• Không có kết quả nào được tìm thấy

A. Phương thức biểu đạt miêu tả B. Phương thức biểu đạt biểu cảm

C. Phương thức biểu đạt nghị luận D. Phương thức biểu đạt nghị luận và biểu cảm Phương pháp giải:

Căn cứ 6 phương thức biểu đạt đã học (miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ).

Giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt không được sử dụng trong bài là biểu cảm.

Câu 63(NB): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản:

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Trang 69 Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

A. Điệp ngữ, đối lập, liệt kê B. Nhân hóa, ẩn dụ C. Điệp ngữ, so sánh D. Nhân hóa, đối lập, điệp ngữ Phương pháp giải:

Căn cứ các biện pháp tu từ.

Giải chi tiết:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối (đục-trong, cao- thấp, phàm tục - tu hành, vẫn chảy, vẫn xanh…)

Câu 64(TH): Hình ảnh "đường đời trơn láng" đã thể hiện điều gì?

A. Không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công.

B. Cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn.

C. Cuộc sống có nhiều khó khăn, trở ngại.

D. Cuộc sống phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan.

Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung đoạn trích.

Giải chi tiết:

Hình ảnh "đường đời trơn láng" đã thể hiện được cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn.

Câu 65(VDC): Nêu ý nghĩa của hai câu thơ:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”

A. Con người có trải qua thử thách mới chinh phục được đến đích.

B. Cuộc sống có nhiều khó khăn, trở ngại.

C. Khi đứng trước cái “méo mó” của nhân sinh, cần có thái độ tích cực, chủ động, lạc quan.

D. Cuộc sống biết cho đi thì mới được nhận lại Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung đoạn trích.

Giải chi tiết:

-Ý nghĩa 2 câu thơ: Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều “méo mó”, thử thách bản lĩnh, ý chí của con người. Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được

Trang 70 trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".

(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễnhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007) Câu 66(TH): Nội dung chính của văn bản trên là gì?

A. Nói về hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồn

B. Nói về hiện tượng “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”.

C. Nói về những hạnh phúc bình dị, đơn giản nhưng thiết thực trong cuộc sống.

D. Nói về hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung bài đọc.

Giải chi tiết:

Nội dung chính của văn bản: Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống.

Câu 67(NB): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt B. Phong cách ngôn ngữ chính luận C. Phong cách ngôn ngữ báo chí D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phương pháp giải:

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học.

Giải chi tiết:

- Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 68(TH): Từ “hạnh phúc”(in đậm, gạch chân) trong đoạn trích gần nghĩa hơn cả với từ ngữ nào?

A. Vui sướng B. Nao nức C. Hí hửng D. Háo hức

Phương pháp giải:

Căn cứ bài từ đồng nghĩa.

Giải chi tiết:

Trang 71 - Hạnh phúc là trạng thái sung sướng, vui sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

- Nao nức, hí hửng, háo hức là ao ước muốn làm, muốn đạt được ngay.

=> Vậy từ “hạnh phúc” gần nghĩa với từ “vui sướng”.

Câu 69(VD): Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?

A. Vì mọi người thường nghĩ hạnh phúc là cái cao xa, to lớn nhưng nó lại rất giản dị, gần gũi với chúng ta.

B. Vì hạnh phúc rất giản dị, gần gũi với chúng ta đồng thời là cái cao xa, to lớn mà con người không thể với tới được.

C. Vì hạnh phúc là cái cao xa, to lớn mà con người không thể với tới được.

D. Vì hạnh phúc rất phức tạp, không hề đơn giản Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp Giải chi tiết:

- Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì: Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta.

Câu 70(VD): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).

A. liệt kê, tương phản- đối lập, so sánh B. điệp ngữ, so sánh, liệt kê C. liệt kê, điệp ngữ, tương phản-đối lập. D. điệp ngữ, tương phản- đối lập Phương pháp giải:

Căn cứ vào các biện pháp tu từ.

Giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản-đối lập.

+ Liệt kê: thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng...

+ Điệp ngữ: khi chúng ta, thì ngoài kia biết bao người...

+ Tương phản - đối lập: bất mãn - khao khát.

Câu 71 (TH): ): Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

“Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, bao gồm những nhóm lớn sau: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật và Động vật,... Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ gần gũi với nhau và với con người”.

A. gần gũi B. phong phú C. môi trường D. Động vật Phương pháp giải:

Căn cứ vào lỗi sai về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Giải chi tiết:

- Từ “gần gũi” sai về logic.

Trang 72 - Gần gũi liên quan đến cảm giác ở trong một quan hệ cá nhân, đó là một mối liên hệ tình cảm quen thuộc. - - Nên thay bằng một từ khác là từ “mật thiết”.

Câu 72 (TH): Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng.

A. khái quát B. hình thức C. khai thác D. chủ quan Phương pháp giải:

Căn cứ vào lỗi sai về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Giải chi tiết:

- Từ “khai thác” sai về ngữ nghĩa.

- Khai thác là tận dụng hết khả năng tiềm tàng, đang ẩn giấu.

- Sửa: tìm kiếm

Câu 73 (TH): Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Văn học Việt Nam, cả văn học dân gian và văn học viết, là sản phẩm tinh thần quý báu của dân tộc, phản ánh tâm hồn và tính cách Việt Nam với những nét bền vững đã thành truyền thống và có sự vận động trong trường ca lịch sử.

A. phản ánh B. truyền thống C. sự vận động D. trường ca Phương pháp giải:

Căn cứ vào lỗi sai về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Giải chi tiết:

- Từ “trường ca” sai về ngữ nghĩa.

- Sửa: trường tồn.

Câu 74 (TH): Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn riêng về thiên nhiên và khí hậu. Người Sài Gòn có phong độ cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa.

A. phong độ B. năng động C. trọng đạo nghĩa D. hấp dẫn Phương pháp giải:

Căn cứ vào lỗi sai về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Giải chi tiết:

Từ “phong độ” sai về ngữ nghĩa.

- Phong độ là những biểu hiện bên ngoài (như vẻ mặt, cử chỉ) tạo nên tính cách riêng của mỗi người. Ở đây, từ phong độ không bao quát được hết các từ: cởi mở, bộc trực, chân tình và trọng đạo nghĩa.

- Sửa: Phong cách.

Câu 75 (TH): Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Trang 73 Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về cách thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.

A. cách thức B. tư tưởng C. cấu trúc D. sáng tạo Phương pháp giải:

Căn cứ vào lỗi sai về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.

Giải chi tiết:

- Từ “cách thức” sai về ngữ nghĩa.

- Cách thức là hình thức diễn ra của một hành động; cách (nói khái quát). VD: Cách thức ăn mặc, cách thức học tập.

- Sửa: phương thức.