• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẨU DIỆN ĐẤT

Trong tài liệu CẤU TRÚC VÀ LÝ TÍNH CỦA ĐẤT (Trang 30-34)

Bài 2. HÌNH THÀNH ĐẤT – PHÁT SINH HỌC ĐẤT

II. PHẨU DIỆN ĐẤT

Phẩu diện đất là một trắc diện thẳng đứng, thể hiện các tầng phát sinh của một loại đất. Trong một phẩu diện đất thường xuất hiện các tầng phát sinh chính, phụ tầng và các tầng chuyển tiếp.

1. Các tầng phát sinh chính.

Có 5 tầng phát sinh chính được tìm thấy trong các loại đất, và được định danh bằng các chữ in hoa, đó là: tầng O, A, E, B, và tầng mẫu chất C, tầng đá nền R.

a. Tầng O: Tầng O thường hình thành trên đất rừng, đất hữu cơ, nằm bên trên mặt đất.

Đất sản xuất nông nghiệp không có tầng O do quá trình xới xáo liên tục của con người.

b. Tầng A: là tầng mặt của đất khoáng. Thường có màu sậm do chứa nhiều chất hữu cơ hơn so với các tầng bên dưới.

c. Tầng E: là tầng rửa trôi mạnh, nằm ngay dưới tầng A. Các vật liệu trong tầng E có thể bị rửa trôi như sét, các oxid Fe, Al, nên trong tầng E chỉ còn lại các khoáng bền vững như thạch anh, cát và thịt. Tầng E có màu sáng so với tầng A và tầng bên dưới (tầng B). Tầng E thường hình thành trên đất rừng và đất chịu sự rửa trôi mạnh.

d. Tầng B: nằm dưới tầng O và A (hay E), là tầng có các tính chất khác hẳn với mẫu chất. Nhiều vật liệu rửa trôi được tích lũy ở tầng B. Trong vùng khí hậu ẩm, tầng B thường tích lũy oxide Fe, Al, các sét silicate. Một số vật liệu tích lũy này có thể được rửa trôi từ tầng trên, nhưng một số có thể được hình thành tại chỗ. Tầng B thường hiện diện ở phần giữa phẩu diện.

Tầng B đôi khi được gọi không đúng là tầng đất bên dưới, vì đối với một số loại đất có tầng mặt nông, trong quá trình làm đất, một phần đất của tầng B bị cày xới hình thành lớp đất mặt. Ngược lại, một số loại đất có tầng A dày, chỉ cày xới một phần tầng A, nên tầng đất sâu lại bao gồm một phần tầng A và tầng B. Do đó ta cần chú ý phân biệt tầng phát sinh và tầng mặt hay tầng sâu trong phẩu diện đất.

e. Tầng C: là tầng mẫu chất nằm dưới phần đất thực (tầng A+ tầng E+ tầng B). Mẫu chất này có thể có cùng nguồn gốc, nhưng cũng có thể khác nguồn gốc so với mẫu chất hình thành nên lớp đất bên trên. Tầng C do nằm sâu bên dưới nên thường chịu sự tác động sinh học kém nhất, do đó mức độ phát triển luôn kém hơn tầng B ngay bên trên.

f. Tầng R: là tầng đá nền, chưa xảy ra quá trình phong hóa.

2. Các phụ tầng trong tầng phát sinh chính.

Khi trong một tầng phát sinh chính hiện diện các tính chất khác nhau trên từng phần (khác nhau về màu sắc, cấu trúc), ta có thể chia thành nhiều phụ tầng như B1, B2, B3… Nếu có 2 loại mẫu chất khác nhau hiện diện trong cùng một phẩu diện, loại mẫu chất không trực tiếp hình thành nên phần đất thực phía trên, mẫu chất này được ghi số 2 phía trước. Ví dụ một phẩu diện có các tầng sau: O-A-B-2C khi tầng C là mẫu chất khác với mậu chất hình thành nên tầng A và B phía trên.

Định danh các phụ tầng.

Chữ in hoa dùng để định danh tổng quát tầng phát sinh, nhưng các tính chất đặc biệt của tầng cần phải được nêu lên bằng các chữ thường ngay sau tên tầng phát sinh chính.

Ví dụ, tầng O có thể có các phụ tầng Oi, Oe, Oa; Ap, Ah, Ab…; Bt, Bw, Bj, Bk… Các từ dùng định danh phụ tầng trình bày ở bảng sau:

Ký hiệu Đặc điểm

hiệu

Đặc điểm

a Chất hữu cơ phân giải mạnh n Tích lũy Na

b Tầng đất bị chôn vùi o Tích lũy oxide Fe, Al

c Hòn cuội, sỏi p Tầng đất cày, xới xáo

d Lượng mẫu chất cao q Tích lũy silica

e Chất hữu cơ phân giải trung bình

r Bị phong hóa hay Đá nền mềm

f Đất bị đóng băng s Tích lũy chất rửa trôi của chất hữu cơ, các oxide Fe, Al g Gley hóa mạnh (tạo đốm

màu)

ss Slickensides (vết tích trượt)

h Tích lũy chất hữu cơ rửa trôi t Tích lũy sét silicate i Chất hữu cơ phân giải yếu v Plinthite (Fe cao, màu đỏ) j Jarosite (khoáng trong đất

phèn)

w Có màu sắc hay cấu trúc rõ ràng

k Tích lũy Carbonate x Fragipan (tầng đất có dung trọng cao, dễ vỡ)

m Cement hóa hay rất cứng y Tích lũy thạch cao z Tích lũy muối hòa tan

3. Các tầng chuyển tiếp.

Là các tầng nằm giữa các tầng phát sinh chính và có cả tính chất của 2 tầng phát sinh chính. Đặc điểm của tầng nào chiếm ưu thế sẽ được ghi tên tầng đó trước. Ký hiệu tầng chuyển tiếp có thể được dùng bằng 2 cách như sau:

a. Tầng chuyển tiếp AE, EB, BE, BC.

b. Tầng chuyển tiếp E/B, B/E, B/C, C/B.

4. Các tầng phát sinh trong một phẩu diện đất.

Không phải tất cả các tầng phát sinh trên đều hiện diện trong một phẩu diện đất. Một số có thể hiện diện trên đất thoát nước tốt như Oi, Oe (hay Oa) nếu là đất rừng; A, E;

Bt hay Bw; và C. Sự hình thành các tầng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường.

Các tầng phát sinh chính, phụ tầng và tầng chuyển tiếp

Câu hỏi nghiên cứu.

1. Nêu 4 tiến trình hình thành đất. Nêu 2 ví dụ cho mỗi tiến trình.

2.Giả sử 3 vùng đều nằm trên một địa hình bằng phẳng, có cùng mẫu chất hình thành từ đá granite. Nhưng chế độ khí hậu 3 vùng khác nhau: vùng nhiệt đới ẩm; vùng đồng cỏ bán khô hạn; và rừng thông ẩm. Theo anh chị phẩu diện của các loại đất sẽ có đặc điểm như thế nào (vẽ sơ đồ phẩu diện).

3.Vẽ sơ đồ phẩu diện của 2 loại đất ở câu 2, ghi tất cả các ký hiệu tầng phát sinh chính, phụ, và tính chất của các tầng phát sinh này.

Trong tài liệu CẤU TRÚC VÀ LÝ TÍNH CỦA ĐẤT (Trang 30-34)