• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. TỔNG QUAN VỀ CÂY HOÀNG KINH

1.4.2. Các nghiên cứu về cây Hoàng Kinh :

Cây Hoàng Kinh đã được một số nước nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý.

- Nghiên cứu về thành phần hóa học

+ Lá chứa 4, 4’-dimethoxy-trans-stilben, 5, 6, 7, 8, 3’, 4’, 5’- heptamethoxyflavon, 5- hydroxyl- 6, 7, 8, 3’- pentamethoxyflavon, 5- hydroxyl- 6, 7, 8, 3’, 4’, 5’- hexamethoxyflavon, 6,7,8,4’-tetramethoxyflavon, 5-hydroxy-7, 3’, 4’,5’-tetramethoxyflavon, casticin, chrysosplenol D, luteolin, acid p.hydroxy benzoic, D- fructose, isoorientin, 5- hydroxy- 3, 6, 7, 3’, 4’-pentamethoxyflavan, 3, 5- dihydroxy- 3’, 4’, 6, 7- tetramethoxyflavonol, 5, 3’- dihydroxy-7, 8, 4’- trimethoxyflavanon, 5, 3’- dihydroxy-6, 7, 4’-trimethoxyflanon, nishindasid, negundosid, acid 2’- p.hydroxybenzoyl- mussaenosidic, acid 6’-p.hydroxybenzoyl mussaenosidic, furanoeromophilan I, acid acetyl oleanoloc, aucubin, agnusid, nishindasid [97], [98], [99], [100].

35

Tại Việt Nam, năm 2013, nhóm nghiên cứu trường Đại học Y Hà Nội và trường Đại học Dược Hà Nội tiến hành nghiên cứu về đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Hoàng Kinh. Nghiên cứu bước đầu cho thấy bằng phản ứng hóa học đặc trưng lá cây Hoàng Kinh tại Việt Nam có tinh dầu, sterol, flavonoid, alcaloid, iridoid, đường khử, acid hữu cơ, triterpenoid, và gôm/ chất nhầy. Các nhóm chất flavonoid, iridoid, đường khử và acid hữu cơ cho kết quả dương tính ở cả hai phân đoạn dịch chiết MeOH và nước.

Trong đó đáng chú ý là nhóm chất flavonoid - một nhóm chất chuyển hóa bậc hai rất quan trọng trong thực vật, sở hữu nhiều tác dụng như chống oxy hóa, chống viêm, chống gốc tự do. Đã xác định được hàm lượng flavonoid trong lá cây, đạt khoảng 0,47% tính theo apigenin trong dược liệu khô tuyệt đối, với sai số giữa các lần định lượng nằm trong giới hạn chấp nhận được (RSD = 4,9%) [101].

+ Cành chứa: 3, 6, 7, 3’, 4’- Pentanmethoxy-5-O- glucopyra- nosyl-rhamnoside; 4’-O-beta-D-galactosyl; beta-D- galactopyranoside; Methyl leucodelphindin ether; Leucocyanidin-7-O-rhamnoglucoside; 6-C-glycosyl-5-O-rhamnopy-ranosyl-trimethoxywogonin; Acerosin-5-O-glucoside monoacetate [102].

+ Hạt chứa: 3β -acetoxyolean-12-en-27-oic acid; 2α, 3α-dihydroxyoleana-5,12-dien-28-oic acid; 2β,3α diacetoxyoleana-3α-dihydroxyoleana-5,12-dien-28-oic acid; 2α, 3β-diacetoxy-18-hydroxyoleana-5,12-dien-28-oic acid, vitedoin-A; vitedoin-B; a phenylnaphthalene-type lignan alkaloid, vitedoamine-A; five other lignan derivatives, 6-hydroxy-4-(4-hydroxy-3- methoxy-phenyl)-3-hydroxymethyl-7-methoxy-3, 4-dihydro-2-naphthaldehyde, β-sitosterol; p-hydroxybenzoic acid; 5-oxyisophthalic acid; tritriacontane, hentriacontane; pentatriacontane; n-nonacosane [103].

+ Rễ chứa: 2β, 3α-diacetoxyoleana-5,12-dien-28-oic acid; 2α,3α-dihydroxyoleana-5,12-dien-28-oic acid; 2α,3β -diacetoxy-18-hydroxyoleana-5,12-dien-28-oic acid; vitexin and isovitexin, negundin-A; negundin-B;

(+)-36

diasyringaresinol; (+)-lyoniresinol; vitrofolal-E and vitrofolal-F, acetyl oleanolic acid; sitosterol; 3-formyl-4.5-dimethyl-8- oxo-5H-6,7-dihydronaphtho (2,3-b) furan [104].

+ Tinh dầu từ lá tươi, hoa và quả khô chứa: δ-guaiene; guaia-3,7-dienecaryophyllene epoxide; ethyl-hexadecenoate; α-selinene; germacren-4-ol;

caryophyllene epoxide; (E)-nerolidol; β-selinene; α-cedrene; germacrene D;

hexadecanoic acid; p-cymene and valencene [105], [106].

- Nghiên cứu về tác dụng dược lý + Tác dụng giảm đau, chống viêm:

 Nuớc sắc lá có tác dụng dự phòng phát triển sưng khớp trong viêm khớp thực nghiệm gây bằng tiêm formaldehyd ở chuột cống trắng. Các chất chiết xuất từ lá Hoàng Kinh có tác dụng ức chế prostaglandin - chất trung gian hoá học của quá trình viêm, do đó làm giảm cảm giác đau. Nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết của lá Hoàng Kinh không làm thay đổi hình thái mô học của dạ dày ngay cả khi dùng liều độc hại. Điều này được cho là do ức chế chọn lọc COX- 2 [107], [108].

 Nghiên cứu chiết xuất Ethylacetate (CH3COOC2H5) từ các bộ phận của cây Hoàng Kinh có tác dụng giảm đau [109].

 Một nghiên cứu khác bằng đường uống của lá cây Hoàng Kinh về tác dụng giảm đau, chống viêm, chống dị ứng cho thấy sau 2 giờ sử dụng carrageenan gây viêm, mức độ phù chân chuột giảm có ý nghĩa thống kê (p <

0,01). Nồng độ tập trung hiệu quả nhất với liều 2g/kg lá. Với việc gây phù chân chuột bằng formaldehyde với liều 2,5 và 5g/kg lá có ý nghĩa với (p <

0,05) có tác dụng giảm viêm ở ngày thứ 4 và ngày thứ 6 sau khi thử thuốc.

Với thử nghiệm bằng mâm nóng, liều 2,5 và 5g/kg dược liệu mức độ giảm đau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các quan sát cho thấy lá Hoàng Kinh có tác dụng chống viêm, giảm đau có thể so sánh như gián tiếp ức chế prostaglandin và kháng histamin [110].

37

 Quan sát tác dụng chống viêm giảm đau của chiết xuất ethyl acetate từ rễ cây Hoàng Kinh trên mô hình chuột bị gây đau, sưng chân bởi xylene, carrageenan, nhiệt, acetic acid cho thấy tất cả các liều của chiết xuất (16g/kg, 8g/kg, 4g/kg) đều có tác dụng ức chế quá trình sưng. Đối với kích thích nhiệt và acetic acid , liều cao và trung bình (16g/kg, 8g/kg) mới có tác dụng giảm đau [111].

 Hoạt chất chiết xuất từ hạt Hoàng Kinh có tác dụng giảm chỉ số viêm khớp, ức chế COX-2 trên mô hình thực nghiệm viêm khớp [112].

+ Tác dụng chống co giật: Dịch chiết ether và butanol từ lá Hoàng Kinh có tác dụng chống co giật, trong khi đó dịch chiết từ rễ không có tác dụng này. Dịch chiết này có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống co giật, có thể giúp làm giảm liều lượng và tác dụng phụ của thuốc chống co giật [113].

+ Tác dụng kháng khuẩn:

 Một số chất hoá học có hoạt tính sinh học trong cây Hoàng Kinh như phenol, terpenoid, flavonoid, anthraquinon và carotenoid có tác dụng kháng các tác nhân gây bệnh như salmonella paratyphy, klebsiella preumonia, streptococcus mutans.

 Ngoài ra nghiên cứu chiết xuất từ lá Hoàng Kinh có tác dụng kháng vi khuẩn với 6 loại vi khuẩn thường gặp là: Staphylococcusaureus, Staphylococcuscremoris, Tetracoccus, Bacillussubtitis, Escherichiacdi, Salmonellatyphi [114].

 Cao nước và cao cồn lá Hoàng Kinh có tác dụng gây chết ấu trùng trên in vitro [8].

+ Tác dụng bảo vệ gan: Thành phần Ethanolic chiết xuất từ lá cây Hoàng Kinh qua nghiên cứu có tác dụng chống lại độc tính của tế bào gan do sự kết hợp của 3 thuốc kháng lao như isoniazid (INH) - 7,5mg/kg, rifampin (RMP) - 10mg/kg và pyrazinamide (PZA) - 35 mg/kg. Dịch triết ethanolic được thực hiện với 3 liều uống 100, 250 and 500mg/kg, cho chuột

38

uống 45 phút trước khi dùng thuốc kháng lao trong 35 ngày. Hiệu quả bảo vệ tế bào gan được chứng minh ở liều 250 and 500 mg/kg dựa trên kết quả giảm có ý nghĩa thống kê các enzym gan ALT, AST so với nhóm chứng [115]. Nghiên cứu thực nghiệm còn cho thấy cao cồn ngâm lạnh từ hạt Hoàng Kinh có tác dụng bảo vệ gan chống lại tổn thương gan gây bởi carbon tetraclorid [8].

+ Tác dụng chống ung thƣ: Một số nghiên cứu cho thấy hoạt chất tan trong mỡ của hạt Hoàng Kinh có tác dụng chống ung thư, chiết xuất từ hạt Hoàng Kinh có tác dụng chữa ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung trên mô hình chuột bị bệnh [116], [117].

+ Tác dụng chống oxy hóa: Flavonoid trong lá Hoàng Kinh có tác dụng chống oxy hoá [ 118].

+ Một số tác dụng khác: tác dụng ức chế co thắt cơ trơn gây bởi acetylcholin và histamin trên hồi tràng cô lập chuột, tác dụng giãn khí quản mèo của cao lá Hoàng Kinh [8].

39