• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAM HÀNG HÓA Ở HUYỆN NAM

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam đông

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Một điều đáng quan tâm là diện tích đất chưa được sử dụng trên địa bàn tương đối lớn chiếm 3.193,0 ha, huyện cần có các chính sách khuyến khích người dân khai hoang, đầu tư sản xuất để đưa quỹ đất tiềm năng này bổ sung vào việc sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống công trình phục vụ sản xuất và hệ thống công trình phục vụ đời sống,các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác như y tế, giáo dục… Trong những năm qua được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, tỉnh và các dự án, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Nam Đông có sự chuyển biến mạnh mẽ góp phần đô thị hoá nông thôn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Bảng 2.3: Cơ sở hạ tầng của huyện Nam Đông năm 2011

Hạng mục ĐVT Số lượng

1. Tổng số xã, thị trấn Xã 11

2. Số xã được sử dụng điện Xã 11

3. Số hộ dùng điện

- Tỷ lệ hộ dùng điện

Hộ

%

5.457 99,7 5. Số hộ dùng nước hợp vệ sinh

- Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh

Hộ

%

5.463 99,8

6. Số xã có trạm truyền thanh Xã 11

7. Số hộ có ti vi

- Tỷ lệ hộ có ti vi

Hộ

%

5.020 91,7

8. Số Km bê tông kênh mương cộng dồn Km 55,8

9. Số Km bê tông giao thông nông thôn cộng dồn Km 71,5

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2011 Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặc dù là một huyện miền núi nhưng cơ sở hạ tầng khá phát triển, tổng số 11 xã trên địa bàn huyện có điện sử dụng,tỷ lệ số hộ sử dụng điện chiếm 99,7% còn 0,3 % số hộ chưa có nguồn điện sử dụng,chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa khó tiếp cận; 99,8% hộ dân trên địa bàn huyện được tiếp cận với nguồn nước sạch hợp vệ sinh. Hệ thống kênh mương thuỷ lợi, đường giao thông từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Cơ cấu và tăng trưởng kinh tế

Qua bảng sau cho ta thấy kinh tế huyện Nam Đông trong những năm 2007 đến năm 2011 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng của nhóm ngành Nông-Lâm-Thuỷ sản và Công nghiệp- Xây dựng, giảm dần tỷ trọng của nhóm nghành Thương nghiệp-Dịch vụ. Nhưng sự chuyển dịch không đồng đều.

Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế huyện Nam Đông phân theo nhóm ngành (2007-20 11) ĐVT: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng 100 100 100 100 100

Nông-Lâm-Thuỷ sản 39,5 37,5 37,8 46,9 48,9

CN-XD 24,6 25,5 27,4 25,8 24,9

Thương nghiệp-DV 35,9 37,0 34,7 27,3 26,3

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2011 Cụ thể tỷ trọng nhóm ngành Nông- Lâm-Thuỷ sản và CN-XD có xu hướng tăng, năm 2007: Lâm-Thuỷ sản là 39,5%, CN-XD là 24,6 ; năm 2011 Nông-Lâm-Thuỷ sản là 48,9%, CN-XD là 24,9. Tỷ trọng Thương nghiệp –Dịch vụ có xu hướng giảm mạnh từ 35,9% năm 2007 xuống còn 26,3% năm 2011. Rõ ràng, nền kinh tế Nam đông vẫn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.

Bảng 2.5: Tốc độ phát triển tổng sản phẩm huyện Nam Đông giai đoạn 2007-2011 ĐVT: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tống số 12,3 14,1 14,3 17,6 19,5

Nông-Lâm-Thuỷ sản 4,1 3,5 20,0 20,8 21,6

CN-XD 22,4 19,6 10,9 25,3 18,1

Thương nghiệp-DV 17,8 21,0 10,2 9,0 17,7

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2011 Về tăng trưởng kinh tế, trong những năm qua tăng trưởng kinh tế huyện Nam Đông đạt mức độ khá cao,tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 tốc độ trưởng kinh tế của huyện đạt 19,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng của tỉnh

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thừa Thiên Huế năm 2011, 11,1%. Trong đó nhóm nghành Nông-lâm-thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 21,6% tiếp đến là CN-XD đạt 18,1% và Thương nghiệp-DV đạt 17,7%

Tình hình phát triển ngành Nông nghiệp a. Tình hình chung

Đây là ngành luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GO của huyện, nó cũng chiếm phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn và giải quyết nhiều việc làm nhất.

Huyện đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đã chú trọng và nâng cao công tác khuyến nông, khuyến lâm,và khuyến ngư, tổ chức lại sản xuất, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học- kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

Qua bảng 2.6 ta thấy, trong những năm qua cơ cấu ngành Nông-Lâm-Thuỷ sản chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất Lâm nghiệp, còn Nông nghiệp và Thuỷ sản có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2007 Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 15.06% đến năm 2011 là 29,87%, còn Nông nghiệp và thuỷ sản năm 2007 lần lượt chiếm tỷ trọng là 78,35%; 6,59% đến năm 2011 là 66,65%; 3,48%.

Bảng 2.6: Cơ cấu ngành Nông, Lâm,Thuỷ sản huyện Nam Đông ( 2007-2011) ĐVT: %

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng 100 100 100 100 100

Nông nghiệp 78.35 75.01 70.81 65.54 66.65

Lâm nghiệp 15.06 18.89 24.09 31.05 29.87

Thuỷ sản 6.59 6.1 5.1 3.41 3.48

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2011 b.Sản xuất Nông nghiệp

Giá trị sản xuất Nông nghiệp trong những năm qua không ngừng tăng cao, năm sau cao hơn so với năm trước. Trong nội bộ ngành thì trồng trọt có giá trị sản xuất cao nhất đạt

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

160.727 triệu đồng năm 2011, và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu, năm 2011 là 73,93%, tiếp sau đó là chăn nuôi đạt 52.100 triệu đồng năm 2011 và chiếm tỷ lệ 23,97% trong cơ cấu, còn lại nghành dịch vụ chiếm 2,1%, có giá trị sản xuất năm 2011 là 4.563 triệu đồng.

Bảng 2.7: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Nam đông giai đoạn 2006-2011 ĐVT: Triệu đồng

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

2006 78.681 55.996 21.161 1.524

2007 90.565 59.042 29.847 1.676

2008 96.720 62.938 32.064 1.718

2009 114.974 71.358 39.805 3.811

2010 161.758 117.324 41.038 3.396

2011 217.390 160.727 52.100 4.563

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đông năm 2011 Trồng trọt luôn chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Đông.

2.2. Khái quát chung tình hình phát triển sản xuất cam ở huyện Nam đông