• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại ICC

2.2.3 Phân tích khả năng sinh lời trên vốn CSH theo Dupont

65

Biểu đồ 2.12: Quan hệ giữa ROE và lãi suất huy động

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC của ICC Trong giai đoạn 2013 - 2015 khi đạt ROE cao hơn so với lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng. Tuy nhiên trong 2 năm 2016- 2017 là giai đoạn nguyên vật liệu đầu vào tăng giá, ICC bị ảnh hưởng lớn, hiệu quả sử dụng vốn chủ đưa vào kinh doanh rất thấp, chỉ ngang bằng gửi tiền vào ngân hàng.

66

Bảng 2.10: Khả năng sinh lời trên vốn CSH theo Dupont

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch

2013 2014 2015 2016 2017 14/13 15/14 16/15 17/16

1

Hệ số LNST trên LNTT

(NI/EBT) Lần

0.75 0.78 0.78 0.80 0.80 0.03 0.00 0.02 0.00 2

Hệ số LNTT trên LNTT và

lãi vay (EBT/EBIT) Lần

0.998 0.999 0.999 0.946 0.962 0.00 0.00 -0.05 0.02

3

Hệ số lợi LNTT và lãi vay trên LNTT, lãi vay và khấu

hao (EBIT/EBITDA) Lần

0.87 0.90 0.91 0.88 0.90 0.02 0.01 -0.03 0.02

4

Hệ số LNTT, lãi vay và khấu hao trên doanh thu

thuần (EBITDA/DTT) Lần

0.15 0.16 0.13 0.09 0.10 0.01 -0.04 -0.03 0.01 5

Số vòng quay toàn bộ vốn (DTT/VKD bq)

Vòng/

năm 0.57 0.59 0.58 0.65 0.71 0.02 -0.01 0.07 0.06 6

Mức độ sử dụng đòn bẩy

tài chính (1/(1-Hbq) Lần

4.09 4.82 2.66 1.80 1.55 0.72 -2.15 -0.87 -0.25 7

ROE

(1) x (2) x (3) x (4) x (5) x (6) %

23.28 32.16 13.76 7.11 7.79 8.89 -18.40 -6.65 0.69 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ BCTC của ICC

67

Năm 2015 ROE của ICC chỉ đạt 13,76%; giảm 18,4% so với năm 2014 là do: (1)Mức khấu hao tăng 1%; (2)Tỷ suất LNTT, lãi vay và khấu hao trên doanh thu giảm 4%; (3)vòng quay của vốn giảm 1% và (4)mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giảm 2,15 lần so với năm 2014.

Năm 2016 ROE của ICC chỉ còn 7,11%; giảm 6,65% so với năm 2015 là do: (1)Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 2%; (2)Hệ số LNTT trên LNTT và lãi vay giảm 5%; (3) Hệ số lợi LNTT và lãi vay trên LNTT, lãi vay và khấu hao giảm 3%; (4)Tỷ suất LNTT, lãi vay và khấu hao trên doanh thu giảm 3%; (5)vòng quay của vốn tăng 0.07 vòng/năm và (6)mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giảm 0,87 lần.

Năm 2017 ROE của ICC tăng nhẹ đạt 7,79%; tăng 0,69% so với năm 2016 là do: (1)Hệ số LNTT trên LNTT và lãi vay tăng 2%; (2)Hệ số lợi LNTT và lãi vay trên LNTT, lãi vay và khấu hao tăng 3%; (3)Tỷ suất LNTT, lãi vay và khấu hao trên doanh thu tăng 1%; (4)vòng quay của vốn tăng 0.06 vòng/năm và (6)mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giảm 0,25 lần.

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn 2013- 2017, ROE của ICC sụt giảm nhanh chóng chủ yếu là do:

+ ROS liên tục giảm mạnh qua các năm từ 11,3% năm 2014 xuống còn 7,1% năm 2017. Biên lợi nhuận ròng của Công ty ngày càng thấp, việc sử dụng chi phí chưa tiết kiệm, hiệu quả.

+ Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng giảm tuy nhiên khả năng sinh lời kinh tế của tài sản luôn thấp hơn so với lãi suất vay vốn bình quân tại cùng thời điểm làm ROE giảm với tốc độ nhanh hơn.

Do đặc điểm ngành nghề xây dựng nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp thường rất lớn, bởi vậy ICC có hệ số nợ cao hơn mức trung bình nhiều ngành khác như dược phẩm, dệt may, thực phẩm, … Trong khi đó, các ICC chưa chủ động đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, còn lệ thuộc

68

phần lớn vào vốn vay ngân hàng; chưa sử dụng hình thuê tài chính để huy động vốn.

Như vậy, qua phân tích chỉ tiêu ROE bằng DUPONT trong giai đoạn 5 năm từ năm 2013-2017cho thấy khả năng tạo doanh thu và kiểm soát các loại chi phí của ICC chưa thực sự tốt (đặc biệt là chi phí xây dựng và chi phí lãi vay), hiệu suất sử dụng tài sản giảm và việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã được cải thiện nhưng khả năng sinh lời của tài sản thấp làm sụt giảm khả năng sinh lời trên vốn CSH.

Phân tích khả năng sinh lời trên vốn CSH theo các nhân tố ảnh hưởng cho thấy: Có 6 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới ROE của ICC trong đó có 3 nhân tố khách quan là thuế, lãi vay, khấu hao tài sản cố định và 3 nhân tố chủ quan là tỷ suất lợi nhuận biên, số vòng quay toàn bộ tài sản và mức độ sử dụng đòn bẩy tài sản.

Thứ nhất, nhân tố thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Khi số thuế phải nộp càng thấp thì lợi nhuận sau thuế càng cao, hệ số lợi nhuận sau thuế trên lợi nhuận trước thuế cao. Hệ số này của ICC dao động từ 0,75- 0,8 qua các năm 2013- 2017. Đây là nhân tố khách quan tác động tới hiệu quả sử dụng vốn chủ của các doanh nghiệp do chính sách thuế TNDN của Nhà nước.

Thứ hai, tác động của nhân tố lãi vay. Khi chi phí lãi vay trong kỳ cao thì phần lợi nhuận trước lãi vay và thuế dành trả lãi vay cho chủ nợ sẽ cao làm giảm hệ số lợi nhuận trước thuế trên lợi nhuận trước lãi vay và thuế, từ đó làm giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ. Đây là nhân tố mang tính khách quan mang lại. Chi phí lãi vay ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương theo đuổi trong từng thời kỳ.

Thứ ba, dựa vào chỉ tiêu EBIT/EBITDA có thể thấy khấu hao tài sản cố định đã tác động tương đối mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2013- 2017.

69

Thứ tư, nhân tố EBITDA/DTT cho biết hiệu quả tạo ra lợi nhuận trước thuế, trả lãi và khấu hao từ DTT của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này giảm dần đều qua các năm xuống còn 0,1% vào năm 2017. Rõ ràng, hiệu quả kinh doanh của ICC xét trên tiêu chí này là đi xuống.

Thứ năm, nhân tố số vòng quay toàn bộ vốn tới HQKD thể hiện tác động của tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn tới HQKD của ICC hiện nay. Có thể thấy xu hướng chung về tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn của Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp thương mại ICC có xu hướng được cải thiện. Điều này đã tác động tích cực tới HQKD của ICC. Tuy nhiên số vòng quay của vốn còn khá thấp nên ICC cần phải quản trị hiệu quả toàn bộ vốn kinh doanh một cách tiết kiệm nhưng tạo ra DTT ở mức lớn để cải thiện tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn.

Thứ sáu, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới HQKD của ICC. Trong 5 năm qua ICC không ngừng mở rộng quy mô vốn và nhưng chủ yếu được tài trợ từ vốn chủ vì vậy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giảm.

Như vậy, từ phân tích DUPON cho thấy tác động rõ rệt của các nhân tốc khách quan và chủ quan tới HQSKD của ICC. Nhân tố nào gia tăng, nhân tố nào sụt giảm, mức độ tác động cuả các nhân tố đó đã được thể hiện trong mô hình DUPON.

2.3. Đánh giá về hiệu quả kinh doạnh tại ICC