• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Mục tiêu 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Mục tiêu 2: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc, so sánh trước và sau điều trị.

- Mục tiêu 3: Nghiên cứu mô tả.

Mỗi trẻ hen phế quản có hoặc không có viêm mũi dị ứng đều được mời tham gia nghiên cứu 4 lần:

Lần 1: tại thời điểm đầu tiên thăm khám (T0) Lần 2: tái khám sau 1 tháng (T1)

Lần 3: tái khám sau 3 tháng (T3) Lần 4: tái khám sau 6 tháng (T6)

Trẻ khỏe mạnh được mời tham gia nghiên cứu 1 lần (T0): trẻ được thăm khám và đo nồng độ oxid nitric đường thở và chức năng hô hấp.

2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu

- Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện: tất cả các trẻ đủ tiêu chuẩn lựa chọn đến khám tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp trong thời gian nghiên cứu được mời vào tham gia nghiên cứu.

Nhóm hen phế quản có viêm mũi dị ứng

- Cỡ mẫu cho mục tiêu 1: xác định nồng độ nNO dựa vào công thức:

Áp dụng công thức ước tính chỉ số trung bình:

n = 21-a/2 S2 (X . )2 n: số bệnh nhân nghiên cứu.

Với khoảng tin cậy 0,95 (α = 0,05). 21-a/2 =1,96

ε : mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể, dao động từ 0,05-0,5 (0,2-0,3).

S: phương sai.

Theo nghiên cứu của Struben, giá trị của nNO ở trẻ 6-17 tuổi khỏe mạnh là 449 ± 115 (ppb)91.

1152

n = 1,962 * --- = 101

(449x0,05)2 - Cỡ mẫu cho mục tiêu 2 và 3: chọn cỡ mẫu thuận tiện.

- Ước tính chọn ít nhất 101 trẻ HPQ có VMDƯ tham gia nghiên cứu Nhóm trẻ hen phế quản không viêm mũi dị ứng: Do tỷ lệ trẻ HPQ không VMDƯ thấp, chúng tôi chọn chủ đích 30 trẻ HPQ không VMDƯ từ 6 đến 15 tuổi (22 trẻ nam; 8 trẻ nữ) thỏa mãn tiêu chuẩn được mời tham gia nghiên cứu.

Nhóm trẻ khỏe mạnh: Chọn 30 trẻ khỏe mạnh có độ tuổi từ 6 tuổi đến 15 tuổi (19 trẻ nam; 11 trẻ nữ) được cha mẹ và trẻ đồng ý cho tham gia nghiên cứu. Đây là các trẻ đi khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện Nhi Trung ương.

2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu

2.2.2.1. Bước 1: Chọn bệnh nhân vào nghiên cứu (thời điểm T0)

Bệnh nhân đến khám tại phòng khám Bệnh viện Nhi trung ương được hỏi bệnh, khám lâm sàng, làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định hen phế quản (có và không có viêm mũi dị ứng kèm theo).

Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán xác định bệnh hen phế quản, có hay không có viêm mũi dị ứng, không trong cơn hen cấp từ 6-15 tuổi được mời tham gia nghiên cứu*.

Các trẻ HPQ và cha mẹ được phỏng vấn đánh giá kiểm soát hen trước điều trị theo tiêu chuẩn GINA 2016 và bảng câu hỏi ACT

Các trẻ HPQ có VMDƯ và cha mẹ được phỏng vấn bảng câu hỏi CARATkids theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

Bệnh nhân được chỉ định các xét nghiệm công thức máu, IgE, đo chức năng hô hấp (CNHH), FeNO, nNO, test lẩy da với dị nguyên hô hấp.

Những trẻ từ 6-15 tuổi không có triệu chứng mũi, không có tiền sử bản thân mắc các bệnh lý dị ứng đến khám sức khỏe tại bệnh viện Nhi Trung ương được mời vào nhóm tham chiếu khỏe mạnh.

Các trẻ này được đo CNHH và FeNO, nNO**.

2.2.2.1. Bước 2: Điều trị và đánh giá kiểm soát hen và viêm mũi dị ứng

Bệnh nhân HPQ không VMDƯ được kiểm soát hen theo hướng dẫn của GINA 201654 ***:

- Hen bậc 2: dùng ICS liều thấp phối hợp SABA khi cần.

- Hen bậc 3: dùng ICS liều trung bình phối hợp SABA khi cần.

Bệnh nhân HPQ có VMDƯ được được kiểm soát hen phế quản theo GINA 201654 và kiểm soát viêm mũi dị ứng theo hướng dẫn của ARIA 20082 ***:

 Dự phòng viêm mũi dị ứng theo mức độ nặng của bệnh

- VMDƯ gián đoạn - nhẹ: thuốc kháng histamin H1 đường uống khi có triệu chứng.

- VMDƯ gián đoạn - trung bình/nặng: điều trị bằng LTRAs, nếu cần có thể thêm thuốc kháng histamin H1 đường uống.

- VMDƯ dai dẳng - nhẹ: điều trị bằng LTRAs, nếu cần có thể thêm thuốc kháng histamin H1 đường uống. Lựa chọn corticosteroid đường mũi liều thấp nếu trước đó trẻ đáp ứng kém với thuốc kháng histamin H1 và LTRAs.

- VMDƯ dai dẳng - trung bình/nặng: Điều trị bằng LTRAs kết hợp corticosteroid đường mũi liều thấp hoặc điều trị bằng corticosteroid đường mũi liều cao. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, thêm kháng histamin H1 uống lúc bắt đầu điều trị.

 Điều trị dự phòng hen theo hướng dẫn của GINA 201654 (tương tự bệnh nhân hen không viêm mũi dị ứng).

2.2.2.3. Bước 3: Tái khám, đánh giá kiểm soát hen - viêm mũi dị ứng và điều chỉnh thuốc dự phòng

- Thời điểm tái khám: sau 1 tháng điều trị dự phòng (T1), sau 3 tháng điều trị dự phòng (T3) sau 6 tháng điều trị dự phòng (T6).

- Khám lâm sàng, kiểm tra tuân thủ điều trị và cách xịt thuốc.

- Phỏng vấn bảng kiểm soát hen theo GINA, ACT và CARATkids (đối với trẻ HPQ có VMDƯ)

- Đo FeNO, nNO và CNHH

- Điều chỉnh thuốc dự phòng hen theo hướng dẫn của GINA 201654, điều chỉnh thuốc kiểm soát viêm mũi dị ứng theo ARIA 20082 ***:

Chú thích:

* Chẩn đoán hen phế quản được tiến hành bởi bác sĩ khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, chẩn đoán viêm mũi dị ứng được tiến hành bởi bác sĩ khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp và bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi trung ương.

** Nghiên cứu sinh trực tiếp tiến hành đo FeNO, nNO cho hầu hết các bệnh nhân, trong cả 4 lần thăm khám; tham gia đo chức năng hô hấp, làm test lẩy da cho bệnh nhân cùng các bác sĩ và điều dưỡng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp.

*** Các bệnh nhân được điều trị kiểm soát hen và viêm mũi dị ứng bởi các bác sĩ chuyên khoa của khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp.

2.2.2.4. Bước 4: Nhập liệu và xử lý số liệu 2.3. Các phương pháp thu thập dữ liệu