• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương III. Phương hướng và giải pháp phát triển

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch

Khuyến nghị với Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tiếp tục hỗ trợ vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch.

Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tiếp tục chỉ đạo Sở trong việc tăng cường liên kết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch liên vùng, tạo điều kiện cho du lịch Hải Dương phát triển.

Khuyến nghị ban chỉ đạo nhà Nước về Du lịch tiếp tục hỗ trợ kinh phí trong việc tổ chức tuyên truyền quảng bá giới thiệu về tiềm năng du lịch của Hải Dương với du khách trong nước và quốc tế thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho người làm công tác quản lý điều hành du lịch.

3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương.

Sớm ban hành cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển du lịch.

Đẩy nhanh thời gian phê duyệt các dự án có tầm quan trọng đối với sự phát triển du lịch Hải Dương như: hình thành trục văn hóa tâm linh khép kín:

Thanh Mai – Chu Văn An – Côn Sơn - Kiếp Bạc, mở rộng khu du lịch sinh thái làng cò Chi Lăng Nam, liên kết các làng nghề du lịch…Bố trí nguồn kinh phí để triển khai các dự án, xây dựng các dự án về cơ sở hạ tầng tại các khu

du lịch quan trọng và nguồn kinh phí cho hoạt động quảng bá xúc tiến phát triển du lịch Hải Dương.

Kiến nghị với UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định cho Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hải Dương tiến hành lập kế hoạch chi tiết cho phát triển khu du lịch sinh thái làng cò Chi Lăng Nam, tuyến sinh thái đường sông, điểm du lịch An Phụ - Kính Chủ, Côn Sơn – Kiếp Bạc… tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch để du lịch Hải Dương có thể phát triển mạnh trong những năm tới.

Tập trung xây dựng cụm du lịch thành phố Hải Dương, để có được điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách.

3.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương.

Các cấp chính quyền địa phương nơi có các điểm du lịch cần nhận thức rõ được tiềm năng du lịch của địa phương mình, từ đó có chính sách khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch, từ đó có chính sách bảo vệ đúng đắn tạo thuận lợi cho du lịch Hải Dương phát triển.

Ban hành các quy định hướng dẫn người dân địa phương thực hiện tốt quy định của nhà Nước về hoạt động kinh doanh du lịch và các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch.

Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng địa phương về việc khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

Tham mưu với UBND tỉnh có chính sách xây dựng và phát triển du lịch Hải Dương để Hải Dương thực sự là điểm du lịch hấp dẫn.

KẾT LUẬN

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú.

Đây là điều kiện thuận lợi để du lịch Hải Dương phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của các Sở, ban, ngành, du lịch Hải Dương đã có những thay đổi đáng kể, du khách đã biết nhiều hơn đến du lịch Hải Dương khi nhắc đến: Côn Sơn – Kiếp Bạc, danh thắng Chu Văn An, sân golf Ngôi Sao Chí Linh, làng cò Chi Lăng Nam, An Phụ - Kính Chủ, hay làng gốm Chu Đậu, làng nghề vàng bạc Châu Khê…

bên cạnh đó Hải Dương còn nổi tiếng và thu hút du khách bởi những đặc sản quê hương. Tuy nhiên các tài nguyên du lịch của Hải Dương vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác hợp lý, chưa tận dụng hết tiềm năng sẵn có, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn nghèo nàn, các khu vui chơi, giải trí và hệ thống các dịch vụ phục vụ khách du lịch hầu như chưa có. Đây chính là nguyên nhân khiến cho du lịch Hải Dương chưa phát triển. Thực tế này đòi hỏi du lịch Hải Dương cần có biện pháp khắc phục mặt hạn chế này, tạo điều kiện cho du lịch Hải Dương có hướng phát triển du lịch trong tương lai.

Căn cứ vào tiềm năng du lịch Hải Dương, thực trạng khai thác các tiềm năng du lịch đó của tỉnh trong thời gian qua, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp có tính tham khảo với mong muốn góp phần tìm ra những giải pháp tối ưu, giúp cho Hải Dương tận dụng được hết những tiềm năng du lịch của mình để du lịch Hải Dương phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận do sự hạn chế về tầm hiểu biết, công tác điều tra nghiên cứu, phân tích chưa được sâu, đầy đủ nên việc hiểu biết và đánh giá các tiềm năng phát triển, thực trạng phát triển không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy kính mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè… cùng các ban ngành văn hóa – du lịch tại địa phương để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết du lịch Hải Dương qua các năm – Sở Văn Hóa, Thể Thao và du lịch Hải Dương.

2. Báo điện tử Hải Dương, trang web: www.HaiDuong. com.vn.

3. Đề tài “Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương” – Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương.

4. Giáo trình “ Địa lý Du lịch” – TS. Nguyễn Minh Tuệ cùng các đồng nghiệp.

5. Giáo trình “ Nhập môn khoa học Du lịch” – Trần Đức Thanh.

6. Giáo trình “ Quy hoạch Du lịch” – Bùi Thị Hải Yến.

7. Giáo Trình “ Tuyến điểm du lịch” – Bùi Thị Hải Yến.

8. Giáo trình “ Cơ sở văn hóa Việt Nam” – Trần Ngọc Thêm.

9. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020 – Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch Hải Dương.

10. Trang web: ChiLinhdanhthang.com.vn.

11. Và một số tài liệu tham khảo khác.