• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân bố nhiễm cúm theo giới tính, nhóm tuổi và thời gian

IV. BÀN LUẬN

4.2. Tỷ lệ nhiễm cúm tại Hải Dương năm 2009-2011

4.2.3. Phân bố nhiễm cúm theo giới tính, nhóm tuổi và thời gian

1,4%. Con số nhiễm cúm 2009-2010 có tương quan với nghiên cứu này nhưng tác giả không tách biệt tỷ lệ nhiễm cúm mùa A và cúm A/H1N1pdm09 [150]. Tại Lào, số liệu chỉ được ghi nhận từ 9 tuần cuối cùng của năm 2010 đến nay với con số thu thập từ 0-26 ca/tuần, tỷ lệ dương tính với cúm A trung bình là 9,0% (bao gồm cả cúm A/H1N1pdm09), rất gần với con số 10,4% của nghiên cứu này [85]. Tỷ lệ nhiễm cúm của nghiên cứu này cũng nằm trong khoảng 5-20%, là con số thống kê mắc cúm của Hoa Kỳ và Pháp [38],[82].

Như vậy tỷ lệ nhiễm cúm của nghiên cứu này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu khác.

Phân tích theo nhóm tuổi, nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi nhiễm cúm mùa A và B là 5,9%, tỷ lệ này của nhóm 1-5 tuổi là 23,1%. Như vậy, có tới 29,0%

số trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán SARI phải nhập viện tại Hải Dương, nhiều hơn một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với các nhóm còn lại là 5-18 tuổi (10,1%), 19-64 tuổi (3,4%), và >64 tuổi (1,3%) (Bảng 3.7). Đây là một trong số các bằng chứng cho thấy gánh nặng bệnh tật của cúm gây SARI ở trẻ em và phải nhập viện. Đề tài này không phân tích gánh nặng bệnh tật theo thời gian nằm viện của từng nhóm tuổi.

Hình 3.18 cho thấy cúm mùa chủ yếu gây bệnh ở trẻ nhỏ, đây có thể phù hợp với biểu đồ diễn biến của cúm, đó là hình chữ “V”, nghĩa là 2 nhóm tuổi bị tấn công nhiều nhất là trẻ nhỏ và người có tuổi [1],[44],[45]. Tuy nhiên, do đặc điểm đối tượng tham gia của nghiên cứu này có tới 63,3% là trẻ em, nhóm >64 tuổi rất ít (4,1%) nên chỉ có thể nhìn thấy nhánh trẻ em mà không thể nhìn thấy nhánh còn lại của hình chữ “V”. Đây là một trong số những hạn chế của nghiên cứu.

Ngược lại, cúm A/H1N1pdm09 lại có số mắc chủ yếu rơi vào nhóm 6-18 tuổi, tiếp theo là các nhóm 1-5 tuổi và 19-64 tuổi. Do số mẫu dương tính không nhiều nên chúng tôi không chia nhỏ hơn nhóm tuổi mắc cúm.

Một điểm lý thú của nghiên cứu là cúm A/H1N1pdm09 có lẽ cũng tuân theo biểu đồ diễn biến của một virus cúm đại dịch, đó là hình chữ “W” với 3 đỉnh là trẻ nhỏ, nhóm tuổi thanh niên và người trẻ tuổi; và nhóm người có tuổi [44]. Trong nghiên cứu này, chỉ trong vòng 2 tháng diễn ra đại dịch cúm, có tới 46,6% số ca bệnh rơi vào nhóm tuổi trẻ lớn và thanh niên (6-18 tuổi) và chiếm tới 72,1% các ca dương tính của nhóm tuổi này. Hai đỉnh nhóm tuổi mắc cúm mùa và cúm đại dịch khác biệt rõ rệt (Hình 3.18). Tuy nhiên, cũng giống với kết quả phân tích cúm mùa, virus cúm đại dịch có số đối tượng

nghiên cứu ở nhóm >64 tuổi thấp nên không nhìn được nhánh người có tuổi.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đồng ý với phân tích của CDC Hoa Kỳ rằng có thể do đặc điểm tích hợp của virus cúm A/H1N1pdm có gen HA khởi nguồn từ chủng A/H1N1pdm1918 nên có thể có hiện tượng bảo vệ chéo cho nhóm đối tượng >64 tuổi, vì vậy với trường hợp cúm đại dịch, nhánh còn lại của hình

“W” không xuất hiện rõ ràng [81].

Phân tích nhiễm cúm theo thời gian, cũng giống với nhiều số liệu tại trang mạng http://www.flunet.int.com, trước khi đại dịch cúm A/H1N1pdm09 xuất hiện, tại tỉnh Hải Dương vẫn đồng thời có sự lưu hành của cả cúm A và cúm B. Khi cúm đại dịch xuất hiện, vẫn còn một số trường hợp nhiễm cúm B và sau khi kết thúc đại dịch, cúm B lại tiếp tục chiếm ưu thế và đồng thời vẫn có sự lưu hành của cúm mùa A. Như vậy, sự lưu hành cúm B không chịu sự tác động của lưu hành cúm mùa A và ngược lại và dường như khi chủng cúm đại dịch xuất hiện, nó chiếm ưu thế hơn so với các chủng cúm khác. Hình 3.19 cho thấy sự lưu hành đồng thời của cả cúm mùa A và cúm B vào năm 2009 và 2011, một nguy cơ gây tái tổ hợp các virus cúm tại tỉnh Hải Dương.

Năm 2009, đỉnh nhiễm cúm mùa A và cúm B xảy ra từ tháng 4-6. Đại dịch xảy ra vào tháng 9/2009 - 3/2010. Đỉnh cúm B kéo dài ở giai đoạn tháng 10-01 và tháng 4-5 của năm 210-011. Diễn tiến của cúm tại tỉnh Hải Dương cũng giống với mô hình chung của Việt Nam và nhiều nước khác (Hình 1.9 và Hình 3.19) [62],[64],[86].

Tại Camphuchia, cúm A thường lưu hành vào tháng 8-11. Cúm B lưu hành quanh năm và cúm A/H1N1pdm09 cùng lưu hành với cúm B vào những tháng cuối năm 2009 [82],[150]. Số liệu không giống hoàn toàn với lưu hành cúm ở nghiên cứu này mà khá tương đồng với kết quả của Thái Lan hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, lý do có thể do điều kiện khí hậu của Camphuchia

giống với miền Nam Việt Nam và Thái Lan hơn là miền Bắc Việt Nam [61],[82].

Tại Lào, cúm lưu hành chủ yếu vào quý IV năm trước tới hết quý I năm sau (mùa đông-xuân). Những tuần cuối của 2010 có sự lưu hành đồng thời của cả cúm A/H1N1pdm09 và cúm B. Năm 2011, chủ yếu là cúm A/H3 và cúm B, tập trung vào những tháng cuối năm. Như vậy, kết quả nghiên cứu của Lào cũng có một số điểm tương đồng với nghiên cứu này [82],[85].

Lưu hành cúm tại nghiên cứu này khác với công bố của Úc là giữa năm, có thể do Úc ở bán cầu khác Việt Nam nên tuân thủ mô hình cúm của khu vực nam bán cầu [82].

Tỷ lệ nhiễm virus cúm ở một số nghiên cứu khác của cùng khuôn khổ dự án cao rõ ràng ở quý IV và I khi so với quý II và III [123]. Tuy nhiên, ở nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm cúm mùa A và B cao nhất ở quý II (34 mẫu, chiếm 45,7%), sau đó là quý IV (27 mẫu, chiếm 25,7%), quý I (23 mẫu, chiếm 21,9%) và sự khác biệt giữa các quý I, II, IV không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Riêng quý III, tỷ lệ nhiễm virus cúm thấp hơn hẳn với 7 mẫu, chiếm 6,7% (p<0,01) (Bảng 3.8). Kết quả này gợi ý rằng tại Hải Dương, các virus cúm thường gây gánh nặng bệnh tật và nhập viện cho trẻ em gần như quanh năm, chỉ trừ những tháng hè-thu.

Chúng tôi cũng tin rằng đây là một trong số các số liệu đầu tiên của Hải Dương về một số đặc điểm dịch tễ học của cúm ở bệnh nhân SARI trong suốt 2,5 năm nghiên cứu.

4.3. Bước đầu xây dựng phương pháp xác định hiệu giá vắc xin sởi đơn