• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ý nghĩa văn hóa của lễ hội

Trong tài liệu LỄ HỘI VẬT CẦU KIM SƠN (Trang 53-57)

LỄ HỘI VẬT CẦU KIM SƠN

5. Ý nghĩa văn hóa của lễ hội

đội sau đó là phần trao thưởng và giải cho các đội do đại diện UBND huyện Kiến Thụy và thành phố Hải Phòng. Trong những năm gần đây lễ hội có thêm phần trao giải của các đơn vị tài trợ trong và ngoài thành phố tạo tinh thần động viên khích lệ nhân dân tham gia lễ hội. Cuối cùng thay mặt ban tổ chức, đồng chí trưởng ban đọc lời cảm ơn lãnh đạo, cảm ơn nhân dân, du khách và chào tạm biệt hẹn ngày lễ hội lần sau gặp lại.

Sau mỗi lần tổ chức lễ hội người dân đều có tâm trạng vui mừng, phấn khởi và lại háo hức chờ đợi ngày hội sau sẽ đến.

Lễ hội vật cầu Kim Sơn được khôi phục đã làm cho phong trào lễ hội truyền thống khác cũng được khôi phục, sống dậy thật tưng bừng, phù hợp với xu thế phát triển chung. Trong điều kiện mới phát triển văn hóa truyền thống, xây dựng hệ thống giá trị vật chất, tinh thần mới, đáp ứng nhu cầu của con người, thực sự vì hạnh phúc của con người dựa trên nền tảng của những giá trị truyền thống của dân tộc.

Lễ hội vật cầu Kim Sơn được tạo ra xuất phát từ thực tế của nhân dân ngày xưa, trong quá trình phát triển quần cư hội tụ đã có những thay đổi cần thiết để có thể hội nhập với nhu cầu mới của xã hội đương đại. Từ đó tạo ra được cầu nối giữa truyền thống và hiện đại phù hợp với xu thế vận hành của văn hóa dân tộc.

Ngày hội vật cầu Kim Sơn kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại tạo cho không gian lễ hội thành phố Hải Phòng một sắc thái mới. Nội dung lễ hội đã có sự cải tiến tiếp cận cái mới trên nền tảng của truyền thống dân tộc. Lễ hội gắn liền với di tích lịch sử cách mạng đình Kim Sơn. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cảnh nông thôn thuần phác, lũy tre làng xanh mướt tuyệt vời tạo tiền đề cho văn hóa du lịch của thành phố Hải Phòng phát triển mạnh mẽ với những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú tăng sức hấp dẫn cho chương trình du lịch “du khảo đồng quê” một chương trình du lịch đặc sắc. Nhân dân trong và ngoài thành phố Hải Phòng về dự lễ hội vật cầu, điều đầu tiên nhận thấy là sự bày tỏ tấm long thành kính với thần Đông Hải đại vương Thiên Quan Vũ Muối đồng thời cũng là dịp tốt để về với vùng nông thôn ngoại thành Hải Phòng, cái nôi của truyền thống cách mạng đầu tiên tại tỉnh Kiến An cũ, từ đó tình yêu quê hương đất nước ngày càng được nhân rộng, nặng nghĩa tình quê hương.

Mỗi một lần tổ chức lễ hội là những thế hệ sau lại được ôn lại lịch sử, làm khơi dậy truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh quật cường của cha ông. Từ đó giúp mọi người nhận ra giá trị văn hóa đích thực của khu di tích đình Kim Sơn và vai trò to lớn của lễ hội vật cầu, nâng cao ý thức bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn vốn văn hóa quý báu của địa phương.

Lễ hội vật cầu Kim Sơn từ trong quá khứ đến nay đều được coi là một loại hình sinh hoạt văn hóa của cư dân đồng bằng ven biển hết sức độc đáo và hấp dẫn của huyện Kiến Thụy nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Và trong thực tế mỗi lễ hội đều có mặt tích cực và hạn chế:

Mặt tích cực của lễ hội thể hiện sự phát lộ các ý thức tín ngưỡng, ký ức cộng đồng và ký ức văn hóa của mỗi dân tộc. Mặt khác lễ hội là một bộ phận tạo lên những ký ức đó, chúng tồn tại trong di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Hiện nay việc bảo vệ các di sản văn hóa vật thể đã khó nhưng việc bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể lại đứng trước thách thức lớn.. Ký ức văn hóa được gìn giữ, bức tranh tự họa của mỗi dân tộc được thể thiện có nghĩa là bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thống dân tộc đang được bảo tồn, gìn giữ.. Dân Kim Sơn thông qua lễ hội đang nỗ lực gìn giữ và phát huy một cách tích cực ký ức văn hóa của mình như một tiềm năng lớn cho sự phát triển văn hóa nói riêng và kinh tế xã hội của đất nước nói chung. Lễ hội thực sự sống động đã đáp ứng nhu cầu thực tế tinh thần của nhân dân, lưu truyền và bảo tồn các nét đặc sắc của đời sống xã hội trong quá khứ, đồng thời những yếu tố hiện đại cũng dần được hội nhập vào lễ hội làm cho lễ hội thêm sức sống mới được công chúng đón nhận một cách đầy hào hứng.

Tiểu kết chương 2

Lễ hội vật cầu Kim Sơn là một lễ hội dân gian mang đậm bản sắc của nền nông nghiệp lúa nước. Gắn với mảnh đất bãi bồi ven sông Văn Úc (làng Kim Sơn) từ xưa vật cầu đã được tổ chức như một trò chơi dân gian để rèn luyện sức khỏe, đi kèm với nó là các nghi lễ, nghi thức linh thiêng tạo nên một lễ hội vật cầu vừa mang giá trị về mặt tín ngưỡng vừa mang giá trị tinh thần vui vẻ như ngày nay.

Phần lễ mang tính linh thiêng được cử hành một cách trang trọng và chu đáo, phần hội vui vẻ tưng bừng với trò vật cầu lôi cuốn, thu hút người xem. Ngoài ra đan xen vào giữa phần vật cầu là các màn múa cờ, múa rồng rất đẹp mắt tạo sự phong phú cho lễ hội. Thêm vào đó lễ hội vật cầu gắn liền với địa danh Kim Sơn một thời hào

hùng với phong trào kháng Nhật đã tạo sức hút với du khách thập phương. Việc khai thác lễ hội vật cầu để phát triển du lịch là rất cần thiết.

CHƯƠNG 3

KHAI THÁC LỄ HỘI VẬT CẦU KIM SƠN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN KIẾN THỤY

Trong tài liệu LỄ HỘI VẬT CẦU KIM SƠN (Trang 53-57)