• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số góp ý, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế

Sự tuân thủ thuế TNCN

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

5 Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ

3.4 Một số góp ý, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế

58

Trong bảng 3.26b với mức ý Sig. = 0,213 > 0.05 nên không có thể kết luận trình độ học vấn khác nhau có sự tác động khác nhau đến sự tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế

Tóm lại,

Kết quả phân tích hồi quy và tương quan tuyến tính ở trên cho thấy tất cả 3 nhân tố đều ảnh hưởng cùng chiều đến sự tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế; trong đó nhân tố “hiểu biết” có tác động nhiều nhất đến sự tuân thủ thuế TNCN (0,304), thứ hai là nhân tố “cảm nhận” (0,264); thứ ba là nhân tố“ý thức” (0,202), có tác động thấp nhất đến sự tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế. Qua đó hướng mở đến với cơ quan thuế những giải pháp nhằm tăng sự tuân thủ thuế của người nộp thuế

Nhân tố Hiểu biết chính sách thuế (HB) là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tuân thủ thuế TNCN, kết quả cho thấy khi người nộp thuế có được sự am hiểu nhiều về chính sách thuế TNCN thì sẽ tuân thủ thuế tốt hơn.

Cảm nhận về sự công bằng trong chính sách thuế - nhân tố “Cảm nhận” cũng tác động nhiều đến sự tuân thủ thuế TNCN, điều này cho thấy rằng, trong điều kiện môi trường kinh tế thuận lợi, nếu người nộp thuế cảm nhận được sự công bằng trong chính sách thuế thì họ sẽ có ý thức tuân thủ thuế nhiều hơn.

“Ý thức tuân thủ” có tác động đến sự tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế, khi

59

Cơ quan thuế cần cải thiện chất lượng dịch vụ tạo cho người nộp thuế TNCN có tâm lý thoải mái khi đến làm việc tại cơ quan thuế;

Mặc khác, chính sách thuế TNCN cần được chú trọng, phải thường xuyên thay đổi để phù hợp với điều kiện của nền kinh tế;

Cụ thể: hai nội dung để người nộp thuế cảm nhận được sự công bằng là quy định về giảm trừ gia cảnh và thuế suất cần được điều chỉnh để đảm bảo công bằng hơn. Mức giảm trừ gia cảnh cần được nâng lên và điều chỉnh phù hợp với tiến trình cải cách tiền lương và tình hình lạm phát; thuế suất nên điều chỉnh theo hướng giảm thuế suất biên và gia tăng khoảng cách giữa các bậc thuế.

Về ý thức tuân thủ thuế Hoàn thi

ện cơ chế kiểm soát, giám sát và các chế tài về thuế cùng với việc tuyên truyền để người nộp thuế hiểu được rằng “rất khó” và “không thể trốn thuế”; làm cho người nộp thuế hiểu được rằng việc “trốn thuế”, vi phạm pháp luật về thuế sẽ bị trừng trị nặng bởi pháp luật; điều này sẽ nâng cao ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Tóm lại, để nâng cao tính tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế TNCN các biện pháp được đưa ra phải kết hợp nhiều yếu tố từ phía Nhà nước, từ phía cơ quan quản lý thuế và từ chính bản thân người nộp thuế. Trong khi các hoạt động tuyên truyền hỗ trợ góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức, nâng cao sự hiểu biết của người nộp thuế về nghĩa vụ thuế thì các biện pháp kiểm soát, giám sát, cảnh báo và xử phạt từ phía cơ quan thuế có tác dụng thay đổi hành vi, ý thức của người nộp thuế theo hướng tuân thủ tốt hơn. Song song với những việc làm trên thì việc nghiên cứu chính sách thuế theo hướng công bằng và ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn sẽ là những yếu tố đảm bảo nâng cao mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Tóm tắt chương 3:

Chương 3 trình bày nội dung về kết quả nghiên cứu, đầu tiên là phân tích tình hình thực hiện quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tại các trường đại học thuộc Đại học Huế; tiếp theo là kết quả đánh giá thống kê mô tả mẫu nghiên cứu theo các thuộc tính là đối tượng cư trú, độ tuổi của người nộp thuế, mức thu nhập, nguồn thu nhập, trình độ học vấn của người nộp thuế TNCN có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các trường đại học thuộc Đại học Huế

Với 3 biến độc lập gồm 23 biến quan sát đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha; kết quả cho thấy thang đo lường tốt, các câu trả lời của các đối tượng khảo sát đều cho kết quả tin cậy và các biến trong 3 nhân tố là phù hợp và liên

Trường Đại học Kinh tế Huế

60

quan chặt chẽ với nhau.

Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis), kết quả các thang đo sau khi phân tích nhân tố nói chung đều đạt độ tin cậy. Sau khi phân tích nhân tố vẫn giữ nguyên 3 nhân tố ban đầu, 3 nhân tố được tiếp tục đưa vào để phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết.

Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô hình toàn diện có ý nghĩa thống kê khẳng định: sự tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế TNCN được kiểm định thông qua 03 nhóm nhân tố khác nhau và kết quả kiểm định giả thuyết đối với từng biến riêng biệt thì cả 3 nhân tố đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mô hình đo lượng sự tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế TNCN

Kiểm định T-test và phân tích ANOVA cho thấy kết quả của sự tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế TNCN không có sự khác nhau về đối tượng cư trú, độ tuổi của người nộp thuế, mức thu nhập, nguồn thu nhập, trình độ học vấn của người nộp thuế TNCN trong việc tuân thủ thuế TNCN.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

61