• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHE – VIẾT: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. Làm đúng các bài tập chính tả.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở ô li; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động(5'

- Hỏi tiết trước học bài gì?

HS lấy bảng con viết 1 số từ khó: Vòng lá tròn, chiếc rễ…

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15’)

* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.

- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.

- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.

- GV hỏi:

+ Quan sát cách trình bày các câu thơ lục bát và thơ 7 chữ?

+ Câu ca dao có những chữ nào viết hoa?

+ Chú ý viết hoa tên riêng. Nêu lại những tiếng khó hoặc từ dễ viết sai?

- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra.

+ Khi viết câu ca dao lục bát cần viết như thế nào?

- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?

- GV đọc cho HS nghe viết.( GV nhắc lại tư thế ngồi viết )

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần.

- GV đọc soát lỗi chính tả.

- GV chấm một số bài của HS.

- GV nhận xét bài viết của HS. Trưng bày

- HS trả lời: Chiếc rễ đa tròn.

- Hs Viết bảng.

- HS lắng nghe.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ.

- HS luyện viết bảng con.

Dòng 6 chữ lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết sát lề kẻ lỗi.

- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa

- HS nghe - viết bài vào vở chính tả.

- HS nghe và soát lỗi: Lần 1: HS nghe và

một số bài viết đẹp.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.

- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.

- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr. 59 60.

- GV chữa bài, nhận xét.

*Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay, em đã học nội dung gì?

- GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS quan sát bài viết đẹp của bạn.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.

- HS nêu nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………

_______________________________________

TIẾNG VIỆT LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ SẢN PHẨM CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC(TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được từ ngữ chỉ về sản phẩm truyền thống của đất nước

- Ôn kiểu câu giới thiệu. Phát triển vốn từ về sản phẩm truyền thống của đất nước.

- HS có niềm tự hào về quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: (5’) - Nêu tiết học trước.

- Yêu cầu HS tìm từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi. Tìm từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ .

- Nhận xét, đánh giá

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: (15P)

* Hoạt động 1: Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích.

- HS tìm từ

Bài 1:

- GV gọi HS đọc YC bài.

- Bài yêu cầu làm gì?

- YC HS quan sát tranh, đọc lời giải thích và thảo luận theo nhóm.

- YC HS làm bài vào VBT/ tr.60.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV chữa bài, nhận xét.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

3. HĐ Luyện tập, thực hành (8’)

* Hoạt động 2: Ôn kiểu câu giới thiệu.

Bài 2:

- Gọi HS đọc YC.

- Bài YC làm gì?

- Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B.

- GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu giới thiệu theo nhóm

- YC làm vào VBT tr.60.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc YC bài 3.

- HDHS đặt câu giới thiệu về cảnh đẹp quê em theo mẫu bài 2.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn.

- GV nhận xét giờ học.

- 1-2 HS đọc.

- 1-2 HS trả lời.

- 3-4 HS đại diện nhóm nêu.

- HS thực hiện làm bài cá nhân.

- HS đổi chéo kiểm tra theo cặp.

- 1-2 HS đọc.

HS nêu yêu cầu - 3-4 HS đọc.

- Đại diện các nhóm lên trình bày - HS làm bài.

- HS đọc yêu cầu - HS đặt câu.

- HS chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

………

………

_______________________________________

SINH HOẠT LỚP

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SƠ KẾT TUẦN 29 Thực hành chăm sóc cảnh quan trường em.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Sơ kết tuần:

- HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo.

- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.

- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.

* Hoạt động trải nghiệm:

- HS thực hiện giữ gìn cảnh quan chung ngay ở trường học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các công cụ chăm sóc cảnh quan chung: panh gắp rác, chổi quét rác, bình tưới cây,…

- HS: khẩu trang, găng tay

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Tổng kết tuần. (14p) a. Sơ kết tuần 29:

- Từng tổ báo cáo.

- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 29.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………

b. Phương hướng tuần 30:

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

2. Hoạt động trải nghiệm. (16p)

GV hướng dẫn HS Thực hành chăm sóc cảnh quan trường em.

− HS hoạt động theo tổ.

− Sau HĐ, HS tập trung theo tổ dưới sân trường để tự đánh giá công việc tổ mình và nhận xét công việc tổ khác đã làm.

Kết luận: GV đề nghị HS nêu cảm xúc khi tự tay thực hiện công việc giữ gìn cảnh quan trường học.

3. Cam kết hành động. (5p)

- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.

- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 30.

- 3 tổ HS thực hiện.