• Không có kết quả nào được tìm thấy

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHẪU THUẬT GLENN TRONG ĐIỀU TRỊ DỊ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.8. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHẪU THUẬT GLENN TRONG ĐIỀU TRỊ DỊ

thuật. Hiện nay trên thế giới có nhiều lựa chọn khi phẫu thuật Glenn không THNCT: khâu nối trực tiếp TMC-ĐMP, giảm áp với hệ thống TMCT-NP, giảm áp với hệ thống TMCT-ĐMP, hút TMCT bơm về TM đùi. Tuy nhiên việc sử dụng hệ thống giảm áp tạm thời TMCT-NP với các bước: đặt ống tĩnh mạch ở vị trí ngã ba của TMCT và TM vô danh điều này làm giảm áp dòng máu có hiệu quả và tránh được khả năng thu hẹp TMCT, kết hợp với tư thế đầu cao 15° trong mổ, tạo điều kiện giải nén đầy đủ TMCT và cung cấp đủ không gian để phẫu thuật khâu nối. Đây là lựa chọn đơn giản dễ thực hiện, dễ áp dụng ở nhiều trung tâm tim mạch trên thế giới [67],[99],[100].

1.8. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHẪU THUẬT GLENN TRONG ĐIỀU TRỊ

đồng thời thắt tĩnh mạch chủ trên và đầu ngoại vi động mạch phổi. Tuy nhiên vì báo cáo của Carlon trên tạp chí tiếng Ý nên các công trình tiên phong của ông cũng sớm rơi vào lãng quên, ngày nay các nhà khoa học thừa nhận ông là người đầu tiên mô tả khái niệm về cầu nối TMCT-ĐMP [104].

Năm 1955, NK Galankin phát triển các thí nghiệm trên chó miệng nối TMCT và ĐMP phải. Dựa trên ý tưởng đó Darbinian nghiên cứu trong 33 trường hợp, các miệng nối tận – tận được sử dụng vòng thép không gỉ của Donetsky. Bakulev và Kolesnikov báo cáo kinh nghiệm qua 41 trường hợp được phẫu thuật nối TMCT và ĐMP phải tại khoa Phẫu thuật lồng ngực Moscow, Nga [105].

Năm 1958 Glenn và cộng sự đại học Yale công bố trường hợp đầu tiên một bé trai 7 tuổi hẹp phổi, thiểu sản thất phải được phẫu thuật nối tĩnh mạch chủ trên vào nhánh phải động mạch phổi hay còn được gọi tên là phẫu thuật Glenn. Kết quả được thông báo trước các nghiên cứu độc lập khác của Sanger, Robicsek, Taylor [104].

Năm 1961 Phẫu thuật Glenn hai hướng (Bi-directional) đầu tiên được thực nghiệm và báo cáo bởi Achille Mario Dogliotti và các cộng sự tại Turin, Italia [106].

Năm 1966, Haller và cộng sự đã thực hiện trên chó miệng nối tận bên TMC trên - ĐMP phải, không thắt đầu trung tâm ĐMP phải [4].

Năm 1972 Azzolina và cộng sự đã thực hiện thành công phẫu thuật Glenn hai hướng cho bệnh nhân teo van ba lá [107]. Với nhiều ưu điểm của phẫu thuật Glenn hai hướng so với phẫu thuật Genn kinh điển là từ tĩnh mạch chủ sẽ đi vào cả hai phổi, làm giảm tải khối lượng tuần hoàn lên tâm thất, ít biến chứng thông động tĩnh mạch phổi. Ngày nay trên thế giới các nhà phẫu thuật tim bẩm sinh đề nghị sử dụng phẫu thuật Glenn hai hướng như là bước đầu tiên trong điều trị CBTBSDMTT để chuẩn bị cho thì tiếp theo phẫu thuật Fontan.

1.8.2. T i Việt Nam

Tại Việt Nam đã có một vài báo cáo được công bố:

Tại Bệnh viện Trung Ương Huế, Bùi Đức Phú (2005) thông báo kết quả phẫu thuật chuyển dòng tĩnh mạch chủ-động mạch phổi cho 19 BN từ 2002-2005 [5].

Tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh, phẫu thuật Glenn được thực hiện từ năm 1998-1999. Năm 2010 Phan Kim Phương đã báo cáo kết quả phẫu thuật 2003-2010 với tỷ lệ tử vong sớm sau mổ khá cao 8,5% [6]. Năm 2012 Ngô Quốc Hùng đã báo cáo kết quả phẫu thuật 2004-2010 với tỷ lệ tử vong 5,2% [7]. Hai nghiên cứu chỉ tập chung ở nhóm BN áp lực động mạch phổi <

12mmHg, chưa có nghiên cứu đầy đủ về theo dõi trung hạn sau phẫu thuật.

Năm 2015 Kim Vũ Phương, Nguyễn Văn Phan [8] thông báo đánh giá kết quả trung hạn phẫu thuật Glenn hai hướng trên bệnh nhân không l van ba lá thực hiện tại viện tim Tâm Đức và Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. Trong tất cả 58 trường hợp, chỉ tập chung vào dị tật duy nhất là teo van ba lá.

Trung tâm tim mạch Bệnh viện E triển khai phẫu thuật Glenn hai hướng từ tháng 6-2011 bước đầu mang lại những kết quả đáng ghi nhận với thể bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất phong phú, chỉ định phẫu thuật Glenn với áp lực ĐMP trung bình <20mm Hg, phẫu thuật Glenn hai hướng được thực hiện với nhiều phương pháp: có sử dụng hệ thống TNCT và không sử dụng hệ thống THNCT.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bao gồm những bệnh nhân <16 tuổi được chẩn đoán tim bẩm sinh dạng một tâm thất được phẫu thuật Glenn hai hướng tại Trung tâm tim mạch – Bệnh viện E từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 năm 2015.

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Chẩn đo n: Các bệnh nhân tim bẩm sinh dạng một tâm thất:

- Tim một thất đơn thuần - Tim một thất chức năng

+ Thiểu sản tâm thất trái: Hội chứng thiểu sản thất trái, thiểu sản van hai lá, thiểu sản động mạch chủ, mất cân bằng ống nhĩ thất, các hội chứng bất thường vị trí, hội chứng shone

+ Thiểu sản tâm thất phải: Teo van ba lá, thất trái hai đường vào có k m đảo gốc động mạch hoặc không, teo phổi có vách liên thất nguyên vẹn

+ Thể không xác định (dị tật TBS có kiểu hình hai thất có nguy cơ cao khi sửa chữa kiểu 2 thất): thất phải hai đường ra có l thông liêt thất xa/hạn chế, bất tương hợp nhĩ thất-đại ĐM có sửa chữa kèm hẹp van ĐMC, Ebstein, bệnh Uhl, thông sàn nhĩ thất kết hợp với đảo gốc động mạch .

- Bệnh nhân TBS dạng một tâm thất có tiền sử phẫu thuật thì đầu: cầu nối chủ - phổi, thắt hẹp ĐMP thì tiếp theo được phẫu thuật Glenn hai hướng.

Điều kiện phẫu thuật:

- Áp lực ĐMP trung bình < 20mmHg (đo bằng thông tim hoặc trong mổ) - Chỉ số Z kích thước ĐMP ≥ -2

- Không có bất thường trở về tĩnh mạch phổi - Van nhĩ thất hở ≤ 2/4

- Không có hẹp đường ra từ thất trái đến ĐMC.

- Đầy đủ hồ sơ bệnh án và hồ sơ bệnh án phải đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu. BN, gia đình BN đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn lo i trừ

 Các BN chẩn đoán TBS dạng một tâm thất không đủ điều kiện phẫu thuật Glenn hai hướng hoặc phải phẫu thuật cầu nối chủ phổi, banding động mạch phổi trước khi phẫu thuật Glenn hai hướng

- Áp lực ĐMP trung bình ≥ 20mmHg (thông tim hoặc trong mổ) - Chỉ số Z kích thước ĐMP <-2

 Trong nghiên cứu này chúng tôi không đưa vào những BN phẫu thuật Glenn hai hướng nhưng kết hợp với các phẫu thuật sửa chữa trong tim: sửa van nhĩ thất, sửa bất thường TM phổi, sửa hẹp eo ĐMC, hẹp đường ra thất trái.

 Bệnh nhân không đủ thông tin, hồ sơ bệnh án không đầy đủ dữ liệu, gia đình bệnh nhân không đồng thuận.