• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chúng tôi gặp 1 TH viêm phổi chiếm tỷ lệ 1,6%. Bệnh nhân được cấy máu 1 lần cho kết quả âm tính.

Becske [40] gặp 1 TH (0,9%) viêm phổi sau can thiệp, không gặp trường hợp nào nhiễm trùng huyết.

Các nghiên cứu khác không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng nhiễm trùng [52], [109], [122], [54], [16], [12], [13].

Tỷ lệ gặp các biến chứng các nhiễm khuẩn nói chung trong can thiệp khoảng <2% theo Min [68].

Nhiễm trùng là một trong những biến chứng hiếm gặp của can thiệp nội mạch. Ngày nay, với điều kiện phòng can thiệp và dụng cụ được cải thiện, tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống rất thấp trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Trường hợp nhiễm trùng huyết cần cấy máu điều trị theo kháng sinh đồ.

4.3.6. Tỷ l tử vong

Chúng tôi không gặp trường hợp nào tử vong trong và sau can thiệp trong nghiên cứu, tương tự với nghiên cứu của Trần Anh Tuấn ở nhóm đặt stent ĐHDC [125].

Tác giả Pierot [15] gặp 1 bệnh nhân tử vong do vỡ phình (1%) (1 bệnh nhân khác tử vong do ung thư phổi sau can thiệp). Theo Killer [13], tỷ lệ chết là 1,5% do biến chứng vỡ phình và nhồi máu diện rộng.

Theo Becske [40], tỷ lệ chết do chảy máu và nhồi máu lên tới 5,6%, đây là một trong những nghiên cứu sớm nhất về stent ĐHDC nên tỷ lệ khá cao.

Berge [111] thống kê thấy tỷ lệ chết tại thời điểm 6 tháng là 3%, tác giả áp dụng stent Silk, thế hệ stent ĐHDC đầu tiên (2012).

Do cỡ mẫu còn khiêm tốn và may mắn nên chúng tôi không gặp trường hợp nào tử vong trong và sau can thiệp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm so với các nghiên cứu trước đó.

4.4 Đ nh gi kết quả của kỹ thuật ặt stent ổi hướng dòng chảy FRED 4.4.1. Kết quả ay đổi tri u ch â sà ước và sau can thi p

Đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất với tỷ lệ 87,3% trước can thiệp và giảm còn 20 % sau đặt stent ĐHDC sau 1 năm.

Đau đầu giảm do sau đặt stent, áp lực dòng chảy lên thành túi phình giảm dẫn tới giảm chèn ép các cấu trúc xung quanh như màng não. ích thước túi phình cũng thay đổi theo xu hướng giảm dần theo thời gian thậm chí biến mất hoàn toàn [16], [183].

Một số tác giả ghi nhận đau đầu tăng ngay sau can thiệp có thể do huyết khối hình thành trong các túi phình lớn, khổng lồ dẫn tới viêm kích thích thành túi phình, thậm chí dẫn tới vỡ túi phình. Chính vì vậy một số tác giả chỉ định dùng thêm corticoid chống viêm trong 3-5 ngày đầu vừa để giảm đau, vừa để giảm nguy cơ vỡ [125]. Đối với các túi phình khổng lồ, tác giả Min [68]

điều trị dexamethasone sau can thiệp với liều 8mg/ mỗi 6h, kéo dài 2 tuần.

Trần Anh Tuấn [125] cũng áp dụng liệu pháp này với 1 bệnh nhân đau đầu kéo dài 1 tháng sau đặt stent và có tác dụng tốt. Tuy nhiên liệu pháp này cũng còn nhiều tranh cãi, nhiều các tác giả khác trên thế giới không áp dụng liệu pháp trên [15], [13], [155], [16], [40].

Chúng tôi gặp 3/63 bệnh nhân yếu ½ người trước can thiệp, 1 bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau 1 ngày và đây là triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám (cơn tai biến mạch não thoáng qua) và 2 bệnh nhân còn lại hồi phục hoàn toàn ở các thời điểm theo dõi sau can thiệp.

Kocer [12] gặp 2 bệnh nhân có cơn tai biến thoáng qua, hồi phục hoàn toàn sau 2h và sau 1 ngày. 1 bệnh nhân có phình bóc tách đoạn xương đá và 1 bệnh nhân có phình vị trí đoạn ĐM mắt. Theo tác giả, các ổ nhồi máu não nhỏ hình thành do vi huyết khối hình thành tại vị trí phình di chuyển lên.

Chúng tôi gặp 3 TH nhồi máu não khác liên quan đến can thiệp, Trong đó có 1 bệnh nhân có nhồi máu não tương đối rộng thuỳ thái dương phải tuy nhiên không gây giảm ý thức và không gây yếu liệt do không vào vùng vận động (hình 3.6) và 2 bệnh nhân khác có nhồi máu ổ khuyết. Tất cả các bệnh nhân đều hồi phục hoàn toàn tại thời điểm 12 tháng. Vấn đề tai biến tắc mạch não đã được bàn luận trên tại mục 4.3.5. B.

Các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn là các TC không đặc hiệu trong phình mạch não cũng giảm rõ rệt sau can thiệp, tương tự một số nghiên cứu khác [40], [15], [13].

4.4.2. Đặ điể đọng thuốc của úi ay sau đặt stent

Trong NC của chúng tôi, trước can thiệp, tất cả các túi phình đều đọng thuốc mức độ A theo OKM. Sau can thiệp, 59,4% trường hợp túi phình đọng mức độ A, 39,1% đọng mức độ B, không có trường hợp nào túi phình đọng thuốc mức độ C, chỉ có 1 trường hợp độ D do chúng tôi thả thêm VXKL vào

trong túi phình. Các trường hợp đọng thuốc mức độ B là các túi phình có đk trung bình: 4,16mm, trong khi các trường hợp đọng thuốc mức độ A là các túi phình có đk trung bình: 8,02mm. Có thể thấy các túi phình nhỏ lại có mức độ đọng thuốc ngay sau can thiệp thấp hơn các túi phình lớn. Kết quả theo dõi sau 12 tháng không có sự khác biệt về mức độ tắc.

Theo NC của Guimaraens [184], tỷ lệ đọng thuốc ở các mức độ A, B, C, D ngay sau đặt stent tương ứng là 30,8%; 50,3%; 16,2% và 2,7%. Trong NC này, sau 1 năm tỷ lệ tắc hoàn toàn (độ D) hoặc gần hoàn toàn (độ C) túi phình đạt 92,7%, không có sự khác biệt so với NC của chúng tôi.

Theo NC của Killer với cỡ mẫu 579 túi / 531 BN [13] thì tỷ lệ tắc hoàn toàn (độ D) sau 1 năm đạt 95,3%, tác giả nhận thấy các túi phình Đ >20mm có tỷ lệ tắc chậm hơn. Tác giả phân tích đa biến nhưng không tìm thấy yếu tố nào có nghĩa tiên lượng thời gian tắc túi phình sau 1 năm.

Có thể thấy, bảng phân loại O M dùng để đánh giá một cách chi tiết mức độ tắc của túi phình sau đặt stent ĐHDC rất tốt, nhưng khó áp dụng thực tiễn trên lâm sàng vì phải chụp DSA và chia nhỏ thành 4 nhóm, 10 dưới khác nhau.

4.4.3. T ay đổi ước trung bình phình t i các thời điểm theo dõi Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận kích thước phình trung bình thay đổi khá rõ rệt và có nghĩa thống kê (p<0,001) sau 1 tháng, 6 tháng và 12 tháng đặt stent. Đ trung bình túi phình giảm từ 5,6mm giảm xuống còn 4,2mm, 1,7mm, 0,1mm.

Hiện nay các nghiên cứu trên thế giới đều đề cập tới kết quả tắc/ không tắc túi phình mà không đánh giá chi tiết sự thay đổi về kích thước tại các thời điểm. Thực tế nếu túi phình chưa tắc hoàn toàn, bệnh nhân vẫn đang được điều trị thuốc chống ngưng tập tiểu cầu thì khả năng vỡ phình vẫn có thể xảy ra và hậu quả là giống nhau đối với bệnh nhân dù túi phình có nhỏ hay không.

Việc so sánh kích thước của các túi phình chưa tắc hoàn toàn có thể cho ta biết xu hướng tiến triển của túi phình sau đặt stent ĐHDC và cần các nghiên cứu sâu hơn để chứng minh. Nếu túi phình tăng kích thước dần, cần tìm căn nguyên do stent bị co ngắn dẫn tới hở cổ hay do lỗi thành stent để có hướng xử trí sớm. Nếu túi phình chưa tắc sau 12 tháng nhưng có xu hướng giảm kích thước thì vẫn có thể theo dõi thêm.

Nhược điểm của CHT là có sai số trong đánh giá kích thước túi phình sau đặt stent, do hình ảnh có thể bị nhiễu do BN cử động, do chất lượng máy và do cách đo đạc của người thực hiện. Với các túi phình có đường kính càng nhỏ, việc đo đạc càng dễ mắc sai lầm. Đánh giá bằng chụp DSA cho độ tin cậy cao hơn, tuy vậy đây là thủ thuật xâm lấn, có thể dẫn tới tai biến biến chứng cho bệnh nhân cũng như chi phí khá cao so với CHT, hơn nữa DSA không cho phép đánh giá nhu mô não.

4.4.4. Tỷ l phình tắc hoàn toàn t i các thời điểm theo dõi A. Về thời iểm theo dõi hình ảnh

Theo các nghiên cứu trên thế giới, các tác giả thường theo dõi tại các thời điểm 6 tháng và 12 tháng. Một số nghiên cứu khi stent ĐHDC mới ra đời theo dõi thêm tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng. Trong nghiên cứu này chúng tôi theo dõi tại các thời diểm sau can thiệp: Thời điểm 1 tháng nhằm phát hiện biến chứng sớm liên quan đến hẹp tắc stent, nhồi máu não. Tại thời điểm 6 tháng, bệnh nhân được đánh giá lại stent và túi phình đồng thời đổi phác đồ điều trị chống ngưng tập tiểu cầu, bỏ Clopidogrel, chỉ dùng Aspirin. Tại thời điểm 12 tháng, chúng tôi đánh giá lại tổng thể nhu mô não, túi phình và stent.

B. Tỷ lệ tắc phình hoàn toàn tại các thời iểm theo dõi và yếu tố ảnh hưởng