• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nội dung, các biến nghiên cứu và phương pháp đánh giá

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5. Nội dung, các biến nghiên cứu và phương pháp đánh giá

Ngoài ra, với các bệnh nhân được phẫu thuật trong nhóm chứng, thời gian tiếp tục theo dõi và lấy số liệu (diễn biến sau phẫu thuật) kéo dài thêm ít nhất là 12 tháng, kể từ sau khi được phẫu thuật.

5). Biến đổi phân loại cơn động kinh theo thời gian: Bệnh nhân có thay đổi các biểu hiện lâm sàng của cơn động kinh trong quá trình tiến triển của bệnh không?

6). Tần số cơn: Bao gồm 4 cấp độ [3]:

- Cơn hàng ngày: trên 30 cơn/tháng - Cơn hàng tuần: từ 5 đến 30 cơn/tháng - Cơn hàng tháng: từ 1 đến 4 cơn/tháng - Cơn rải rác: dưới 1 cơn/tháng

7). Các thiếu sót thần kinh khu trú như giảm vận động một chi hay nửa người

8). Tình trạng phát triển tâm-vận động ở trẻ mắc động kinh cục bộ kháng thuốc: được lượng hóa bằng chỉ số phát triển tâm-vận động, còn gọi tắt là chỉ số phát triển (DQ) với các bệnh nhân dưới 5 tuổi hoặc chỉ số trí tuệ (IQ) ở trẻ trên 5 tuổi rồi phân lọai mức độ phát triển tâm-vận động theo Bảng phân lọai quốc tế bệnh tật, phiên bản ICD-10 [67], gồm năm mức độ sau, tính theo chỉ số DQ hoặc IQ:

 Phát triển bình thường: chỉ số DQ hoặc IQ trên 69 điểm.

 Chậm phát triển nhẹ: từ 50 đến 69.

 Chậm phát triển trung bình: từ 35 đến 49.

 Chậm phát triển nặng: từ 20 đến 34.

 Chậm nghiêm trọng: dưới 20.

Tại nước ta hiện nay, hai bộ trắc nghiệm được sử dụng nhiều nhất là trắc nghiệm Denver II [68],[69] để đánh giá chỉ số phát triển và trắc nghiệm Raven để đánh giá chỉ số chỉ số thông minh [70].

Trắc nghiệm Denver II: là bộ trắc nghiệm kiểm tra một cách khá toàn diện sự phát triển của trẻ dưới 5 tuổi, tập trung vào 4 lĩnh vực:

1. Khu vực cá nhân-xã hội: đánh giá khả năng nhận biết bản thân, chăm sóc bản thân và thiết lập quan hệ tương tác với người khác.

2. Khu vực vận động tinh tế-thích ứng: đánh giá khả năng vận động khéo léo của đôi tay và khả năng quan sát tinh tế của đôi mắt.

3. Khu vực ngôn ngữ: đánh giá khả năng lắng nghe và đáp ứng với âm thanh, khả năng phát âm, và sau cùng là khả năng phát triển ngôn ngữ (nghe hiểu và nói)

4. Khu vực vận động thô: đánh giá khả năng phát triển các vận động toàn thân và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

Trắc nghiệm Raven: Là bộ trắc nghiệm đo năng lực trí tuệ cho trẻ trên 5 tuổi, gồm các bài tập là những hình vẽ để cá nhân quan sát, tìm ra mối liên hệ giữa các hình đó, lựa chọn một trong số các hình cho sẵn để bổ xung hoàn thiện một hệ thống các liên hệ.

9). Bệnh nhân đã từng có mấy đợt mắc trạng thái động kinh

Mục tiêu 2: Phân tích các tổn thương não gây động kinh cục bộ kháng thuốc Nội dung nghiên cứu:

Mô tả tổn thương não gây động kinh cục bộ kháng thuốc về các khía cạnh: điện não, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, sự biến đổi (nếu có) của các bất thường trên điện não và trên chẩn đoán hình ảnh theo thời gian tiến triển của bệnh. Tiếp theo là tổng hợp, đối chiếu các thông tin lâm sàng-điện não-chẩn đoán hình ảnh trong quá trình lập luận não-chẩn đoán để định khu tổn thương não gây động kinh cục bộ kháng thuốc rồi xác định chẩn đoán cũng như đưa

ra chỉ định và xem xét khả năng tiếp cận với giải pháp phẫu thuật cho từng bệnh nhân.

Bao gồm các biến nghiên cứu sau:

1). Các biến đổi trên ĐNĐ:

 Bình thường

 Khu trú một bán cầu

 Lan tỏa hai bán cầu với ưu thế một bên

 Lan tỏa hai bán cầu đồng đều

2). Định vị tổn thương não theo bán cầu đại não bên phải hoặc trái 3). Tổn thương não trên phim chụp CHT:

 Dạng tổn thương: khối choán chỗ, dạng loạn sản vỏ não khu trú, teo nhu mô...

 Định khu giải phẫu của tổn thương

 Tổn thương khu trú một thùy hay lan rộng nhiều thùy não 4). Teo nhu mô não tiến triển theo thời gian trên CHT

5). Tổn thương não trên phim chụp PET (với các trường hợp không tìm thấy tổn thương hoặc tổn thương không đủ rõ trên CHT)

6). Định khu giải phẫu của tổn thương não gây động kinh cục bộ kháng thuốc trên chẩn đoán hình ảnh:

 Lan rộng nhiều thùy não

 Khu trú một thùy não:

- Thùy thái dương

- Thùy trán - Thùy đỉnh - Thùy chẩm

7). Đặc điểm mô bệnh học của tổn thương não (ở nhóm được phẫu thuật) Mục tiêu 3: Nhận xét một số yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc

Nội dung nghiên cứu: So sánh tìm sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng về:

Tiền sử:

- Tiền sử thai nghén, sản khoa và chu sinh: quá trình mang thai của mẹ, bệnh nhân đẻ thường hay đẻ ngạt, có mổ đẻ không.

- Tiền sử gia đình.

- Tiền sử bệnh tật trước khi có cơn động kinh đầu tiên, nhất là các bệnh có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm não, viêm màng não virus, xuất huyết não-màng não, chấn thương sọ não, sốt cao co giật phức hợp, sốt cao co giật đơn thuần. v.v..

Một số yếu tố lâm sàng: Phát triển tâm-vận động, thiếu sót thần kinh khu trú, tiền sử mắc trạng thái động kinh, kiểu cơn lâm sàng v.v…