• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng, các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) .

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng cộng cộng các số có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm 3.Thái độ

- GD hs tính toán chính xác, trình bày khoa học, sạch sẽ, ham học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A.KT bài cũ: (4’)

- Gọi hai học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà .

- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’)ghi bảng 2. HD luyện tập:

Bài 1: (10’)

- Nêu bài tập trong sách giáo khoa - Yêu cầu học sinh tự tính kết quả

- Yêu cầu lớp thực hiên vào vở và đổi chéo để tự chữa bài .

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 2: (8’)Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu và giáo viên ghi bảng

- Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .

- Gọi hai em đại diện hai nhóm lên bảng làm mỗi em làm một cột .

- Gọi 2 HS khác nhận xét

+ Giáo viên nhận xét chung về bài làm của HS.

Bài 3(7’)

- Gọi học sinh đọc bài trong sách giáo khoa . - Yêu cầu học sinh nhìn vào tóm tắt để nêu thành lời đề bài toán .

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vào vở - Gọi một học sinh lên bảng giải .

- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 4: (7’)

- Giáo viên gọi học sinh đọc đề

- Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách tính nhẩm .

-Yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả nhẩm.

- Cả lớp cùng thực hiện nhẩm và đổi chéo vở

- Hai học sinh lên bảng sửa bài . - Hai học sinh khác nhận xét . - HS lắng nghe.

- Cả lớp thực hiện làm vào vở . - 3 em lên bảng thực hiện mỗi em một cột

- Đổi chéo vở để nx bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .

- Học sinh khác nhận xét bài bạn - Lắng nghe.

- Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở

- 2 HS lên bảng thực hiện . - 2 HS nhận xét bài bạn . - Lắng nghe.

- 1 em nêu bài toán trong SGK - HS nhìn sơ đồ tóm tắt nêu đề toán .

- Cả lớp làm vào vở bài tập . - 1HS lên bảng giải bài

Bài giải

Cả hai thùng có số lít dầu là:

125 + 135 = 260 (l) Đáp số: 260l dầu - HS khác nhận xét bài bạn . - Lắng nghe.

- Cả lớp cùng thực hiện tính nhẩm

- Lắng nghe

- 1 HS nêu miệng kết quả nhẩm .

chấm chữa bài

- Gọi học sinh khác nhận xét

+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 3. Củng cố - Dặn dò: (3’)

- Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng , trừ

-Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn về nhà học và làm bài tập 5.

- HS khác nhận xét bài bạn .

- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học

SINH HOẠT LỚP – ATGT CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ

BÀI 3: QUA ĐƯỜNG AN TOÀN TẠI NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU

I. MỤC TIÊU

* SH:

+ HS nhận ra ưu, khuyết điểm của học sinh trong tuần qua.

+ Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

* ATGTCNCTT: 1.Kiến thức:

- HS biết đi qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau.

2. Kĩ năng: HS tham gia thực hiện qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau 3. Thái độ: Có thái độ chấp hành tốt luật giao thông khi tham gia các trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh phóng to - Máy tính, máy chiếu.

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

A. ATGT CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ (25’ )

BÀI 3:QUA ĐƯỜNG AN TOÀN TẠI NƠI ĐƯỜNG GIAO NHAU

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức : (1’)

- Gv giới thiệu chương trình, nội dung môn học

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: (1’) 2.2 HD các hoạt động

Hoạt động 1: Xem tranh và trả lời câu hỏi (7’)

- GV treo tranh.

Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4vàTLCH:

+ Khi đi qua đường cần chú ý gì ?

+ Hai nơi đường giao nhau trong tranh có sự khác biệt gì?

+ Các em có biết làm thế nào để qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau không ? - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Lắng nghe

- Lắng nghe - Quan sát tranh.

- Thảo luận nhóm 4

- Báo cáo kết quả thảo luận.

+ Khi đi bộ qua đường nên đi ở phần vạch kẻ dành cho người đi bộ.

+ Hai nơi đường giao nhau trong tranh có sự khác biệt: Đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông và đường giao nhau không có đèn tín hiệu giao thông.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV bổ sung và KL : Để đi bộ an toàn qua đường các em cần đi đúng vào phần vạch kẻ dành cho người đi bộ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước qua đường an toàn (5’)

- GV nêu câu hỏi :

+ Đèn tín hiệu dành cho người đi bộ có mấy màu? Ý nghĩa của từng màu?

+ Qua đường giao nhau cần chú ý gì để đảm bảo an toàn?

- GV bổ sung và kl :

+ Ý nghĩa tín hiệu đèn: Đèn màu xanh người đi bộ được phép qua đường. Đèn màu đỏ người đi bộ không được phép qua đường

+ Qua đường giao nhau cần quan sát các hướng trước khi qua đường.

Hoạt động 3: (3’) Góc vui học - Xem tranh để tìm hiểu.

- 4 bức tranh miêu tả 1Hs thực hiện các bước qua đường an toàn ở nơi đường giao nhau có tín hiệu dành cho người đi bộ - Sắp xếp các tranh minh họa đúng thứ tư các bước qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu cho người đi bộ.

Hoạt động 4: Ghi nhớ và dặn dò: (2’) - H đọc nội dung ghi nhớ SGK trang 6.

- Gv nhắc lại ghi nhớ bài học : Qua đường đúng nơi quy định. Trước khi qua đường phải dừng lại, quan sát an toàn và chấp hành báo hiệu đường bộ

Hoạt động 5:Bài tập về nhà:(1’)

- Từ nhà đến trường các em có phái đi qua nơi đường giao nhau nào không?

- Hãy chia sẻ cách đi qua đường an toàn tại những nơi đó?

+ Để qua đường an toàn cần đi vào đúng phần vạch kẻ dành cho người đi bộ và chờ đèn tín hiệu giao thông.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

+ Đèn tín hiệu có 2 màu: xanh và đỏ. Đèn màu xanh người đi bộ được phép qua đường. Đèn màu đỏ người đi bộ không được phép qua đường

+ Cần quan sát đèn tín hiệu dành cho người đi bộ, đi đúng phần đường.

+ Cần quan sát các hướng trước khi qua đường.

- H lắng nghe.

-HS thực hiện Sắp xếp các tranh minh họa đúng thứ tư các bước qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu cho người đi bộ.

- HS tìm hiểu thực tế

Tài liệu liên quan