• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kiến thức

- Thực hành, luyện tập về từ trái nghĩa: tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu, đặt câu với từ trái nghĩa.

2. Kĩ năng

- HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành về tìm từ trái nghĩa, đặt câu với 1 số cặp từ trái nghĩa tìm được.

- Biết thêm 1 số thành ngữ, tục ngữ có cặp từ trái nghĩa và học thuộc.

3. Thái độ

- Có ý thức trong việc sử dụng từ trái nghĩa cho phù hợp với ngữ cảnh và viết văn.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Từ điển học sinh

- Bài tập 1, 2, 3 viết sẵn trên bảng phụ.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs lên bảng đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa.

- Gọi hs đứng tại chỗ trả lời:

? Thế nào là từ trái nghĩa?

? Từ trái nghĩa có tác dụng gì?

- GV nhận xét, đánh giá B - Dạy bài mới

1, Giới thiệu: (1’) trực tiếp

2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK(30’)

* Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu hs làm bài Gợi ý : Chỉ gạch chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

a, ít - nhiều; b, chìm - nổi;

c, nắng - mưa, trưa - tối; trẻ - già.

? Em hiểu nghĩa của các câu tục ngữ, thành ngữ trên như thế nào? (Nếu hs giải thích chưa đúng thì GV có thể giải thích cho hs hiểu)

- 3 hs lên bảng thực hiện yêu cầu đặt câu.

- 3 hs tiếp nối nhau trả lời

+Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.

+Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái đối lập nhau.

- HS nhận xét.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp: Tìm từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau.

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào VBT.

- HS nhận xét đúng/sai

- Theo dõi kết luận của gv và sửa lại bài mình.

- Mỗi hs nói nghĩa của 1 câu, hs khác nhận xét bổ sung.

+ Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon có chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon

+ Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả + Nắng chóng mưa, mưa chóng tối:

Trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác tối đến nhanh.

+ Yêu trẻ, trẻ đến nhà...: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay nđến nhà chơi, nhà lúc nào cũng vui vẻ,; kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già.

* Bài tập 2:

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu hs làm bài Gợi ý : Chỉ viết thêm từ trái nghĩa vào chỗ chấm.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

a, lớn; b, trẻ; c, Dưới; d, Sống.

* Bài tập 3:SGK/44

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập

- Yêu cầu hs làm bài Gợi ý: Chỉ viết thêm các từ trái nghĩa vào chỗ chấm để được các câu tục ngữ, thành ngữ.

- Gọi hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng:

a, lớn; b, vụng; c, khuya.

* Bài tập 4:

- Gọi hs đọc yêu cầu và mẫu của bài.

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm. GV giao cho mỗi nhóm làm 1 phần.

- Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng lớp, đọc các cặp thừ tìm được. Các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét kết luận các cặp từ đúng.

- Yêu cầu hs viết vào vở các cặp từ trái nghĩa.

Bài tập 5:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đặt câu.

- GV nhận xét sửa lỗi dùng từ cho HS và đánh giá HS.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp: Điền vào chỗ chấm một từ trái nghĩa với từ in đậm.

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs dưới lớp dùng bút chì viết từ trái nghĩa vào chỗ chấm trong VBT.

- HS nhận xét đúng/sai

- Theo dõi kết luận của gv và sửa lại bài mình.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống.

- 1 hs làm trên bảng lớp, hs dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ trái nghĩa vào VBT.

- HS nhận xét đúng/sai

- Theo dõi kết luận của gv và sửa lại bài mình.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp: Tìm những từ trái nghĩa nhau.

- 2 bàn quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi làm bài.

- Từng nhóm nêu những từ mình tìm được. Các nhóm khác bổ sung.

- HS theo dõi

- HS viết bài vào VBT.

a, Tả hình dáng: cao/ thấp, to/béo, béo/gầy

b, Tả hàng động: khóc/cười, đứng/

ngồi, lên/xuống

c, Tả trạng thái: buồn / vui, sướng khổ, khoẻ/yếu

d, Tả phẩm chất: tốt /xấu, hiền/dữ , khiêm tốn/kiêu căng...

- 1 HS đọc: Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở BT4.

- HS nối tiếp đặt câu:

VD: + Nhà em có hai giống cau: một loại cao quả hơi dài, một loại thấp quả tròn.

3, Củng cố, dặn dò (4’)

- GV hệ thống lại nội dung bài

? Thế nào là từ trái nghĩa?

? Từ trái nghĩa có tác dụng gì?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò

+ Lan và Mai là chị em sinh đôi mà Lan thì mập còn Mai thì gầy.

- HS nhận xét.

+Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.

+Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái đối lập nhau.

---BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Địa lý