• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S – Sensitivity)

Chương 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

2.5. Sử dụng phương pháp CAMELS đánh giá hiệu quả hoạt động của

2.5.6. Phân tích mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (S – Sensitivity)

- Do hạn chế về mặt số liệu nên trong phần này chỉ xét đến lãi suất huy động vốn áp dụng cho khách hàng cá nhân trả lãi hàng tháng tính theo Việt Nam đồng tại hội sở được công bố trên website ngân hàng, các chi nhánh, phòng giao dịch sẽ có sự điều chỉnh nhỏ để phù hợp với nhu cầu huy động riêng. Trục thời gian không được xét theo từng quý mà được xét theo từng thời điểm thay đổi lãi suất trong suốt giai đoạn 2014 – 2017.

- Cũng chính vì nguyên nhân hạn chế số liệu nên chỉ tiến hành phân tích, đánh giá thời điểm trước và sau tái cơ cấu, không thực hiện Stress Test lãi suất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

105

Biểu đồ 5.6: Lãi suất huy động vốn của Sacombank áp dụng cho khách hàng cá nhân trả lãi hàng tháng giai đoạn 2014 – 2017 (Nguồn:Website ngân hàng Nhà nước Việt Nam) - Trong giai đoạn 2014 – 2017 có thể nhận thấy hai thời điểm thay đổi lãi suất rõ rệt đó là trước và sau tháng 12/2015.

 Trước thời điểm sáp nhập, lãi suất huy động vốn ở tất cả các kì hạn đều đang ở mức khá cao nhưng có xu hướng giảm mạnh, mức lãi suất phổ biến của các ngân hàng đầu năm 2014 là 5-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,7-6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,8-7,5%/năm. Chỉ riêng trong năm 2014, Sacombank đã có hai lần điều chỉnh lãi suất để phù hợp với mức lãi suất mà NHNN đưa ra, lãi suất tiền gửi 3 tháng bị điều chỉnh giảm mạnh nhất, giảm từ 6,30% xuống còn 5,20%, giảm 1,10%. Nguyên nhân của việc điều chỉnh giảm lãi suất này là thực hiện theo chủ trương của NHNN nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, theo đó lãi suất huy động giảm sẽ kéo theo lãi suất cho vay cũng giảm theo.

 Sau khi sáp nhập với Southern Bank, Sacombank cũng không có thay đổi gì về lãi suất huy động. Đến đầu tháng 12/2015, mặt bằng lãi suất được điều chỉnh giảm nhẹ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Lãi suất huy động 9 tháng được điều chỉnh giảm nhiều nhất với 0, 80%, giảm từ 6,20% xuống còn 5,40%. Sau khi điều chỉnh lãi

4.00%

4.50%

5.00%

5.50%

6.00%

6.50%

7.00%

7.50%

8.00%

8.50%

1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng

Trường Đại học Kinh tế Huế

106

suất, lãi suất huy động 24 tháng chiếm mức cao nhất với 6,30% cao hơn kì hạn 36 tháng là 6,20%. Tuy nhiên chỉ 10 ngày sau đợt điều chỉnh lãi suất trước đó, Sacombank lại nâng mức lãi suất tiền gửi kì hạn dưới 3 tháng lên thêm 0,10%, tăng lên 4,60%, các kì hạn khác không thay đổi.

 Giữa năm 2016, lãi suất được điều chỉnh tăng lên ở tất cả các kì hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay tín dụng. Tăng mạnh nhất ở kì hạn 36 tháng, với mức tăng 0,40%, tăng từ 6,20% lên 6,60%. Mức tăng trung bình thời điểm này là 0,31% ở các kì hạn. Tháng 7/2016 ngân hàng lại tiếp tục tăng lãi suất ở các kì hạn từ 3 tháng trở lên. Kì hạn 3 tháng và 6 tháng lãi suất tăng thêm 0,10%, kì hạn 9 tháng tăng thêm 0,40% còn kì hạn 12 tháng, 24 tháng và 36% đều ở mức 6,80%.

 Năm 2017, theo thống kê có đến 4 lần Sacombank điều chỉnh lãi suất. Lần đầu tiên thay đổi lãi suất là tháng 2/2017, trong lần này chỉ có lãi suất ở kì hạn dài tăng thêm 0,2% giữ ở mức 7,00% các kì hạn khác có lãi suất không đổi. Một tháng sau, tháng 3/2017 sau khi điều chỉnh tăng lãi suất ở kì hạn 24 tháng và 36 tháng, Sacombank đã hạ mức lãi suất ở hai kì hạn này xuống 6,70% và 6,80% đồng thời giữ nguyên lãi suất ở các kì hạn khác. Tháng 10/2017 lãi suất ở các kì hạn có sự thay đổi rõ rệt, phần lớn đều giảm nhẹ như kì hạn 3 tháng giảm 0,02%, kì hạn 6 tháng giảm 0,07% riêng kì hạn 1 tháng giữ nguyên ở mức 5,00% và kì hạn 24 tháng tăng từ 6,70% lên 6,83%. Cuối năm 2017, lãi suất kì hạn dài lại tiếp tục được điều chỉnh giảm, cụ thể: lãi suất kì hạn 24 tháng giảm 0,26% từ 6,83% xuống còn 6,57%, lãi suất kì hạn 36 tháng giảm 0,33% giảm từ 6,70% xuống còn 6,37%.

Nhìn chung, lãi suất huy động của Sacombank trước thời điểm sáp nhập có chung xu hướng giảm dần xuống như các ngân hàng thương mại trong nước do thực hiện chủ trương hạ lãi suất thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế của NHNN. Sau thời điểm sáp nhập lãi suất được duy trì khá ổn định, chỉ riêng lãi suất huy động ở kì hạn 24 tháng và 36 tháng còn nhiều biến động do nhu cầu vốn của ngân hàng liên tục thay đổi. So với mặt bằng chung các ngân hàng, lãi suất huy động của Sacombank được duy trì khá ổn định, tuy nhiên còn khá thấp đặc biệt là ở các kì hạn ngắn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

107

2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Sacombank giai đoạn 2014 – 2017