• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 5 điểm)

Câu 6. Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

B. Quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố hóa học khác nhau thì khác nhau.

C. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.

D. Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hidro, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là: vạch đỏ, vạch lam, vạch chàm, vạch tím.

Câu 7. Trong chân không, các bức xạ có bước sóng tăng dần theo thứ tự đúng là

A. ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma; sóng vô tuyến và tia hồng ngoại.

B. sóng vô tuyến; tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X và tia gamma.

C. tia gamma; tia X; tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia hồng ngoại và sóng vô tuyến.

D. tia hồng ngoại; ánh sáng nhìn thấy; tia tử ngoại; tia X; tia gamma và sóng vô tuyến.

Câu 8. Trong chân không, bước sóng ánh sáng lục bằng A. 546 mm.

B. 546 μm.

C. 546 pm.

D. 546 nm.

Câu 9. Một máy quang phổ có lăng kính thuỷ tinh góc chiết quang 60°.

Chiếu đồng thời bức xạ màu lục và màu tím vào máy quang phổ. Biết chiết suất của chất làm lăng kính đối với bức xạ màu lục là 1,617. Lăng kính được đặt sao cho bức xạ lục cho góc lệch cực tiểu. Tính góc tới của chùm sáng tới lăng kính.

A. 47,9°.

B. 46,9°.

C. 45,9°.

D. 53,95°.

Câu 10.Chọn phương án sai. Tia Rơnghen được ứng dụng A. chữa bệnh ung thư.

B. chiếu điện C. chụp điện.

D. gây ra phản ứng hạt nhân.

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 5 điểm)

Bài 1 (1,5 điểm). Trong mạch dao động điện từ tự do LC, độ tự cảm của cuộn cảm thuần L = 2,4 mH, điện dung của tụ điện C = 1,5 mF. Gọi I0

cường độ dòng điện cực đại trong mạch, thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp cường độ dòng điện i = Io

 3 là bao nhiêu?

Bài 2 (2 điểm). Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng I−âng với ánh sáng đơn sắc, người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng và vân tối nằm cạnh nhau là 1,0 mm. Trong khoảng giữa hai điểm M và N ở hai bên so với vân trung tâm, cách vân này lần lượt là 6,5 mm và 7,2 mm có số vân sáng là bao nhiêu?

Bài 3 ( 1,5 điểm). Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn dây và một tụ xoay. Giả sử khi thu được sóng điện từ có bước sóng 20 (m) mà suất điện động hiệu dụng trong cuộn dây là 0,75 (µV) thì tần số góc và dòng điện cực đại chạy trong mạch là bao nhiêu? Biết điện trở thuần của mạch là 0,015 (mΩ).

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Chiếu xiên từ không khí vào nước một chùm sáng song song rất hẹp (coi như một tia sáng) gồm ba thành phần đơn sắc đỏ, vàng và tím.

Gọi rđ, rv, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia màu đỏ, tia màu vàng và tia màu tím. Hệ thức đúng là

A. rv= rt= rđ. B. rt< rv< rđ. C. rđ< rv< rt. D. rt< rđ< rv

Câu 2. Một mạch dao động điện từ lý tưởng đang dao động tự do. Tại thời điểm t = 0 điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất 10−6 s thì điện tích trên bản tụ này bằng nửa giá trị cực đại.

Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là A. 4.10−6 s.

B. 12.10−6s.

C. 6.10−6 s.

D. 3.10−6 s.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT …

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

---ĐỀ SỐ 10

Câu 3. Một ánh sáng đơn sắc màu lam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

A. màu tím và tần số f.

B. màu lam và tần số l,5f.

C. màu lam và tần số f.

D. màu tím và tần số l,5f

Câu 4. Phát biểu nào sau đây làsaikhi nói về ánh sáng đơn sắc ? A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Trong cùng một môi trường truyền (có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1), vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.

C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng vận tốc.

D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng lục lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.

Câu 5. Mạch chọn sóng của một máy thu sóng vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,4

 H và tụ điện có điện dung C1thay đổi được.Điều chỉnh C1= 10

9 pF thì mạch này thu được sóng điện từ có bước sóng bằng A. 100 m.

B. 400 m.

C. 200 m.

D. 300 m.

Câu 6. Một sóng siêu âm (có tần số 0,33 MHz) truyền trong không khí với tốc độ là 330 m/s. Biết tốc độ ánh sáng trong không khí là 3.108 m/s.

Tần số của một sóng điện từ, có cùng bước sóng với sóng siêu âm nói trên, có giá trị

A. 3.105Hz.

B. 3.107Hz.

C. 3.109Hz.

D. 3.1011Hz.

Câu 7. Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.

B. Tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.

D. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.

Câu 8. Điều nào sau đây làsaikhi so sánh tia Rơnghen và tia tử ngoại?

A. Có khả năng gây phát quang cho một số chất.

B. Cùng bản chất là sóng điện từ.

C. Đều được dùng để chụp điện, chiếu điện.

D. Đều có tác dụng lên kính ảnh.

Câu 9.Trong thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại và tia tử ngoại dụng cụ nào được sử dụng.

A. quang trở.

B. tế bào quang điện C. pin nhiệt điện.

D. pin quang điện.

Câu 10. Ánh sáng đơn sắc có tần số 6.1014 Hz truyền trong chân không với bước sóng 500 nm. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt ứng với ánh sáng này là 1,52. Tần số của ánh sáng trên khi truyền trong môi trường trong suốt này

A. lớn hơn 6.1014Hz còn bước sóng nhỏ hơn 500 nm.

B. vẫn bằng 6.1014Hz còn bước sóng lớn hơn 500 nm.

C. vẫn bằng 6.1014Hz còn bước sóng nhỏ hơn 500 nm.

D. nhỏ hơn 6.1014Hz còn bước sóng bằng 500 nm.

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 5 điểm)

Bài 1 ( 1 điểm). Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 40 đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu 2 tia sáng này với lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Biết góc lệch của tia ló so với tia tới tính theo công thức D = (n – 1) A. Góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính xấp xỉ bằng bao nhiêu?

Bài 2 (2,5 điểm). Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, chiếu đồng thời vào hai khe hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,42 μm và λ2= 0,525 μm.

Hệ thống vân giao thoa được thu trên màn, tại điểm M trên màn là vân

sáng bậc 4 của bức xạ λ1, và điểm N là vân tối thứ 19 của bức xạ λ2. Biết M và N nằm về hai phía so với vân sáng trung tâm. Trừ hai điểm M, N thì trong khoảng MN có bao nhiêu vân sáng ?

Bài 3 ( 1,5 điểm). Mạch dao động gồm cuộn cảm có hệ số tự cảm 0,50 mH, tụ điện có điện dung 5,0 μF đang có dao động điện từ tự do. Khi cường độ dòng điện trong mạch là 20 mA thì điện tích của một bản tụ điện là 0,75 μC. Suất điện động cảm ứng cực đại xuất hiện trong cuộn cảm là bao nhiêu ?

---HẾT---SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh thì phải có nhiệt độ

A. bất kì.

B. trên 0oC.

C. cao hơn nhiệt độ môi trường.

D. trên 2000oC.

Câu 2. Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng gì ?

A. Tán sắc ánh sáng.

B. Giao thoa ánh sáng.

C. Nhiễu xạ ánh sáng.

D. Khúc xạ ánh sáng.

Câu 3.Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng là hai sóng ánh sáng gặp nhau phải

A. cùng tần số.

TRƯỜNG THPT …

NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

---ĐỀ SỐ 11

B. là hai sóng ánh sáng kết hợp.

C. cùng biên độ.

D. có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

Câu 4. Tia X là sóng điện từ có

A. tần số lớn hơn tần số của tia tử ngoại.

B. tần số nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.

C. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.

D. bước sóng lớn hơn 380 nm.

Câu 5. Mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 10 (μF) và cuộn dây có hệ số tự cảm 0,1 (H). Tại một thời điểm điện áp giữa hai bản tụ là 4 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,03 (A). Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. 0,02 A.

B. 0,03 A.

C. 0,04 A.

D. 0,05 A.

Câu 6. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn dây có hệ số tự cảm 4 (μH) và một tụ điện có điện dung 20 (nF). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Xác định bước sóng điện từ mà mạch có thể thu được.

A. 533 m.

B. 260 m.

C. 270 m.

D. 280 m.

Câu 7. Chiếu chùm sáng hẹp đơn sắc song song màu lục theo phương vuông góc với mặt bên của một lăng kính thì tia ló đi là là trên mặt bên thứ hai của lăng kính. Nếu thay bằng chùm sáng gồm ba ánh sáng đơn sắc:

cam, chàm và tím thì các tia ló ra khỏi lăng kính ở mặt bên thứ hai A. chỉ tia cam.

B. gồm tia chàm và tím.

C. chỉ có tia tím.

D. gồm tia cam và tím.

Câu 8. Khi nói về tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy, phát biểu nào sau đây làsai?

A. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có cùng bản chất.

B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có thể gây ra hiện tượng quang điện.

C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và ánh sáng nhìn thấy đều có tác dụng lên kính ảnh.

D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy không bị lệch hướng trong điện trường, còn tia X bị lệch hướng trong điện trường.

Câu 9. Trong thí nghiệm giao thoa I−âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh thu được lần lượt là i1= 0,8 mm và i2 = 1,2 mm. Điểm M trên màn là vị trí trùng nhau của hai vân sáng của hai hệ. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có thể bằng

A. 3,2 (mm).

B. 2,0 (mm).

C. 4,8 (mm).

D. 2,8 (mm).

Câu 10. Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng của ánh sáng đơn sắc là 0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn 3 m. Hai điểm MN trên màn nằm cùng phía với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 0,4 cm và 1,8 cm. Số vân sáng giữa MN là

A. 11.

B. 15.

C. 10.

D. 9.

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 5 điểm)

Bài 1 ( 1 điểm). Một lăng kính có góc chiết quang 5°, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ là 1,643 và đối với ánh sáng tím là 1,685. Chiếu một chùm sáng trắng hẹp song song tới mặt bên của lăng kính theo phương gần vuông góc cho chùm ló ở mặt bên kia. Biết góc lệch của tia ló so với tia tới tính theo công thức D = (n − 1)A. Góc hợp bởi tia ló màu đỏ và màu tím là bao nhiêu?

Bài 2 (2,5 điểm). Trong thí nghiệm giao thoa I-âng, trên đoạn MN của màn quan sát khi dùng ánh sáng vàng có bước sóng 0,6 μm thì quan sát được 17 vân sáng (tại M, N là vân sáng và ở giữa là vân sáng trung tâm)

nếu dùng ánh sáng có bước sóng 0,48 μm thì số vân sáng quan sát được trên MN là bao nhiêu?

Bài 3 (1,5 điểm). Một mạch dao động LC lí tưởng có cuộn dây có độ tự cảm 40 mH và tụ điện có điện dung 25μF, lấy π2=10, điện tích cực đại của tụ 6.10−10 C. Khi điện tích của tụ bằng 3.10−10C thì dòng điện trong mạch có độ lớn là bao nhiêu ?

---HẾT---SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của I - âng, khoảng cách từ vân tối thứ 3 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 bên kia vân trung tâm cách nhau 13,5mm. Khoảng vân bằng

A. 1,59 mm B. 1,8 mm C. 2,7 mm D. 1,42 mm

Câu 2. Trong sơ đồ của máy phát thanh vô tuyến điện,khôngcó mạch A. tách sóng.

B. phát dao động cao tần.

C. biến điệu.

D. khuếch đại.

Câu 3.Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 6 vân tối liên tiếp là 3 mm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân trung tâm là

A. 3 mm

TRƯỜNG THPT …

NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: VẬT LÍ 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

---ĐỀ SỐ 12

B. 3,3 mm C. 2,5 mm D. 2,8 mm

Câu 4.Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, biết a

= 2 mm, D =1 m, λ = 0,6 μm. Tại điểm M cách vân sáng chính giữa 1,65 mm có

A. vân tối thứ 5.

B. vân tối thứ 4.

C. vân sáng bậc 5.

D. vân tối thứ 6.

Câu 5. Trong mạch dao động lí tưởng, năng lượng nào được bảo toàn ? A. Năng lượng cảm ứng.

B. Năng lượng từ trường.

C. Năng lượng điện trường.

D. Năng lượng điện từ.

Câu 6. Chiết suất của thủy tinh có giá trị

A. nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng đơn sắc truyền qua.

B. lớn nhất đối với ánh sáng đỏ.

C. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.

D. lớn nhất đối với ánh sáng tím.

Câu 7. Trong mạch dao động điện từ lí tưởng có dao động điện từ điều hoà với tần số góc 5.106 rad/s. Khi điện tích tức thời của tụ điện là 3.108C thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch i = 0,05 A. Điện tích lớn nhất của tụ điện có giá trị

A. 3,2. 10−8C.

B. 3,0.10−8C.

C. 2,0.10−8C.

D. l,8. 10−8C.

Câu 8. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một tụ điện có điện dung 100 (pF) và cuộn cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Để thu được sóng điện từ thuộc dải sóng cực ngắn thì L thay đổi trong phạm vi nào?

A. 0,028 pH đến 0,28 µH.

B. 0,28 pH đến 2,8 µH.

C. 0,28 pH đến 0,28 µH.

D. 0,028 pH đến 2,8 µH.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây làsaikhi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ là sóng ngang.

B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.

C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.

D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

Câu 10. Hiện tượng nào sau đâykhông khẳng định ánh sáng có tính chất sóng ?

A. Phản xạ ánh sáng.

B. Giao thoa ánh sáng.

C. Hiện tượng quang điện.

D. Khúc xạ ánh sáng.

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 5 điểm)

Bài 1 (2,5 điểm). Trong thí nghiệm giao thoa I-âng thực hiện đồng thời hai bức xạ đơn sắc với khoảng vân trên màn ảnh lần lượt là 0,48 mm và 0,54 mm. Tại hai điểm A, B trên màn cách nhau một khoảng 8,64 mm là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó. Hỏi trên AB có mấy vạch sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân.

Bài 2 (1,5 điểm).Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 2 μH và tụ điện có điện dung 2 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Biết năng lượng của mạch tính theo công thức W

= 0,5Cu2 + 0,5Li2. Khoảng thời gian giữa ba lần liên tiếp mà năng lượng điện trường của tụ điện có độ lớn cực đại là bao nhiêu?

Bài 3 (1 điểm). Chiếu một tia sáng trắng từ không khí vào một bản thuỷ tinh có bề dày 5 cm dưới góc tới 80°. Biết chiết suất của thủy tinh đối với tia đỏ và tia tím lần lượt là 1,472 và 1,511. Tính khoảng cách giữa hai tia ló đỏ và tím