• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số kiến nghị đối với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử 1. Nhóm các giải pháp nhằm giảm rủi ro nhận thức cho người tiêu dùng

CHƯƠNG 3: NHỮNG GỢI Ý NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ

3.2. Một số kiến nghị đối với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử 1. Nhóm các giải pháp nhằm giảm rủi ro nhận thức cho người tiêu dùng

Bên cạnh nhận thức được lợi ích của ví điện tử, những người có sự hiểu biết về dịch vụ ví điện tử vẫn còn e ngại về rủi mà nó đem lại. Rủi ro mà người tiêu dùng cảm nhận cao nhất là lo sợ bị lộ thông tin cá nhân, sau rất nhiều vụ việc đình đám của các hãng lớn như Facebook, Google... nghi vấn lộ thông tin khách hàng, tâm lý e ngại của khách hàng đối với các dịch vụ điện tử càng cao, đây là vấn đề quan trọng mà các bên liên quan đến dịch vụ ví điện tử cần quan tâm và có chế tài quản lý đúng đắn. Bên cạnh đó, vấn đề pháp lý liên quan đến dịch vụ ví điện tử cũng làm nhiều người lo ngại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

57

Điều này có thể một phần do người tiêu dùng còn nhầm lẫn giữa tiền ảo và ví điện tử, dẫn đến tâm lý e ngại sử dụng. Doanh nghiệp cần có biện pháp truyền bá, phân biệt cho khách hàng rõ: tiền ảo (chẳng hạn: Bitcoin...) không có đơn vị tiền pháp định thì hầu hết các quốc gia đều không chấp nhận là tiền tệ trong đó có Việt. Còn ví điện tử của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động, cho phép lưu trữ một giá trị tiền gửi tương đương với số tiền thông thường chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ. Dù lớn hay không, lượng tiền giữ trong các ví điện tử đã được đảm bảo bằng quy định trong Thông tư 39 của Ngân hàng nhà nước.

Chính vì vậy, các nhà cung ứng dịch vụ phải:

- Các nhà cung ứng dịch vụ ví điện tử cần phải không ngừng cải tiến, nâng cấp công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn cao về bảo mật thông tin, an toàn trong xử lý, lưu trữ và truyền phát dữ liệu điện tử.

- Đối với việc xác thực mật khẩu tài khoản trong giao dịch thanh toán, bên cạnh các hình thức xác thực bằng mật khẩu một lần (OTP), ma trận mật khẩu(VITOS) như hiện nay, các tổ chức cung ứng dịch vụ VĐT nên nâng cấp ứng dụng cho phép khách hàng nhập mật khẩu từ bàn phím ảo để hạn chế tối đa bị lộ mật khẩu và thông tin tài khoản bởi các phần mềm gián điệp ghi lại thông tin nhập vào từ bàn phím vật lý.

3.2.2. Gia tăng tính dễ sử dụng mong đợi

Nhân tố tiếp theo có tác động mạnh đến Ý định sử dùng VĐT tại Việt Nam là Dễ sử dụng mong đợi. Do đó để gia tăng tính dễ sử dụng cho VĐT, các tổ chức cung ứng dịch vụ VĐT cần phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, công nghệ để:

- Cải tiến quy trình, gia tăng tính năng tự động điền thông tin người mua trên các đơn hàng/hóa đơn điện tử nhằm rút ngắn thời gian và giúp cho người sử dụng cảm thấy thoái mái và dễ dàng hơn khi thực hiện các giao dịch bằng VĐT.

- Hướng dẫn và chỉ dẫn rõ ràng cụ thể cho khách hàng trước và trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán bằng VĐT.

3.2.3. Gia tăng tính hữu ích mong đợi

Trường Đại học Kinh tế Huế

58

Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví điện tử cần phải chú trọng đến các giải pháp nhằm gia tăng tiện ích cho người sử dụng đối với sản phẩm ví điện tử của mình.

Cụ thể:

- Các nhà phát triển ví điện tử luôn có những chương trình ưu đãi hấp dẫn dể khuyến khích mọi người dùng ví, như chiết khấu khi nạp thẻ điện thoại, hoàn tiền hấp dẫn khi mua thẻ games,... giúp cho người tiêu dùng có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí khi tham gia các chương trình này.

- Các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cần tìm hiểu và nắm bắt kịp các nhu cầu thanh toán điện tử, tích hợp các tiện ích thanh toán đa dạng trong nhiều lĩnh vực như thanh toán chứ không chỉ thanh toán tiền điện, nước hay cước điện thoại..., mà cần nhắm tới thị trường bán lẻ nhiều hơn, kích thích người tiêu dùng dùng hằng ngày để ăn uống, mua sắm...; người tiêu dùng có thể đi ra quán cà phê mà không cần phải kè kè chiếc ví bên mình, hay lo sợ bị rơi mất tiền dọc đường, thậm chí là chuyển/nhận tiền hoặc thanh toán quốc tế cho các sản phẩm/ dịch vụ mua ở nước ngoài.

Đồng thời, liên kết thêm mạng lưới các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến để có nhiều ưu đãi, khuyến mại cho người dùng.

3.2.4. Phát huy ảnh hơn nữa ảnh hưởng xã hội đến người tiêu dùng

Kết quả nghiên cứu cho thấy Ảnh hưởng xã hội là một trong những nhân tố tác động đến Ý định sử dụng VĐT của khách hàng cá nhân tại Việt Nam. Vì vậy để phát huy nhân tố này, các tổ chức cung ứng dịch vụ VĐT nên:

- Tận dụng sức lan tỏa của các phương tiện thông tin, truyền hình, mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến để giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến về sản phẩm VĐT.

- Tận dụng sức ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng, có uy tín để quảng bá cho sản phẩm VĐT.

Trong thương mại điện tử, có thể nói ví điện tử là một công cụ thanh toán hữu hiệu đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự phát triển của dịch vụ ví điện tử vẫn chưa xứng với tiềm năng. Trên địa bàn thành phố Huế, kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra sự kém phát triển của dịch vụ này trên địa bàn. Ngoài việc người tiêu dùng chưa có nhu cầu sử dụng ra, thì phần lớn do chưa tiếp cận được thông tin về dịch vụ và thói quen thích dùng tiền mặt vẫn chưa thay đổi. Với đặc thù là thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

59

phố cổ kính, các nhà cung ứng dịch vụ ví điện tử cần đẩy mạnh các biện pháp marketing, tăng cường quảng bá, giới thiệu ví điện tử trên địa bàn thành phố để người tiêu dùng hiểu biết hơn về dịch vụ, từ đó củng cố niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ mới mẻ này.