thể  dễ  dàng  nhận  thấy  quan  điểm của tác giả về hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả hữu ích được xã 

22 

hội công nhận với các chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để thực hiện, chứ không chỉ  quan tâm đến kết quả thu được. 

  Theo quan điểm của tác giả Ngô Đình Giao [26] thì “HQKD của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cuối cùng được thể hiện ở trình độ tăng lợi ích kinh tế của xã hội và sự phát triển toàn diện của các thành viên trong xã hội đó dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực sản xuất của xã hội”. Theo NCS, với quan điểm của mình tác giả nhấn mạnh đến hiệu quả xã  hội  mà  DN  mang  lại  dựa  trên  HQKD  của  mình.  Mỗi  DN  khi  kinh  doanh  hiệu  quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng nếu DN chỉ chạy theo  mục tiêu lợi nhuận của mình mà không quan tâm đến hiệu quả chung của xã hội  như:  khai  thác  triệt  để  nguồn  tài  nguyên,  gây  ô  nhiễm  môi  trường…thì  sẽ  ảnh  hưởng đến HQKD và sự phát triển lâu dài của DN. Tác giả Trần Thị Thu Phong  [58] cho rằng “HQKD là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN vào kinh doanh sao cho hao phí nguồn lực là thấp nhất nhưng mang lại lợi ích cao nhất. Lợi ích mang lại không chỉ cho bản thân DN mà còn cho cả xã hội”. Tác giả Đỗ Huyền Trang [19] cho rằng “HQKD là một phạm trù kinh tế được biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế đặc trưng thiết lập trên cơ sở so sánh tương quan giữa kết quả đầu ra với chi phí hoặc yếu tố đầu vào, qua đó phản ánh trình độ sử dụng chi phí hoặc các yếu tố đầu vào nhằm đặt được kết quả cao nhất trong điều kiện kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội”, tác giả Hà Thị Việt Châu [20] cho rằng “HQKD của DN trong nền kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động đề ra. HQKD được đo lường thông qua phân hệ chỉ tiêu tài chính và phân hệ chỉ tiêu phi tài chính””, tác giả  Nguyễn Trọng Kiên [41] cho rằng “HQSXKD của DN là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN nhằm thực hiện các mục tiêu sản xuất, kinh doanh, với hao phí nguồn lực bỏ ra ít nhất mà đạt được kết quả cao nhất”

  Có  thể  thấy,  trong  luận  án  của  mình  các  tác  giả  nêu  trên  đều  nên  quan  điểm về HQKD là tương quan giữa việc sử dụng các nguồn lực đầu vào với kết 

23 

quả đầu ra của doanh nghiệp. Nó được coi là tối ưu khi chi phí bỏ ra thấp nhất  nhưng kết quả thu được cao nhất.  

  Từ  những  tổng  hợp  và  phân  tích  ở  trên  NCS  cho  rằng: “HQKD là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực và hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp và cho xã hội”. Với quan điểm này, HQKD được biểu hiện thông qua so sánh tương quan  giữa  các  nguồn  lực  bỏ  ra  với  những  lợi  ích  thu  lại  được.  Đồng  thời,  xét  trong  điều  kiện  không  gian  và  thời  gian  cụ  thể,  HQKD  của  doanh  nghiệp  phải  luôn  luôn gắn liền với hiệu quả xã hội.