• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.3.1. Các kiểu nối mạch máu trong ghép thận

* Với thận có 1 động mạch hoặc động mạch chính của thận khi thận có nhiều động mạch

 Nối ĐM thận - ĐM chậu ngoài kiểu tận - bên.

Hình 1.14: Động mạch thận ghép nối tận - bên với động mạch chậu ngoài (a), tĩnh mạch thận ghép nối tận - bên với tĩnh mạch chậu ngoài

(b) người nhận [38].

 Nối ĐM thận - ĐM chậu trong kiểu tận - tận.

Hình 1.15: Động mạch thận ghép nối tận - tận với động mạch chậu trong (a), tĩnh mạch thận ghép nối tận - bên với tĩnh mạch chậu ngoài

(b) người nhận [38].

* Động mạch phụ của thận

 Nối động phụ của thận ghép tận – bên với động mạch chậu ngoài người nhận.

Kiểu khâu nối một động mạch thận tận – tận với động mạch chậu trong và một động mạch thận tận – bên với động mạch chậu ngoài, kiểu khâu nối này được được áp dụng khi thận ghép có 2 thân động mạch. Kiểu khâu nối này cũng thường được áp dụng hơn kiểu nối các động mạch thận tận – tận với các nhánh của động mạch chậu trong, do những nhánh này hay bị các bệnh lý về mạch máu.

Hình 1.16: Động mạch phụ của thận nối tận – bên với động mạch chậu ngoài người nhận thận [39]

 Các động mạch thận được nối tận – tận với các nhánh động mạch tận của động mạch chậu trong. Kỹ thuật này ít được áp dụng vì thời gian khâu các miệng nối kéo dài làm tăng thời gian thiếu máu ấm của thận ghép, với nhiều miệng nối cũng làm tăng nguy cơ huyết khối gây tắc mạch thận.

Hình 1.17: Các động mạch thận được nối tận – tận với các nhánh động mạch tận của động mạch chậu trong [39]

 Nối động mạch cực dưới của thận ghép tận – tận với động mạch thượng vị dưới. Tuy nhiên lưu lượng máu của động mạch thượng vị dưới thường không đủ để cấp máu cho thận. Bởi vậy việc bắc cầu mạch máu đến động mạch chậu ngoài hoặc động mạch chính của thận khi động cực của thận ghép không đủ chiều dài là cần thiết, cầu nối có thể dùng các đoạn mạch tự thân của người nhận thận (tĩnh mạch hiển, động mạch thượng vị dưới…) hoặc mạch máu nhân tạo.

Hình 1.18: Động mạch cực dưới của thận ghép tận – tận với động mạch thượng vị dưới [40]

 Với động mạch cực trên có thể thắt một cách an toàn nếu diện cấp máu của động mạch này cho thận nhỏ hơn 10% tổng lưu lượng máu đến thận.

* Các kỹ thuật xử lý mạch máu khi thận ghép có nhiều động mạch

 Ghép nối hai hoặc ba nhánh động mạch lại với nhau thành một thân chung kiểu nòng súng. Ghép nối các động mạch thận lại với nhau thành một thân chung kiểu nòng súng, khi các động mạch có kích thước về chiều dài, đường kính tương đương nhau và cùng đi vào rốn thận.

Hình 1.19: Kỹ thuật tạo hình mạch máu kiểu nòng súng [40]

 Nối một động mạch nhỏ từ cực thận vào động mạch chính kiểu tận – bên. Theo Barry Kahan kỹ thuật này ít được lựa chọn vì làm gia tăng tỷ lệ huyết khối động mạch thận sau ghép, nhưng nó lại có thể thích hợp trong những trường hợp người nhận thận mắc xơ vữa động mạch nhiều vì nó làm giảm số miệng nối giữa các động mạch thận ghép với động mạch chậu người nhận thận.

Hình 1.20: Kỹ thuật cắm động mạch nhỏ từ cực thận vào động mạch chính của thận [40]

 Sử dụng mảnh Carell đối với thận ghép lấy từ người cho chết não.

Kỹ thuật phổ biến là sử dụng mảnh Carell từ động mạch chủ người hiến thận khâu nối tận – bên với động mạch chậu ngoài người nhận.

Những kỹ thuật thay thế để khâu nối thận có nhiều động mạch bao gồm ghép nối hai động mạch thận có cùng kích thước kiểu bên – bên tạo thành một thân chung với một đầu hoặc cắt một đoạn của động mạch chủ và tạo hình lại thành mảnh Carell mới để nối.

Hình 1.21: Kỹ tạo mảnh Carell [41]

1.3.1.2. Với tĩnh mạch thận:

Cũng tương tự như động mạch thận. Nối tĩnh mạch thận trong ghép thận cũng có các kiểu sau:

 Nối TM thận - TM chậu chung tận - bên.

 Nối TM thận - TM chậu ngoài tận - bên. Là hình thức khâu nối phổ biến nhất, được nhiều trung tâm ghép thận và nhiều phẫu thuật viên áp dụng.

Với thận ghép có nhiều tĩnh mạch:

 Nối bằng các miệng nối riêng với TM chậu: Với những trường hợp thận ghép có nhiều tĩnh mạch, các tĩnh mạch có kích thước đủ lớn để làm miệng nối với tĩnh mạch chậu không gây hẹp hoặc căng.

 Tạo hình ghép các TM thận thành 1 thân chung kiểu nòng súng: Áp dụng khi các tĩnh mạch thận ghép có kích thước tương đương nhau.

 Nối TM nhỏ thành nhánh bên của TM chính: Khi tĩnh mạch thận phụ có kích thước nhỏ hơn hẳn so với tĩnh mạch thận chính.

 Thắt các tĩnh mạch nhỏ đi vào các cực của thận: Với đặc điểm có nhiều vòng nối giữa các nhánh tĩnh mạch của thận nên các tĩnh mạch phụ của

thận đi và các cực thận có thể được thắt mà không ảnh hưởng đến chức năng thận sau ghép.