• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.3. Luyện đọc diễn cảm- Đọc thuộc lòng - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.

- Gọi 4 em đọc tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài, cả lớp theo dõi, nêu giọng đọc của bài.

- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1, 2.

- YC HS đọc thuộc lòng và thi đọc thuộc lòng bài thơ.

+ Kim khâu len, kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1.Hoạt động mở đầu:(2p)

* Khởi động:

- GV cho HS hát và vận động theo nhạc.

* Kết nối:

- Kiểm tra dụng cụ học tập.

- GV dẫn vào bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.(10p)

- GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét (Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải).

- Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.

- GV kết luận: về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm.Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo… Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối,…

* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.(20p)

- GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.

- Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.

- Yêu cầu HS dựa vào quan sát H1 SGK để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải.

- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải.

- HS theo dõi.

- HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.

- HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.

- HS quan sát hình và nêu.

- HS nêu.

- GV hướng dẫn HS một số điểm sau:

+ Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải.

+ Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược.

+ Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo.

- Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.

- GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn.

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

- GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.

* Củng cố - dặn dò: (3p)

- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.

- Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau.

- HS thực hiện thao tác.

- HS thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.

- HS thực hiện.

- HS cả lớp IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 19 tháng 10 năm 2021

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 22 tháng 10 năm 2021 TOÁN

HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc; Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.

- Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- HS có thái độ học tập tích cực.

*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3 (a) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Ê ke, thước thẳng - HS: Ê ke, thước thẳng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

* Khởi động

- GV cho HS hát và vận động theo nhạc.

* Kết nối:

- GV giới thiệu vào bài

- TBVN điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ

2. Hình thành kiến thức mới:(12p) a. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:

- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD + Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?

+ Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt?)

- GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu:

Kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.

+Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?

+ Các góc này có chung đỉnh nào?

* Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.

- GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.

- GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau:

+ Vẽ đường thẳng AB.

+ Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.

Cá nhân - Nhóm 2-Lớp - HS vẽ vào nháp

+ Hình ABCD là hình chữ nhật.

+ Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.

- HS theo dõi thao tác của GV.

- Làm theo GV

+ Là góc vuông.

+ Chung đỉnh C.

- HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, …

- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.

- GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ