• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MỞ

1.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.7. Những vấn đề liên quan đến mở rộng hoạt động tín dụng

1.2.7.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động tín dụng

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

gia tăng sẽ đem lại cho ngân hàng nhiều lợi ích, mà trước hết là lợi nhuận tăng, cải thiện nguồn thu nhập cho người lao động.

+ Sự gia tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng: chỉ tiêu này tăng lên theo thời gian cho thấy hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu cao cho ngân hàng, chứng tỏ hoạt động tín dụng ngày càng phát triển hơn.

+ Hạn chế mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng: Trong lĩnh vực kinh doanh luôn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Hoạt động tín dụng càng không thể tránh khỏi vì phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho khách hàng luôn được các ngân hàng chú trọng vì lợi ích của ngân hàng và khách hàng luôn gắn với nhau.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

triển cho vay, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cực tới phát triển cho vay của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm sẽ tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tượng đó sẽ tác động tiêu cực đến phát triển cho vay của ngân hàng.

 Tập quán vay vốn, tiêu dùng và niềm tin của khách hàng.

Nhu cầu vay vốn có thể là cho sản xuất kinh doanh, có thể là tiêu dùng.

Ở các địa phương khác nhau có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau. Có nơi mọi nhà mọi người đều có nhu cầu vay vốn để kinh doanh, ngược lại có nơi người dân có vốn không đầu tư kinh doanh mà chỉ cất trữ. Thực tiễn cho thấy ở các thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi, ở các làng nghề…nhu cầu kinh doanh rất lớn vì vậy mà tạo điều kiện phát triển cho vay đối với các ngân hàng thương mại. Ngược lại ở vùng xâu, vùng xa người dân không có tập quán vay vốn để kinh doanh thì ở đó không thể phát triển được cho vay.

 Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn.

Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến phát triển cho vay. Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng phát triển cho vay càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng phát triển cho vay càng dễ.

Nhân tố chủ quan.

 Năng lực và uy tín của ngân hàng.

Muốn mở rộng hoạt động tín dụng cho ngân hàng phải có đủ năng lực:

năng lực về nguồn vốn, năng lực về nhân lực, mạng lưới phân phối, quy trình và công nghệ…

Về nguồn vốn: Quy mô vốn của ngân hàng quyết định mở rộng cho vay.

Về con người: Việc mở rộng hoạt động tín dụng theo mô hình 7P có nhắc đến yếu tố con người. Quy mô và chất lượng cán bộ công nhân viên của ngân hàng có tác động lớn đến mở rộng hoạt động cho vay.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Về mạng lưới hoạt động: Mạng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng cho vay. Mạng lưới rộng sẽ tạo điều kiện mở rộng nguồn huy động vốn, từ đó mà tác động đến cho vay.

Về quy trình và công nghệ: Các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến quy trình tín dụng, họ thường thiết lập một quy trình chặt chẽ tránh dài dòng phức tạp gây trở ngại cho khách hàng. Đó cũng là một trong những nhân tố quyết định đến sự mở rộng hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Về công nghệ thì họ thường đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học.

Uy tín của Ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến phát triển cho vay.

Ngân hàng có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến mở rộng hoạt động tín dụng. Một ngân hàng có uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để mở rộng hoạt động tín dụng.

 Chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng.

Căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lược tín dụng phù hợp.

Chính sách tín dụng thể hiện quan điểm cho vay của ngân hàng và điều đó có ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Quan điểm cho vay cởi mở sẽ là nhân tố giúp cho các ngân hàng phát triển cho vay thuận lợi hơn.

Không chỉ chính sách tín dụng là nhân tố trực tiếp tác động đến mở rộng hoạt động tín dụng mà các chính sách khác của ngân hàng cũng gián tiếp tác động đến mở rộng hoạt động tín dụng như chính sách khách hàng, chính sách giá cả, chính sách sản phẩm…

 Như vậy: Để đạt được hiệu quả cao trong mở rộng hoạt động tín dụng chúng ta cần đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũng như phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Thủy Nguyên - Hải Phòng.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA