• Không có kết quả nào được tìm thấy

So sánh kết quả của hai nhóm phẫu thuật

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

3.2. ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC GIẢI PHẪU CỦA

3.2.3. So sánh kết quả của hai nhóm phẫu thuật

3.2.2.3. Biến chứng trong phẫu thuật

1%

99%

Có biến chứng Không biến chứng

Biểu đồ 3.3: Biến chứng trong phẫu thuật Nhận xét

Trong 110 hốc mũi được phẫu thuật chúng tôi gặp duy nhất 1 trường hợp biến chứng ổ mắt, là biến chứng nặng gây mất thị lực cho bệnh nhân.

3.2.3. So sánh kết quả của hai nhóm phẫu thuật

Nhận xét

Trong tổng số 61 hốc mũi không có biến đổi giải phẫu thành bên khối bên xương sàng có 45 trường hợp (73,77%) có triệu chứng chảy mũi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 8,20% và 6,56%. Trong tổng số 49 hốc mũi có biến đổi giải phẫu thành bên khối bên xương sàng có 37 trường hợp (75,51%) có triệu chứng chảy mũi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 6,12% và 6,12%. Sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này là 8,16%. Tỷ lệ chảy mũi của cả hai nhóm trước phẫu thuật khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p,0,05). Sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân chảy mũi của cả 2 nhóm đều giảm. Tuy nhiên sau 1 năm theo dõi, tỷ lệ chảy mũi của nhóm không có biến đổi giải phẫu tăng lên so với thời điểm 1- 3 tháng, trong khi nhóm có biến đổi giải phẫu ổn định. Tỷ lệ chảy mũi của hai nhóm sau 1 năm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

b. Ngạt mũi

0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00

Trước mổ Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 1 năm

Không biến đổi GP Có biến đổi GP

Biểu đồ 3.5: Triệu chứng ngạt mũi của 2 nhóm có và không có biến đổi giải phẫu

Nhận xét

Ở nhóm không có biến đổi giải phẫu 96,72% trường hợp có triệu chứng ngạt mũi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 4,92% và 3,28%. Sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này lại tăng lên 6,55%. Ở nhóm có biến đổi giải phẫu 93,87% trường hợp có triệu chứng ngạt mũi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 4,26% và 2,04%. Sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này ổn định ở mức 2,04%. Tỷ lệ ngạt mũi của cả hai nhóm trước phẫu thuật khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân ngạt mũi của cả 2 nhóm đều giảm. Sau 1 năm theo dõi, tỷ lệ ngạt mũi của nhóm không có biến đổi giải phẫu tăng nhẹ so với thời điểm 1- 3 tháng, trong khi nhóm có biến đổi giải phẫu có xu hướng ổn định. Tỷ lệ ngạt mũi của hai nhóm sau 1 năm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

c. Đau nhức

Biểu đồ 3.6: Triệu chứng đau nhức vùng mặt trên các bệnh nhân VMX Nhận xét

Ở nhóm không có biến đổi giải phẫu 47,54% trường hợp có triệu chứng đau nhức vùng mặt trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 1,64%

và 1,64%. Tuy nhiên, sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này lại tăng lên 12,96%. Ở

nhóm có biến đổi giải phẫu 44,90% trường hợp có triệu chứng đau nhức vùng mặt trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 2,04% và 2,04%. Sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này ổn định ở mức 2,04%.

Tỷ lệ đau nhức vùng mặt của cả hai nhóm trước phẫu thuật khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân đau nhức vùng mặt của cả 2 nhóm đều giảm. Tuy nhiên sau 1 năm theo dõi, tỷ lệ đau nhức của nhóm không có biến đổi giải phẫu tăng lên so với thời điểm 1- 3 tháng, trong khi nhóm có biến đổi giải phẫu có xu hướng ổn định. Tỷ lệ đau nhức vùng mặt của hai nhóm sau 1 năm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

d. Mất ngửi

Biểu đồ 3.7: Triệu chứng mất ngửi của 2 nhóm có và không có biến đổi giải phẫu

Nhận xét

Ở nhóm không có biến đổi giải phẫu 31,15% trường hợp có triệu chứng mất ngửi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 3,23% và 3,23%. Tuy nhiên, sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này lại tăng lên 14,57%. Ở nhóm có biến đổi giải phẫu 30,61% trường hợp có triệu chứng mất ngửi trước mổ,

sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 2,04% và 2,04 %. Sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này ổn định ở mức 2,04%.

Tỷ lệ mất ngửi của cả hai nhóm trước phẫu thuật khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân mất ngửi của cả 2 nhóm đều giảm. Tuy nhiên sau 1 năm theo dõi, tỷ lệ mất ngửi của nhóm không có biến đổi giải phẫu tăng lên so với thời điểm 1- 3 tháng, trong khi nhóm có biến đổi giải phẫu có xu hướng ổn định. Tỷ lệ mất ngửi của hai nhóm sau 1 năm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

e. Ho/hắt hơi

Biểu đồ 3.8: Triệu chứng ho/hắt hơi của 2 nhóm có và không có biến đổi giải phẫu

Nhận xét

Ở nhóm không có biến đổi giải phẫu 11,48% trường hợp có triệu chứng ho/hắt hơi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 6,56% và 4,92%. Tuy nhiên, sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này lại tăng lên 9,84%. Ở nhóm có biến đổi giải phẫu 10,20% trường hợp có triệu chứng ho/hắt hơi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 6,52% và 6,52%. Tuy nhiên, sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này lại tăng lên 10,20%.

Tỷ lệ ho/hắt hơi của cả hai nhóm trước phẫu thuật khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân ho/hắt hơi của cả 2 nhóm đều giảm nhẹ. Tuy nhiên sau 1 năm theo dõi, tỷ lệ ho/hắt hơi của cả 2 nhóm đều tăng lên so với thời điểm 1- 3 tháng. Tỷ lệ ho/hắt hơi của hai nhóm sau 1 năm khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với trước khi phẫu thuật với p>0,05.

3.2.3.2. Dựa trên các triệu chứng thực thể nội soi a. Tình trạng mủ hốc mũi

Biểu đồ 3.9: Tình trạng mủ hốc mũi của 2 nhóm có và không có biến đổi giải phẫu

Nhận xét

Ở nhóm không có biến đổi giải phẫu 98,36% trường hợp có tình trạng mủ hốc mũi phát hiện qua thăm khám nội soi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 13,11% và 9,84%. Tuy nhiên, sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này lại tăng lên 26,22%. Ở nhóm có biến đổi giải phẫu 97,96% trường hợp có tình trạng mủ hốc mũi phát hiện qua thăm khám nội soi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 10,20% và 8,16 %.

Tỷ lệ mủ hốc mũi phát hiện qua thăm khám nội soi của cả hai nhóm trước phẫu thuật khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p,0,05). Sau 1 tháng và 3

tháng tỷ lệ bệnh nhân mủ hốc mũi của cả 2 nhóm đều giảm. Tuy nhiên sau 1 năm theo dõi, tỷ lệ mủ hốc mũi của nhóm không có biến đổi giải phẫu tăng lên so với thời điểm 1- 3 tháng, trong khi nhóm có biến đổi giải phẫu có xu hướng giảm. Tỷ lệ mủ hốc mũi của hai nhóm sau 1 năm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

b. Polyp mũi

Biểu đồ 3.10: Dấu hiệu polyp mũi của 2 nhóm có và không có biến đổi giải phẫu

Nhận xét

Ở nhóm không có biến đổi giải phẫu 100% trường hợp có polyp mũi qua thăm khám nội soi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 0% và 1,64 %. Tuy nhiên, sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này lại tăng lên 11,48%. Ở nhóm có biến đổi giải phẫu 100% trường hợp có polyp mũi qua thăm khám nội soi trước mổ, sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ này còn lại là 0% và 2,04 %. Sau 1 năm theo dõi tỷ lệ này đạt được ở mức 4,08%.

Tỷ lệ polyp mũi của cả hai nhóm trước phẫu thuật khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau 1 tháng và 3 tháng tỷ lệ bệnh nhân polyp mũi của cả 2 nhóm đều giảm. Tuy nhiên sau 1 năm theo dõi, tỷ lệ polyp của nhóm

không có biến đổi giải phẫu tăng lên so với thời điểm 1- 3 tháng, trong khi nhóm có biến đổi giải phẫu có xu hướng ổn định. Tỷ lệ polyp mũi của hai nhóm sau 1 năm khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

c. So sánh kết quả phẫu thuật qua nội soi của hai nhóm

Biểu đồ 3.11: So sánh kết quả phẫu thuật qua nội soi của hai nhóm Nhận xét:.

Sau 1 tháng: tổn thương thực thể của 2 nhóm không có và có biến đổi giải phẫu khối bên xương sàng được đánh giá tốt lần lượt là 59,01% và 59,18%; tổn thương vừa lần lượt là 40,99% và 40,82%, sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Sau 3 tháng: tổn thương thực thể tốt chiếm lần lượt là 93,44% và 91,83%, tổn thương vừa là 5,56 và 8,17, sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Sau 12 tháng theo dõi, tổn thương thực thể hố mổ đánh giá tốt lần lượt là 77,04% và 93,87%; tổn thương vửa là 22,96% và 6,13%, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.