• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sơ lược lịch sử và tình hình phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo

Trong tài liệu ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY (Trang 52-56)

Chương 1: TỔNG QUAN

1.3. KHỚP VAI NHÂN TẠO BÁN PHẦN

1.3.1. Sơ lược lịch sử và tình hình phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo

Giá trị của hình ảnh 3D là có thể cung cấp thêm thông tin về những yếu tố ngoài phân loại đó, tối ưu tính chính xác của phân loại trong chỉ định điều trị.

bởi những ý tưởng của Themistocles Gluck từ trước đó 3 năm về việc thay thế khớp vai từ các bộ phận bằng ngà voi, gỗ, thuỷ tinh, nhôm, thép mạ niken và xương của những người đã chết. Themistocles Gluck được công nhận là một người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng vật liệu cấy ghép.

Gluck T (1853–1942) Khớp vai đầu tiên Péan J.E (1830–1898) Hình 1.30. Những tác giả và khớp vai nhân tạo đầu tiên50

Trong suốt 60 năm sau ca phẫu thuật của Jules Émile Péan, không có thêm trường hợp nào được thực hiện. Tại Hoa Kỳ, năm 1953 đánh dấu thời kỳ hiện đại của phẫu thuật thay khớp vai với sự tiên phong của Charles S. Neer phát minh một khớp vai bán phần thay thế trong những trường hợp gãy đầu trên xương cánh tay.

Đến ngày nay, có nhiều thế hệ khớp vai nhân tạo được đưa vào sử dụng với thiết kế ngày một ưu việt, đáp ứng phục hồi chức năng tốt cho khớp vai.

Có nhiều hãng sản xuất khớp vai nhân tạo, mỗi hãng có những thiết kết đặc trưng nhưng các thành phần bộ khớp nhân tạo và chất liệu chế tạo là tương tự.

Hiện nay có thể chia khớp vai nhân tạo thành 3 loại chính là khớp vai bán phần, khớp vai toàn phần giải phẫu và khớp vai toàn phần đảo ngược.

1.3.1.2. Sơ lược tình hình phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo hiện nay a. Thế giới

Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo có lịch sử phát triển gần 70 năm và cho đến nay đã trở thành kỹ thuật phổ biến trên thế giới với hàng trăm nghìn khớp vai được thay thế mỗi năm. Tuy mức độ phổ biến không cao như phẫu thuật thay khớp háng hay thay khớp gối nhưng việc thay thế một khớp vai bị giảm nặng hoặc mất chức năng do nhiều loại bệnh lý khác nhay gây ra, đã trở thành chỉ định như giải pháp cuối cùng và tốt nhất để mang lại chức phận cho những khớp vai bị tổn thương mà tất cả các phương pháp điều trị trước đó không mang lại kết quả như mong muốn của cả thầy thuốc và người bệnh.

Số lượng ca thay khớp vai nhân tạo chủ yếu là ở Hoa Kỳ. Ở châu Âu có Anh, Pháp và Đức là những nước có số lượng ca phẫu thuật thay khớp vai lớn và có sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây.

Tại Hoa Kỳ, theo nghiên cứu của Day J.S và cộng sự năm 2010, số lượng khớp vai nhân tạo chiếm khoảng 5% trong tổng số các loại khớp háng và khớp gối nhân tạo được thay, có mức gia tăng trung bình từ 6% - 13%

trong giai đoạn 1993 – 2007 và năm 2015 so với năm 2007 được dự báo số lượng khớp vai nhân tạo được thay tăng theo cấp số nhân với 192% - 322%.

Cũng ở nghiên cứu này, tác giả đưa ra các con số minh chứng về tỷ lệ tăng số lượng phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo là tương đương và có phần cao hơn so với tỷ lệ tăng số lượng của tổng các loại khớp háng và khớp gối nhân tạo được phẫu thuật.9

Theo thống kê của Cơ quan đặc trách Nghiên cứu và Chất lượng Y tế (AHRQ) – Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ (số liệu này được Westermann R.W trích dẫn trong nghiên cứu về tình hình chung của phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo trong giai đoạn 2002 – 2011), năm 2011 có 66.485 khớp vai được thay thế với 15.434 khớp vai bán phần (HA) và 51.051

khớp vai toàn phần (TSA). Trong số những khớp vai toàn phần, có 21.692 là loại khớp vai nhân tạo đảo ngược (RSA), đây là loại khớp mới được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép chấp thuận cho sử dụng từ tháng 11/2003.51,52,53

Theo thống kê của Viện Quốc gia về sức khoẻ và Lâm sàng Vương quốc Anh (NICE), mỗi năm tại Anh có khoảng 5.500 trường hợp thay khớp vai nhân tạo.

b. Việt Nam

Cùng với sự phát triển chung của ngành Ngoại khoa Việt Nam, chuyên ngành Chấn thương – Chỉnh hình cũng có những bước phát triển vượt bậc. Từ những năm 70 của thế kỷ 20, phẫu thuật thay thế tái tạo lại các khớp bắt đầu được ứng dụng tại các bệnh viện đầu ngành và dần được triển khai về các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh. Đến nay, phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối đã trở thành thường quy tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Nhiều bệnh viện thuộc tuyến tỉnh trong cả nước cũng đã thực hiện thành công kỹ thuật thay khớp háng và bước đầu có những báo cáo về thay thế khớp gối nhân tạo.

Tương tự sự phát triển trong lĩnh vực thay thế các khớp ở các nước trên thế giới, vấn đề thay thế khớp vai không phổ biến như thay khớp háng và khớp gối. Năm 2001 các bác sỹ đến từ Hoa Kỳ đã tặng Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh 10 bộ khớp vai bán phần của hãng Kirschner và tháng 2 năm 2001, ca phẫu thuật thay khớp vai bán phần đầu tiên trên cả nước được thực hiện tại bệnh viện này. Tính đến tháng 12 năm 2003 có 7 bộ khớp vai bán phần được sử dụng, 3 bộ còn lại không dùng do có kích thước lớn không phù hợp với người Việt Nam.18

Từ năm 2004 đến năm 2008 không có thêm ca phẫu thuật nào bởi trong nước không có khớp vai nhân tạo. Đến tháng 3 năm 2009 khớp vai nhân tạo của hãng Zimmer bắt đầu được phân phối tại Việt Nam và cho đến nay, đây

vẫn là loại khớp vai nhân tạo duy nhất được sử dụng trong phẫu thuật tại tất cả các bệnh viện có triển khai kỹ thuật thay khớp vai.

Số lượng ca phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo của cả nước còn rất hạn chế, thực hiện tại một số các bệnh viện tuyến trung ương có trung tâm chuyên sâu về chấn thương chỉnh hình, chủ yếu sử dụng khớp vai bán phần trong các trường hợp gãy phức tạp đầu trên xương cánh tay. Một số rất ít ca phẫu thuật được thực hiện đối với các bệnh lý khác như viêm thoái hoá khớp vai, u đầu trên xương cánh tay, hoại tử vô khuẩn chỏm xương cánh tay.

Trong tài liệu ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY (Trang 52-56)